ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-10-24 12:34:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mô hình mới trên bờ vuông

Báo Cà Mau Tại ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, hộ ông Quách Văn Sển tận dụng bờ vuông trồng dừa lấy củ hủ. Ðây được xem là mô hình mới nhằm khai thác hiệu quả bờ vuông tôm tăng thu nhập.

 Nông dân tham quan mô hình tận dụng bờ vuông tôm trồng dừa lấy củ hủ của hộ ông Quách Văn Sển, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ.

Kể từ khi chuyển dịch sang nuôi tôm, hầu hết nông dân trên địa bàn huyện Cái Nước thuê cơ giới gia cố bờ bao vuông nuôi với chiều ngang từ 3-5 m để phòng, chống rò rỉ nước. Do phần lớn vuông nuôi tôm cách xa khu vực nhà ở, không thuận lợi khâu nước tưới nên khó phát triển rau màu, cây ăn trái nên thường bị bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm.

Ðể khai thác hiệu quả bờ vuông tôm của gia đình, năm 2021, ông Quách Văn Sển tận dụng bờ bao của hơn 3 ha vuông tôm trồng dừa lấy củ hủ. Ông sử dụng giống dừa truyền thống có sẵn tại hộ gia đình, trồng khoảng cách từ 2-2,5 m/cây. Hiện các cây dừa có độ tuổi từ 1-3 năm, phát triển khá tốt và đang cho thu hoạch. Giá bán 100 ngàn đồng/củ hủ. Sau khi dừa được thu hoạch, ông tiến hành trồng bổ sung cây mới ngay, cứ thế trên bờ vuông tôm luôn duy trì khoảng 5 ngàn cây.

Ông Quách Văn Sển chia sẻ kinh nghiệm trồng dừa lấy củ hủ.

Ưu điểm của mô hình là cây dừa thích ứng khá tốt điều kiện hạn mặn. Những tháng mùa khô không phải tưới nước, bón phân vẫn phát triển tốt, tiết kiệm chi phí và công chăm sóc. Bên cạnh đó, trồng dừa còn hạn chế được cỏ dại phát sinh trên bờ vuông tôm.

Huyện Cái Nước có tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên 30.000 ha, trong đó bờ vuông tôm chiếm khoảng 20%, tương đương 6.000 ha. Nếu áp dụng mô hình trồng dừa lấy củ hủ như hộ ông Quách Văn Sển thì không chỉ tạo nguồn thực phẩm sạch phục vụ nhu cầu đời sống, mà còn góp phần đáng kể giúp nông dân tăng thu nhập. Theo đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã phối hợp xã Hưng Mỹ tổ chức hội thảo, nhân rộng mô hình tận dụng bờ vuông tôm trồng dừa lấy củ hủ.

Ông Lưu Minh Thệ, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Hưng Mỹ, cho biết: “Mô hình tận dụng bờ vuông tôm trồng dừa lấy củ hủ của hộ anh Quách Văn Sển rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương. Hội Nông dân xã sẽ tuyên tuyền, nhân rộng mô hình này trong hội viên"./.

 

Việt Tiến

 

Tận dụng vườn tạp trồng lúa sạch

Thay vì tận dụng bờ bao vuông tôm và phần đất trống quanh nhà trồng rau màu để tăng thu nhập, hiện nhiều hộ tại ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú có cách làm sáng tạo, đó là chuyển đổi sang trồng lúa sạch 2 vụ/năm, phục vụ nhu cầu đời sống hằng ngày cho gia đình. Mô hình này đang được chính quyền địa phương vận động bà con nông dân nhân rộng.

Tăng thu nhập từ làm giá đỗ truyền thống

Đã qua, việc một số người lạm dụng hoá chất để làm giá đỗ khiến người tiêu dùng hết sức hoang mang khi không biết có mua phải sản phẩm có hại này không. Thế nhưng, đối với anh Lê Nguyễn Hùng Cường, 37 tuổi, ấp Ba Dinh, xã Ðịnh Bình, TP Cà Mau, nhờ cách làm giá sạch truyền thống mà sản phẩm giá của anh đã giữ uy tín suốt gần 10 năm qua.

Tổng sản phẩm khu vực ngư, nông, lâm nghiệp tăng 3,3% so với cùng kỳ

Trong 9 tháng đầu năm 2024, ngàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh có bước phát triển, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) khu vực ngư, nông, lâm nghiệp tăng 3,3% so cùng kỳ, sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đều tăng so cùng kỳ. Diện tích nuôi tôm ổn định, kết hợp nuôi một số loài thuỷ sản khác có hiệu quả.

30 cán bộ tham dự tập huấn và thử nghiệm hệ thống theo dõi sản xuất lúa - RiceMoRe

Ngày 14/10, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức tập huấn và thử nghiệm Hệ thống theo dõi và báo cáo hoạt động sản xuất Lúa - RiceMoRe cho 30 cán bộ kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Nơi nào có nông dân, nơi đó có tổ chức hội

Những năm qua, các cấp hội nông dân trong tỉnh không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; lấy lợi ích của tập thể và hội viên làm động lực để tập hợp nông dân vào tổ chức hội. Qua đó, góp phần củng cố, xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh, không ngừng phát huy nguồn lực của hội viên, nông dân tham gia phát triển kinh tế, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới (NTM).

Phát triển kinh tế đêm cần cơ chế đặc thù

TP Cà Mau là đô thị trung tâm của tỉnh, thu hút nhiều khách du lịch khắp nơi đến tham quan, trải nghiệm ẩm thực đường phố, các chương trình nghệ thuật... Ðề án phát triển kinh tế đêm tỉnh Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, sẽ là động lực để TP Cà Mau phát triển kinh tế.

Phủ xanh đất lâm phần

Màu xanh của hoa kiểng, cây trái trên đất vườn nhà ông Sầm Văn Chùm đã lấn át màu nâu đỏ đặc trưng của vùng đất phèn nặng Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời.

Gia tăng giá trị con tôm

Huyện Ngọc Hiển có hơn 23.000 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, chủ lực là con tôm. Mỗi năm, huyện khai thác hơn 24 ngàn tấn tôm sạch cung ứng cho thị trường. Từ nguồn tôm nguyên liệu chất lượng, người dân đã khéo léo chế biến nên nhiều sản phẩm đặc sản, đặc trưng, được gắn sao OCOP, góp phần đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao giá trị, vị thế cho con tôm vùng rừng ngập mặn.

Trí Lực đổi thay nhờ công nghệ

Xã Trí Lực (huyện Thới Bình) nay có nhiều thay đổi về kinh tế, an ninh xã hội ổn định nhờ mạnh dạn áp dụng nhiều phương pháp canh tác và công nghệ số.

Còn sức khoẻ là còn lao động

“Còn sức khoẻ là còn lao động, còn trí tuệ là còn cống hiến”, hội viên người cao tuổi (NCT) trên địa bàn TP Cà Mau vẫn hăng say lao động sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp tích cực cho kinh tế của địa phương. Ðiển hình như một số hội viên NCT ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau.