ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-9-24 06:21:33
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mưu sinh nghề mua bán phế liệu

Báo Cà Mau Len lỏi khắp ngõ hẻm, trên các đường phố tìm mua những thứ bỏ đi để bán lại kiếm lời, hằng ngày, những người sống bằng nghề mua bán phế liệu luôn tất bật với cuộc mưu sinh.

Len lỏi khắp ngõ hẻm, trên các đường phố tìm mua những thứ bỏ đi để bán lại kiếm lời, hằng ngày, những người sống bằng nghề mua bán phế liệu luôn tất bật với cuộc mưu sinh.

Nghề này tuy thu nhập không cao nhưng được xem là nghề sống được. Trên chiếc xe ba gác, những người làm nghề mua bán phế liệu cứ rong ruổi khắp các nẻo đường từ công viên, chợ, đến các khu đông dân cư để tìm mua các vật dụng phế thải như: sắt, thép, chai, lọ, vỏ lon bia, giấy vụn… Ðến cuối ngày, họ tập trung tại các điểm thu mua phế liệu, bán lại những thứ đã mua được để kiếm lời.

Chị Nguyễn Thị Lộc hằng ngày đạp xe khắp ngõ hẻm, khu dân cư để mua phế liệu.

Quê tỉnh Quảng Nam vào Cà Mau sinh sống hơn 30 năm, hiện gia đình đang thuê nhà trọ tại phường 5, TP Cà Mau, làm nghề mua bán phế liệu hơn 18 năm, ông Trần Văn Thìn tâm sự: “Vợ tôi qua đời hơn 5 năm rồi, mình tôi phải chèo chống nuôi 2 con ăn học. Thời gian đầu, tôi đi làm thuê đủ các nghề như thợ hồ, bốc vác... Thấy nghề làm mướn bấp bênh, phải đi xa nhà, không có ai chăm sóc con cái nên tôi đã nghỉ làm và chuyển sang mua bán phế liệu. Với số tiền dành dụm và vay mượn thêm chút ít, tôi mua chiếc xe ba gác. Lao động kiếm sống thì nghề nào cũng nặng nhọc, nhưng nghề mua bán phế liệu được cái ngày nào cũng làm được, không theo thời vụ. Hôm nào mua được nhiều, bán lại kiếm lời kha khá; hôm nào mua được ít, tôi cũng lời được vài chục ngàn đồng”.

Anh Trần Hoàng Hiệp, quê Thừa Thiên Huế, hiện sinh sống ở khóm 6, phường 5, bộc bạch: “Gia đình có 5 người con, không có cơ sở làm ra tiền để nuôi các con ăn học, đành phải cho mấy đứa nhỏ bỏ học giữa chừng, đi làm thuê để phụ giúp gia đình trang trải cuộc sống”. Anh vào Nam năm 1982, ban đầu phải đi làm thuê đủ nghề kiếm sống qua ngày. Ðến khoảng năm 1997 anh mới lập gia đình. Anh tự đóng thùng, mua chiếc xe đạp cũ để hành nghề thu mua phế liệu. Ðã hơn 15 năm rong ruổi khắp các ngõ hẻm, anh cho biết: “Nghề này cho thu nhập đều đặn và tạm đắp đổi qua ngày, có điều mỗi ngày phải chịu khó đạp xe len lỏi vào các con hẻm, khu dân cư hàng trăm cây số”.

Nhà nghèo, con cái lại đang tuổi ăn tuổi học, một mình chồng đi làm nghề mua bán phế liệu không đủ trang trải cuộc sống nên chị Nguyễn Thị Lộc cũng đi mua bán phế liệu. Chị cười nói: “Nghề nào kiếm được đồng tiền mà không cực. Nghề mua bán ve chai cũng vậy, nhưng vui vì mình đang sống bằng mồ hôi, công sức bỏ ra. Mỗi ngày tôi kiếm được 50.000-60.000 đồng, không nhiều nhưng cũng có tiền để dành, đủ nuôi các con ăn học”. 

Chiếc xe càng cồng kềnh, phế liệu càng nhiều, đồng nghĩa thu nhập của họ càng khá. Gánh nặng mưu sinh nhưng những người thu mua phế liệu vẫn không nản chí bởi từ những đồng lời mua bán phế liệu đã và đang giúp họ lo cho các con học hành, có nghề nghiệp./.

Bài và ảnh: Hồng Nhanh

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).