ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 9-5-25 17:44:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nông trại rau sạch công nghệ cao

Báo Cà Mau Những năm gần đây, mô hình trồng rau sạch công nghệ cao bằng phương pháp thuỷ canh đã được áp dụng ở Cà Mau nhưng với quy mô nhỏ, chủ yếu là để sử dụng trong gia đình. Riêng anh Phạm Văn Biển (sinh năm 1973, ở Ấp 2, xã An Xuyên, TP Cà Mau) chọn đầu tư mô hình này với quy mô lớn theo chuẩn VietGAP OCOP 3 sao, cung cấp độc quyền cho hệ thống siêu thị ở Cà Mau mỗi tháng trên 2 tấn các loại rau sạch.

Khu ươm hạt giống được xử lý khuẩn triệt để nhằm cho ra đời những mầm rau khoẻ mạnh, không nhiễm bệnh ngay khâu đầu vào.

Chất lượng nước là khâu quyết định của vườn rau. Anh Biển thường xuyên kiểm tra nồng độ PH, dưỡng chất trong nước cung cấp cho vườn rau.

Để biến đam mê của mình thành hiện thực, năm 2021, anh Biển khăn gói lên TP Hồ Chí Minh, Đà Lạt tìm đến các cơ sở để tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật. Đến giữa năm 2022, anh về địa phương xây trang trại trên 1.000 m2 cùng các trang thiết bị với tổng đầu tư gần 2 tỷ đồng để trồng rau sạch thuỷ canh.

Hiện anh trồng 16 loại rau ăn lá như: cải ngồng, bó xôi, xà lách mỡ, lô lô, batavia, cải xanh, rau dền… Sau 25-30 ngày gieo hạt, chăm sóc bằng các chế phẩm sinh học thuỷ canh công nghệ cao thì thu hoạch.

Sản phẩm của nông trại được kiểm nghiệm, phân tích định kỳ đều đạt các chỉ tiêu VietGAP. Rau có nguồn dinh dưỡng cao, ăn ngon, ngọt, thời gian bảo quản lâu hơn các loại rau cùng loại đang có mặt trên thị trường, được người tiêu dùng chấp nhận và phản hồi tích cực.

Vườn rau 1.000m2 của gia đình anh Biển được đầu tư trang thiết bị hiện đại với quy trình khép kín, đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Sau khi trồng khoảng 25-30 ngày thì thu hoạch. Mỗi ngày, anh Biển thu hoạch gần 100 kg, được hệ thống siêu thị Cà Mau bao tiêu sản phẩm.

Diện tích rau vừa thu hoạch xong được trồng dặm lại để đảm bảo có nguồn gối đầu liên tục.

Với sự đầu tư trang thiết bị hiện đại và sản xuất theo quy trình khép kín, sản phẩm rau sạch thuỷ canh của anh Biển được hệ thống siêu thị Co.opmart và Co.opfood chi nhánh Cà Mau bao tiêu sản phẩm mỗi ngày khoảng 100 kg rau các loại, doanh thu 3-4 triệu đồng/ngày.

Cắt tỉa, vệ sinh, đóng gói sản phẩm trước khi giao cho khách hàng.

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao theo tiêu chuẩn VietGAP là mục tiêu của các nhà đầu tư và là xu hướng lựa chọn yêu thích của người tiêu dùng. Trang trại rau sạch thuỷ canh của anh Biển là một hướng đi đúng với tiềm năng và triển vọng rất lớn./.

 

Thanh Quang

 

Cần chính sách đặc thù cho nông nghiệp tạo đột phá

Với đặc thù của vùng đất, kinh tế Cà Mau dựa phần lớn vào phát triển nông nghiệp, sản xuất trên lĩnh vực này chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng thể nền kinh tế của địa phương. Nhiều ngành hàng nông nghiệp trở thành kinh tế chủ lực của tỉnh như thuỷ sản (chủ yếu từ con tôm, cua), trồng cây lấy gỗ (tràm, keo lai).

Từ nghĩ khác đến làm khác

Là một trong những chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo (KHCN,ÐMST), PGS.TS Vũ Hải Quân, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Ðảng uỷ, Giám đốc Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, cho rằng: “Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KHCN,ÐMST và chuyển đổi số quốc gia, không chỉ là sự thay đổi trong hành động, mà còn là sự thay đổi trong tư duy. Từ “nghĩ khác” đến “làm khác”, Nghị quyết này khuyến khích các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp (DN) và nhà khoa học dám nghĩ lớn, làm lớn, chấp nhận rủi ro để tạo ra những đột phá có tính chất thay đổi cục diện”.

Giúp dân thoát nghèo bền vững

Những năm gần đây, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Bắt cá bè trên biển Tây

Cá bè thường xuất hiện vào khoảng tháng 4 ở vùng biển Tây Cà Mau và nhiều khu vực khác tuỳ theo mùa. Mùa khai thác cá bè thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Ðây là thời điểm biển êm, cá bơi theo từng bầy nhỏ nên việc khai thác loài cá này cũng khá dễ dàng. Ngư dân có kinh nghiệm sẽ xác định được toạ độ, nơi cá xuất hiện nhiều để khai thác.

Lợi ích khi liên kết

Những năm gần đây, mô hình kinh tế tập thể tại xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã phát huy vai trò làm cầu nối để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp, đồng thời giúp các thành viên thay đổi hình thức sản xuất, cùng đoàn kết để phát triển, góp phần nâng cao thu nhập.

Ðể lợi thế thành giá trị thực

Nông nghiệp Cà Mau dù vẫn còn nhiều khó khăn, song đang từng bước hội nhập với xu hướng cả nước và thế giới. Thời gian qua, các thành tựu của khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, cho ra đời nhiều mô hình sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Nông dân vùng mặn trồng màu tăng thu nhập

Hiện nay, ngoài nuôi thuỷ sản là nghề chính, nhiều hộ dân ở huyện Ngọc Hiển tận dụng đất trống quanh nhà, bờ bao vuông tôm, đất dọc các tuyến lộ của gia đình để trồng rau màu tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Chị em sẻ chia mô hình sinh kế

Trung tuần tháng 4 vừa qua, đoàn phụ nữ xã Khánh Tiến, huyện U Minh có chuyến đi học tập kinh nghiệm mô hình sinh kế. Ðối với chị em, đây không đơn thuần chỉ là một chuyến đi, mà còn là hành trình mở ra hy vọng tìm được hướng đi mới bền vững, giúp nâng cao đời sống.

Hướng sản xuất lúa hè thu có lãi trên 30%

Theo kế hoạch, vụ lúa hè thu năm nay, toàn tỉnh xuống giống 35.244 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện: Trần Văn Thời 28.954 ha, U Minh 3.280 ha, Thới Bình 530 ha và TP Cà Mau 2.480 ha.

Ðổi mới tư duy thu hút đầu tư

Cà Mau không chỉ được biết đến như một địa danh thiêng liêng gắn liền với vị trí địa lý nơi cực Nam Tổ quốc, mà còn là vùng đất trù phú, hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát triển kinh tế bền vững. Trong suốt 50 năm kể từ ngày giải phóng miền Nam, đất nước thống nhất, Cà Mau đã không ngừng chuyển mình, từng bước khẳng định vị thế trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.