ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 10-10-24 04:57:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lợi ích kép từ điện năng lượng mặt trời

Báo Cà Mau Ðược xem là nguồn năng lượng sạch và gần như vô tận, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nguồn cung cấp từ điện lưới quốc gia quá tải và không ổn định thì điện năng lượng mặt trời (NLMT) được nhiều người dân, doanh nghiệp lựa chọn. Qua quá trình sử dụng, những tấm pin NLMT đã phát huy được lợi ích kép.

Sau nhiều lần đắn đo, tìm hiểu kỹ lưỡng, từ tháng 5 năm nay, anh Mạch Phi Long (ấp Bào Sơn, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau) quyết định lắp đặt và đưa vào sử dụng hệ thống điện NLMT áp mái, công suất 25 kW. Hệ thống gia đình anh Long đang sử dụng thuộc loại bám tải lưu trữ và không lệ thuộc vào điện lưới, sẵn sàng cung cấp đủ nguồn điện sinh hoạt cho cả gia đình với đầy đủ các thiết bị như: tivi, tủ lạnh, máy giặt, đặc biệt là hệ thống máy điều hoà trong đợt cao điểm nắng nóng vừa qua.

Hệ thống tấm pin NLMT được lắp đặt trên mái nhà anh Mạch Phi Long.

Hệ thống tấm pin NLMT được lắp đặt trên mái nhà anh Mạch Phi Long.

Anh Long cho biết: “Trước khi lắp hệ thống điện NLMT, tiền điện gia đình tôi xài mỗi tháng từ 6-6,5 triệu đồng, nhưng sau khi trải qua 2 tháng lắp đặt thì tiền điện giảm còn 600-700 ngàn đồng/tháng, đơn cử như trong tháng 7 vừa qua, tiền điện tôi đóng chỉ hơn 600 ngàn đồng”.

Hệ thống lưu trữ điện giúp gia đình anh Long (bên trái) không lệ thuộc quá nhiều vào lưới điện quốc gia.

Không chỉ các hộ dân, một số địa phương đã triển khai lắp đặt đèn NLMT để thay thế các bóng đèn sử dụng điện lưới quốc gia. Ðiển hình như mô hình Thắp sáng đường quê tại ấp Ngã Bát, xã Biển Bạch, huyện Thới Bình. Mô hình sử dụng 100% đèn NLMT dọc hơn 2 km đường nông thôn, với tổng cộng hơn 20 bóng đèn. Sau hơn 2 năm triển khai, mô hình đã phát huy được lợi ích kép, vừa tiết kiệm tiền điện cho người dân lẫn chính quyền địa phương, vừa đảm bảo được an ninh trật tự ở địa bàn giáp ranh. Theo địa phương, hiện mô hình đã được nhân rộng ở các ấp khác trên địa bàn xã, chi phí đầu tư ban đầu từ nguồn xã hội hoá, mỗi bóng đèn có giá hơn 1 triệu đồng, mỗi lần nạp đầy năng lượng trong điều kiện đủ nắng sẽ phục vụ thắp sáng được 24 giờ (tương đương  2 đêm).

Theo Công ty Ðiện lực Cà Mau, hiện đơn vị đang quản lý hơn 1.200 khách hàng chủ đầu tư điện NLMT mái nhà, với tổng công suất 111.500 kWp. Trong 6 tháng đầu năm, công ty đã mua hơn 75.500 kWh của khách hàng điện mặt trời mái nhà.

Từ thực tế cho thấy, các thiết bị điện NLMT không chỉ giảm áp lực cho ngành điện, bảo vệ môi trường, mà sau khi sử dụng dư có thể bán ngược trở lại. Dù chi phí đầu tư khá cao, nhưng sau chu kỳ sử dụng từ 10-20 năm sẽ hoàn lại vốn.

Cán bộ xã Biển Bạch (huyện Thới Bình) triển khai lắp đặt đèn năng lượng mặt trời trên các tuyến đường nông thôn.

Anh Mạch Phi Long chia sẻ: “Khi đầu tư nguồn điện này, người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ về nhu cầu sử dụng của gia đình. Riêng tôi, bên cạnh đảm bảo các yếu tố kỹ thuật, bảo hành về sau thì những yếu tố về an toàn cháy nổ được tôi đặc biệt quan tâm. Vì thế, tôi luôn lựa chọn những thương hiệu có uy tín”.

Hiện nay, Bộ Công thương đang xây dựng cơ chế phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu nghiên cứu phương án khuyến khích, hỗ trợ tài chính cho người dân lắp đặt điện mặt trời mái nhà kết hợp với thiết bị lưu trữ để bán điện với giá nền huy động vào giờ cao điểm. Ðảm bảo song song 2 lợi ích giữa hiệu quả kinh tế cho người dân và Nhà nước có thêm nguồn điện huy động đảm bảo an ninh năng lượng./.

 

Hữu Nghĩa

 

Sông Ðốc nỗ lực xây dựng đô thị sinh thái, hiện đại

Thời gian qua, công tác xây dựng đô thị Sông Ðốc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của toàn Ðảng, toàn quân và toàn dân thị trấn nhằm xây dựng Sông Ðốc trở thành đô thị ven biển, sinh thái và hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Giải pháp tái tạo nguồn lợi cá đồng

Theo các lão nông, với địa thế và thiên nhiên ưu đãi, vùng đất rừng U Minh Hạ xưa kia nổi danh nguồn lợi cá đồng. Tuy nhiên, hiện nay nguồn lợi này ngày càng suy giảm mạnh do tác động của con người. Ðể tái tạo nguồn lợi cá đồng, không còn cách nào khác là mở rộng diện tích nuôi, giảm khai thác tự nhiên.

Quyết tâm xoá tàu “3 không”

Mặc dù ngành chức năng, chính quyền địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhưng tình hình các tàu cá “3 không” lén lút thực hiện hoạt động khai thác trên biển vẫn còn diễn ra. Để góp phần gỡ thẻ vàng, tạo kết quả tích cực trước chuyến thanh tra của EC sẽ đến Việt Nam lần thứ 5 dự kiến trong tháng 10 này, nhiều địa phương trong tỉnh quyết tâm xoá các phương tiện này trên vùng biển quản lý.

Kỳ vọng vụ lúa - tôm

Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, toàn huyện Trần Văn Thời xuống giống được hơn 3.340 ha, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Hiện tại, trà lúa đang phát triển tốt, nông dân rất phấn khởi và đặt nhiều kỳ vọng vào vụ mùa.

Diện tích xuống giống vụ lúa - tôm vượt xa so kế hoạch

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết ngày 1/10/2024, bà con vùng sản xuất lúa - tôm đã giống giống đươc  42.936 ha, tăng 15,73% so kế hoach, tăng 9,83% so cùng kỳ. Theo nhận định của ngành chuyên môn, diện tích xuống giống sẽ còn tiếp tục tăng cao trong những ngày tới.

Biến pallet xanh thành chìa khoá mở cánh cửa toàn cầu

Giữa làn sóng khởi nghiệp của thế hệ trẻ Việt, hành trình của Bùi Phương Thảo, cô gái đến từ Phường 8, TP Cà Mau, như ngọn đuốc sáng dẫn đường. Ðảm nhận vai trò Giám đốc Phát triển chiến lược tại AirX Carbon và chiến thắng Startup Wheel 2024, Thảo không chỉ thành công nhờ bản lĩnh mà còn bởi tầm nhìn vượt trội, khởi tạo niềm tin về một Việt Nam xanh hơn, bền vững hơn.

Nỗi lo dịch bệnh trên cá kèo

Những năm qua, việc tận dụng diện tích các ao, đầm tôm công nghiệp bỏ trống nuôi cá kèo đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân huyện Ðầm Dơi. Thêm nữa, vào cuối năm 2023, nhất là thời điểm tết Nguyên đán, giá cá kèo thương phẩm tăng cao nên bà con mở rộng diện tích nuôi. Tuy nhiên, vụ nuôi cá kèo năm nay gặp nhiều khó khăn, cùng với dịch bệnh gây thất thoát lớn cho hộ nuôi.

Không nên lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật

Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hiện nay đang trở nên đáng báo động khi số lượng và liều lượng thuốc sử dụng trong một vụ sản xuất ngày càng gia tăng. Điều này không chỉ làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người mà còn gây ô nhiễm đến môi trường đất và nước.

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hoạt động

Ngày 27/9, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tại chỗ và đối thoại với doanh nghiệp kết hợp thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) trên địa bàn tỉnh.

Giá lúa cao hơn cùng kỳ từ 500-2.000 đồng/kg

Nhiều bà con nông dân đang thu hoạch lúa hè thu cho biết, hiện thương lái cân lúa tươi cắt máy tại ruộng đối với giống OM18 dao động từ 7.500-7.800 đồng/kg, còn giống lúa OM5451 ở mức từ 7.000-7.300 đồng/kg, Đài Thơm 8 từ 9.000-9.500 đồng/kg, lúa ST24 và ST25 giá từ 9.700-10.500 đồng/kg. Với mức giá như trên thì bình quân giá lúa tươi được nông dân bán cao hơn từ 500-2.000 đồng/kg so với cùng kỳ.