ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-4-25 03:30:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mùa chụp đìa

Báo Cà Mau Vào mùa hạn, khi những cánh đồng nhấp nhô rơm rạ, các con kênh khô nước cũng là lúc vào mùa chụp đìa. Ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, mùa này là lúc bà con nô nức cùng nhau vần công để chụp đìa, chia cá. Dân ở xứ cá đồng cũng vui lây vì có thêm thu nhập lúc nông nhàn.

Tại ấp Trùm Thuật, xã Khánh Hải, từ tờ mờ sáng, cánh đàn ông đã bắt đầu ra đồng dọn bờ, chuẩn bị một số công cụ để chụp đìa, sậy được ghim lưới, khoảng hơn 30 phút sau bắt đầu lên lưới. Rất đông đàn ông, thanh niên, phụ nữ, các em nhỏ... cũng đến ao để xem chụp đìa, từ đây tình làng nghĩa xóm thêm thắt chặt.

Vào mùa chụp đìa, không khí rộn ràng cả vùng quê.

Vào mùa chụp đìa, không khí rộn ràng cả vùng quê.

Năm nay, nhờ bảo vệ được nguồn cá đồng nên đìa của ông Ðinh Văn Út, ấp Trùm Thuật, thu hoạch được rất nhiều cá. Cá sau khi được kéo lên thì chị em sẽ lựa, cá nào lớn thì bán, còn một số để lại ăn, đãi khách... Do cá đồng tự nhiên nên rất nhiều người đặt mua, chủ yếu là cá lóc, cá dầy, cá trê, cá rô... Chỉ tính riêng cá lóc, gia đình ông Út thu hoạch hơn 30 kg, tính luôn các loại cá khác cũng được hơn 15 triệu đồng.

Nhờ bảo vệ được nguồn lợi cá đồng nên rất đa dạng các loại cá được khai thác.

Nhờ bảo vệ được nguồn lợi cá đồng nên rất đa dạng các loại cá được khai thác.

Nhờ bảo vệ được nguồn lợi cá đồng nên rất đa dạng các loại cá được khai thác.

Nhờ bảo vệ được nguồn lợi cá đồng nên rất đa dạng các loại cá được khai thác.

Ðược biết, từ khi có Chỉ thị 17 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh thì nguồn lợi cá đồng đã dần hồi phục, người dân dần ý thức hơn trong việc khai báo và giao nộp các thiết bị xung điện... Các ngành, các cấp địa phương trong tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt công tác này qua giải pháp tuyên truyền, xử lý vi phạm, để bảo vệ nguồn lợi cá đồng.

Cá nhỏ, chủ đìa thả lại để làm giống cho năm sau.

Cá nhỏ, chủ đìa thả lại để làm giống cho năm sau.

Ông Phạm Thành Ðược, Chủ tịch UBND xã Khánh Hải,  thông tin: “Gần đây lúa có giá, nhiều người ban liếp xuống để làm ruộng. Ðảng uỷ, UBND xã vận động bà con cải tạo, lên liếp, mương sâu để khi bơm tát nước có chỗ cho cá trú ẩn; khi lấy nước vô thì cá trở ra ngoài ruộng lớn lên. Chụp đìa rất tốt, khi chụp thì bắt cá lớn, còn cá nhỏ thì thả lại làm giống, từ đó duy trì được nguồn lợi cá đồng”.

Cùng nhau nướng và thưởng thức cá đồng sau thu hoạch.

Cùng nhau nướng và thưởng thức cá đồng sau thu hoạch.

 

Nhật Minh - Anh Quốc thực hiện

 

Ðổi mới để nuôi tôm hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động nên đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trong huyện đã đổi mới, sáng tạo và thành công với nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, trong đó có không ít mô hình là sáng kiến mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng.

Tạo động lực bứt phá cho ngành tôm

Ngành tôm - ngành kinh tế mũi nhọn, tiếp tục giữ vai trò chủ lực đóng góp cho phát triển kinh tế tỉnh, đóng góp 49% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2024, ước đạt 7.476 tỷ đồng. Không chỉ mang lại nguồn thu lớn, góp phần đưa Cà Mau vươn tầm trên bản đồ thuỷ sản Việt Nam và thế giới, ngành tôm còn tạo sinh kế bền vững cho hàng trăm ngàn hộ dân, thúc đẩy mô hình hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ.

Về xứ rừng bắt cá làm khô

Vùng đất ven biển Tây nói chung, rừng ngập mặn Mũi Cà Mau nói riêng có hệ sinh thái phong phú. Ðặc biệt, xứ này có nhiều hải sản sinh sống, phổ biến nhất là loài giáp xác, tôm, cá... Ngư dân đánh bắt, chế biến nhiều món ăn dân dã hấp dẫn, đặc biệt là các món khô: cá chét, cá đối, cá cơm...

Doanh nghiệp, người nuôi cùng bắt tay thúc đẩy đột phá ngành hàng tôm

Đó là mong muốn của Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại tại Hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch phát triển sản xuất đột phá ngành hàng tôm vào sáng nay (22/3). Đồng chủ trì hội nghị có Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử, Phó giám đốc phụ trách Sở Nông nghiệp và Môi trường Châu Công Bằng cùng hơn 280 đại biểu là đại diện các doanh nghiệp lĩnh vực ngân hàng; các tổ chức phi chính phủ, các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ thuỷ sản và người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.

Trữ nước ngọt sản xuất mùa hạn

Ngay từ đầu mùa khô, huyện Trần Văn Thời đã đóng tất cả các cống thuỷ lợi vùng ngọt hoá, giúp người dân vừa trữ nước ngọt nuôi cá, trồng màu, vừa phục vụ làm du lịch.

Nuôi cá bống tượng trên đất mặn

Sau thời gian nuôi tôm công nghiệp không hiệu quả, gia đình chị Ðặng Thị Ái, 40 tuổi, hội viên phụ nữ ấp Xẻo Ðước, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân áp dụng thành công mô hình nuôi cá bống tượng trong đầm tôm công nghiệp bỏ trống, mang lại hiệu quả kinh tế cao gần 10 năm qua.

Tăng thu nhập nhờ chuyển đổi cây trồng phù hợp

Thực hiện chương trình chuyển đổi giống cây trồng, tăng thu nhập cho lao động nữ tại địa phương, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn triển khai cho hội viên thực hiện nhiều mô hình chuyển đổi những loại cây trồng kém hiệu quả, thu nhập thấp, tốn công chăm sóc, chi phí cao sang cây trồng chi phí chăm sóc thấp, mang lại thu nhập khá. Một trong những hộ thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi này là gia đình chị Ðào Mộng Thảo, thuộc ấp Cái Nai, xã Hàm Rồng.

Chủ động nguồn nước trồng rẫy mùa hạn

Với hy vọng mùa màng bội thu, nông dân trồng rẫy ở ấp Kinh Ðứng B, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời chủ động nguồn nước trong sản xuất với nhiều cách làm hay, sáng tạo, linh hoạt thích ứng tình hình thời tiết.

Khó khăn trong khâu cày ải

Do mùa mưa năm 2024 kéo dài, làm cho mặt ruộng ẩm ướt nên hiện tại nông dân các xã vùng ngọt hoá của huyện Trần Văn Thời gặp khó khăn trong việc cày ải, chuẩn bị sản xuất vụ lúa hè thu sắp tới.

Giá lúa vẫn giảm sâu

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), đến thời điểm này, toàn tỉnh đã thu hoạch vụ lúa đông xuân trên 34.400 ha, đạt 97,8%. Tuy nhiên, giá lúa hiện nay vẫn giảm sâu so với cùng kỳ, trung bình ước giảm từ 2-4 ngàn đồng/kg, ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của người dân.