ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 3-5-25 02:56:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Miên man ngày trở về

Báo Cà Mau

“Quê hương nếu ai không nhớ”…

Tôi sinh ra ở Cà Mau, lớn lên ở Cà Mau, nhưng chỉ “lớn” đến cái tuổi “mười bảy bẻ gãy sừng trâu” thì tôi bắt đầu “ly hương” (lần thứ nhất), khăn gói về Bạc Liêu theo học chữ (bổ túc văn hoá). Hồi ấy, duy nhất Bạc Liêu mới có trường bổ túc văn hoá dành cho cán bộ bước ra từ chiến tranh và con em cán bộ kháng chiến, nhằm tạo nguồn cho cách mạng sau này - tôi thuộc nhóm người ở vế thứ hai.

Sau khi hoàn thành sứ mệnh… bổ túc, tôi lại về Cà Mau tập tành làm báo (báo Minh Hải) ngót nghét 10 năm. Trong đó có 5 năm bôn ba đến tận Thủ đô Hà Nội để "học làm người, làm nghề và làm cách mạng" như cách “lý luận” của người làm chính trị và gắn bó với nghề báo cho đến bây giờ.

Rồi từ năm 1997, tôi lại rời nơi chôn nhau cắt rốn lần thứ hai để hoà nhập “làm người Bạc Liêu”, hít thở không khí Bạc Liêu, sống và làm việc trên quê hương Bạc Liêu - mà chắc Bạc Liêu sẽ là quê hương tôi cho đến cuối đời!

Dài dòng một chút về nơi sinh ra, vì trong tận đáy lòng, lúc nào tôi cũng cảm thấy như mình có lỗi. Cà Mau - Bạc Liêu nào có xa xôi về mặt địa lý. Ðã một thời - thời không phải ngắn là tỉnh chung, là anh em một nhà (tình cảm ấy cho đến bây giờ vẫn vẹn nguyên trong mỗi con người 2 tỉnh). Ấy vậy mà tôi vô tình biến nơi sinh ra ngày một xa, thêm xa… vì những lần trở về vơi đi, thưa thớt…

Nhiều đêm thao thức giật mình, nhưng rồi tôi vẫn bảo vệ cái “lý do chính đáng” cho dù thâm tâm… đã tự phản kháng! Nhưng thôi, ở đâu cũng là quê hương, nơi ta ở chính là nơi đất ở… kia mà!

Miên man ngày trở về

Cho đến một ngày của tháng 9/2022 - khi nhận được dòng tin của một đồng nghiệp từ thời Minh Hải, báo tin họp mặt những người làm báo nguyên là Tổng biên tập báo Ðảng địa phương thuộc đồng bằng sông Cửu Long các thời kỳ tại Cà Mau.

Vui mừng, sung sướng và hạnh phúc để được làm đứa con theo đúng nghĩa trong ngày trở về, với tâm trạng háo hức, phấn khởi, nghẹn ngào.

Buổi họp mặt hôm ấy, không chỉ là dịp để tay bắt mặt mừng, để mọi người nhìn lại một thời đã sống, làm việc, cống hiến cho đời, cho sự nghiệp báo chí.

Tôi gọi cuộc họp mặt hôm ấy là cuộc họp mặt 25 năm kể từ ngày ngôi nhà chung Minh Hải được chia tách - năm 1997. Từ mốc lịch sử đó, mỗi người một phương, mỗi người một công việc miệt mài, dấn thân… nhiều lúc cách biệt nhau, thậm chí “quên” nhau trong cuộc sống. May mà nghề báo - nghề vinh quang nhưng đầy nghiệt ngã đã níu kéo, nhắc nhở, gắn kết nhau lại.

Tôi nói “đôi lúc quên nhau trong cuộc sống thường ngày” không phải để “quan trọng hoá” công việc, mà đó là một thực tế - ngay cả quê hương Cà Mau - nơi tôi sinh ra, lớn lên, ấy vậy mà 25 năm vác ba lô về Bạc Liêu “làm dâu xứ người”, tôi cũng không nhiều lần về lại Cà Mau - cho dù lòng mình luôn đau đáu về nơi “ngón chân cái chưa khô bùn vạn dặm”, nơi tận cùng Tổ quốc để “thấy đất trời thêm rộng lớn”!

Hơn ai hết, tôi biết quê hương tôi đúng như trong câu hát “Nghe nói Cà Mau xa lắm, ở cuối cùng bản đồ Việt Nam…”. Vâng, xa thì xa, nhưng “ngại chi đường xa không tới”. Ði rồi sẽ tới kia mà?! Xin đừng ngại “đường về nhà mình xa quá má ơi” như cách nũng nịu của cố Nhà báo Trần Thanh Phương (nguyên Phó tổng biên tập báo Ðại đoàn kết) - người con của quê hương Phú Tân… để rồi trăn trở, day dứt một đời...

Sau cuộc họp mặt ấm áp ấy, hôm sau chúng tôi có hành trình về Ðất Mũi. Phải về chứ, “về để nói với nhau mấy lời” - mấy lời tự đáy lòng mình về nơi chôn nhau cắt rốn…

Với tôi, Cà Mau không chỉ là nơi tôi sinh ra, mà Cà Mau còn là người mẹ chở che, ôm ấp, nuôi dưỡng tâm hồn tôi, nung nấu trong tôi từ khi còn tấm bé về lẽ sống - làm người - về sự nghiệp - dấn thân…, trong đó có sự nghiệp báo chí mà tôi và chúng ta theo đuổi, cống hiến trọn đời.

Nhưng có điều khá nghịch lý là: tôi đến với nghề báo, “say” nghề báo… không phải vì sự ảnh hưởng của các nhà báo, mà ảnh hưởng trực tiếp ban đầu, từ khi mới biết đọc, biết viết, mới biết mặt chữ, lại là các nhạc sĩ, các nhà thơ (mà thời đó cũng chẳng phân biệt sự khác nhau giữa “văn chương, báo chí” là gì). Ðó là “Chiếc xuồng con vượt hàng trăm cây số/Cùng với tôi trở lại đất U Minh…/Nơi quê hương người thương đang ở/Chiếc lá rơi cũng xao động tâm tình”… của Nhà thơ Nguyễn Bá - một thời in đậm trong tim người dân đồng bằng. Là “Người mẹ đập rơm, dành cho du kích bát cơm vây đồn… Ðập rơm đã mấy đêm rồi, mẹ đi từ sáng, giờ này trăng đã cao”… của Nhạc sĩ Quang Phong (em ruột Nhạc sĩ Thanh Trúc, người Cà Mau) phổ thơ của Nhà thơ Thanh Minh (tức chú Bảy Minh - Phạm Văn Tri, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Minh Hải). Là “Từ trái tim em” của Nhà thơ Nguyễn Hải Tùng: “Từ trái tim em bừng tiếng nổ/Cuối trời Tổ quốc lửa dâng cao/Từ trái tim em nung thép đỏ/Chảy vào mạch sống vạn đời sau”.

Ðó là những tác giả, tác phẩm hiếm hoi thời ấy, tôi đã nghiền ngẫm, đọc đi đọc lại đến thuộc làu… Tôi xem các nhà thơ, các nhạc sĩ ấy là ân nhân, vì họ đã cho tôi động lực, tình yêu với nghề. Các chú, các anh ấy, giờ đây có người đã đi xa, có người vượt xa cái tuổi “xưa nay hiếm”! Vậy mà tôi chưa một lần về thăm, hết lần này đến lần khác, tôi tự cho phép mình lỗi hẹn; để giờ đây đành lỗi hẹn cả một đời!

Mấy dòng này xin được tạ lỗi với các chú, các anh, xin các chú, các anh với quê hương tha thứ!

… Và những day dứt

Suốt một đời làm nghề, với quê hương Cà Mau tôi có 2 sự day dứt. Ðó là “day dứt với Hàng Gòn”. Ðây cũng là tựa đề bài báo tôi viết cách đây trên 30 năm (khi còn làm báo Minh Hải). Hàng Gòn đi vào lịch sử chiến tranh như mất mát lớn nhất tỉnh bởi một trận thí nghiệm B52 của đế quốc Mỹ đã trút xuống làm 121 người chết và bị thương trong xóm dài chưa đầy 5 cây số. Tôi mong muốn chúng ta “làm một cái gì đó” để tưởng nhớ những người đã khuất, đồng thời để lên án chiến tranh, lên án tội ác của đế quốc Mỹ… Một khu chiến tích như ở Sơn Mỹ (Mỹ Lai), Quảng Ngãi chẳng hạn. Bởi nếu so sánh thời gian thì vụ “thảm sát Sơn Mỹ” cách “thảm sát Hàng Gòn” của chúng ta đúng 1 năm - 1968 Sơn Mỹ, 1969 Hàng Gòn. Về số người bị sát hại cũng xấp xỉ nhau. Tôi nghĩ ít ra cũng cần có những cuộc hội thảo khoa học để xác định tội ác tày trời của đế quốc Mỹ, để những người dân vô tội yên lòng nhắm mắt. Thật sự tôi mong, rất mong chúng ta “làm một cái gì đó”!

Day dứt thứ hai là sự kiện Bình Hưng (giờ đây thuộc huyện Phú Tân - Cà Mau). Tôi gọi đây là vụ thảm sát - vụ thảm sát kinh khủng hơn, khiếp đảm hơn, vì kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm. Một vụ thảm sát mang danh nhắm vào “Việt cộng” nhưng thực chất Nguyễn Lạc Hoá và đồng bọn Tàu Phù không từ một ai, từ người già đến trẻ em, từ đàn ông đến đàn bà (kể cả phụ nữ đang mang thai)…

Những tội ác ấy là nỗi kinh hoàng của một thời diễn ra ở Bình Hưng và nhiều vùng lân cận trên mảnh đất cuối trời này!

“Làm một cái gì đó” cho Bình Hưng là nỗi trăn trở của bao người và cả đứa con xa xứ, như tôi.

Xin được “tận dụng” "ngày trở về" để bày tỏ lòng mình vì nghề báo đòi hỏi phải nói, phải ngẫm.

Miên man ngày trở về với bao điều bâng khuâng khó tả. Bên cạnh niềm vui, hạnh phúc… vẫn đan xen nỗi trăn trở, day dứt, bồn chồn...

Bạc Liêu - Cà Mau, tháng 10/2022

 

Ghi chép của Duy Hoàng

 

Ngày giải phóng Cà Mau

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều

Thông tư 29/2024/TT-BGDÐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Câu hỏi đặt ra là việc quản lý sau đó như thế nào để không có việc “nóng” kiểm tra thời gian đầu, còn sau lại đâu vào đó? Giáo viên, phụ huynh và học sinh các cấp sẽ “sống” cùng với thông tư như thế nào? Bên cạnh đó, các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đang oằn mình để đón thêm lượng học viên quá tải...

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.