ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 17:04:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nan giải bài toán “ngọt hoá”

Báo Cà Mau Cà Mau là tỉnh ven biển duy nhất có ba mặt giáp biển và cũng là tỉnh duy nhất trong khu vực không có nước ngọt bổ sung từ hệ thống sông Mê Kông. Năm 2002, UBND tỉnh Cà Mau quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Bắc Cà Mau là vùng ngọt hoá. Vùng này được chia làm 5 tiểu vùng, trong đó, Tiểu vùng III (thuộc huyện Trần Văn Thời) và phần lớn của Tiểu vùng II (huyện U Minh) hiện còn giữ được ngọt hoá.

Do không có nguồn nước ngọt bổ sung cùng với ảnh hưởng biến đổi khí hậu, tình trạng hạn hán kéo dài, nước trên các sông, rạch khô cạn, ảnh hưởng đến lưu thông, vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ và mất phản áp lực nước lên bờ kênh, dẫn đến sạt lở, sụt lún đất, đường giao thông rất nghiêm trọng. Trước những thách thức đặt ra, việc rà soát tổng thể quy hoạch lại vùng ngọt hoá để đảm bảo phục vụ sản xuất, giữ lại vùng ngọt hoá của tỉnh là yêu cầu cấp thiết.

Bài 1: Thách thức giữ ngọt

Nằm trong quy hoạch vùng ngọt hoá của tỉnh, huyện Trần Văn Thời được hình thành và phát triển với đa dạng hệ sinh thái, phong phú chủng loại cây trồng, vật nuôi, các loài thuỷ sản nước ngọt và đã trở thành nét đặc trưng của vùng bán đảo Cà Mau. Song, việc giữ vùng ngọt, điều tiết nước hợp lý, đầu tư đồng bộ hệ thống thuỷ lợi để đáp ứng sản xuất trong vùng đang trở thành thách thức lớn hiện nay. 

Ða dạng hệ sinh thái

Trên vùng ngọt hoá hiện nay có trên 2.000 ha vườn chuối được nông dân quan tâm cải tạo. Hơn 7.800 ha đất lâm nghiệp, phát triển diện tích trồng rừng thâm canh 758 ha cho giá trị kinh tế cao và ổn định qua các chu kỳ. Vùng đất này còn kết hợp đa cây, đa con với 4 trang trại chăn nuôi heo tập trung, quy mô xuất chuồng 18 ngàn con/năm; 140 ha cá bổi thâm canh được duy trì phát triển và được tỉnh công nhận nhãn hiệu tập thể “Cá khô bổi U Minh”, sản phẩm OCOP, góp phần nâng cao giá trị, tiềm năng của huyện.

Nhiều năm qua, sản vật của vùng đất ngọt hoá này luôn được bảo vệ, duy trì, phát triển nhờ đầu tư hệ thống thuỷ lợi khép kín. Trong đó, hệ thống đê bao ngoài (Tiểu vùng III được giới hạn bởi đê biển Tây, đê Sông Ðốc - Tắc Thủ, đê kênh Minh Hà - Kênh 84 - kênh Ba Tĩnh) được đầu tư tương đối hoàn chỉnh.

Theo đó, hệ thống 58 cống cũng được xây dựng đảm bảo điều tiết nước (tuyến đê Minh Hà - Sông Ðốc có 26 cống; tuyến đê biển Tây 6 cống; tuyến bờ bao các ô của tiểu vùng 24 cống). Ðồng thời, đầu tư 9 trạm bơm/29 máy, tổng công suất 134.000 m3/h.

Cùng với đó, Tiểu vùng III được xây dựng 6 ô thuỷ lợi, gồm ô thuỷ lợi Khánh Bình Ðông - Trần Hợi - thị trấn Trần Văn Thời, diện tích 4.500 ha; ô thuỷ lợi Khánh Hưng 4.030 ha; ô thuỷ lợi Khánh Hải 3.474 ha; ô thuỷ lợi Khánh Bình Tây Bắc 300 ha; ô thuỷ lợi Minh Hà 300 ha; ô thuỷ lợi cánh đồng mẫu lớn xã Khánh Bình Ðông 4.230 ha.

Vùng sản xuất hệ sinh thái ngọt Tiểu vùng III Bắc Cà Mau với đặc trưng cây lúa là cây trồng chính giữ vai trò chủ lực với diện tích gần 30.000 ha, sản lượng lúa hằng năm thu về trên 330.000 tấn.

Vùng sản xuất hệ sinh thái ngọt Tiểu vùng III Bắc Cà Mau với đặc trưng cây lúa là cây trồng chính giữ vai trò chủ lực với diện tích gần 30.000 ha, sản lượng lúa hằng năm thu về trên 330.000 tấn.

Mưa ngập úng, nắng hạn khốc liệt

Mặc dù khu vực ngọt hoá của huyện đã được đầu tư khép kín hoàn chỉnh hệ thống đê bao ngoài và hệ thống cống ngăn mặn chống tràn, tiêu úng trên đê, song hằng năm, cứ vào mùa mưa, nhất là vào đầu vụ lúa hè thu và đầu vụ lúa đông xuân, sản xuất của nông dân gặp nhiều khó khăn do trong vùng thường bị ngập úng, gây thiệt hại sản xuất, mức độ tuỳ thuộc vào lượng mưa hằng năm. Ðịa hình khu vực không bằng phẳng, có vùng cao gò, vùng thấp trũng, nhưng đến nay việc xác định phân chia tiểu vùng cho phù hợp với điều kiện địa hình, điều kiện sản xuất phần lớn vẫn chưa được định hình đầu tư.

Ông Nguyễn Thế Châu, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Các ô thuỷ lợi đã được đầu tư khép kín, nhưng hệ thống cống, bờ bao thì chưa được đầu tư hệ thống trạm bơm tương thích, nên việc điều tiết nước gặp rất nhiều khó khăn, tình trạng ngập úng gây thiệt hại lúa và hoa màu khi có mưa lớn kéo dài. Cụ thể, từ đầu năm 2024 đến nay, qua 3 đợt mưa lớn, vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời do bờ bao khuôn hộ không đảm bảo, không thể bơm tiêu úng hết được, dẫn đến lúa bị ngập kéo dài, làm thiệt hại gần 615 ha của 485 hộ sản xuất".

Ðược quy hoạch vùng ngọt hoá, huyện Trần Văn Thời rất đa dạng hệ sinh thái, phong phú chủng loại cây trồng, vật nuôi, các loài thuỷ sản nước ngọt và đã trở thành nét đặc trưng của vùng bán đảo Cà Mau. (Ảnh: Nông dân ấp Cơi 6A, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời thu hoạch khổ qua).

“Nguyên nhân do hệ thống thuỷ lợi chưa đồng bộ, các vùng có cao độ thấp, phía ngoài sông triều cường cao, hệ thống cống bao ngoài của tiểu vùng không thể tiêu nước được (mực nước trong, ngoài tương đương nhau). Bên cạnh đó, việc bố trí hệ thống trạm bơm công suất chưa phù hợp, hệ thống trạm bơm đặt trên tuyến Sông Ðốc theo phương án bơm ra sông lưu lượng quá nhỏ so với yêu cầu lưu lượng tiêu toàn vùng”, ông Châu phân tích.

Theo tính toán sơ bộ, lưu lượng bơm hiện có 116.000 m3/h, lưu lượng cần để bơm 914.900 m3/h, tức là cần đến 7,8 lần trạm bơm hiện có. Riêng 2 ô thuỷ lợi nhỏ có đặt trạm bơm gồm ô thuỷ lợi Khánh Bình Tây Bắc và ô thuỷ lợi Minh Hà là có hiệu quả, nhờ bố trí công suất bơm phù hợp nên chủ động được mùa vụ.

Ông Bùi Thanh Trung, Phó bí thư Ðảng uỷ xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, bức xúc: “Ô thuỷ lợi xã Khánh Hưng được quy hoạch phục vụ sản xuất cho khu vực với diện tích khoảng 4.500 ha. Ðã qua, khu vực này chỉ có 1 trạm bơm với 5 máy, hiệu quả không cao. Ðồng thời, việc vận hành thời gian đóng, mở cống chưa sát nên chưa phát huy hiệu quả. Xã đề xuất đầu tư 5 trạm bơm cho ô thuỷ lợi này mới đảm bảo công suất bơm tháo nước, theo đó, gia cố bờ bao để đảm bảo sản xuất”.

Cũng phải kể đến một bộ phận không nhỏ nông dân vùng ngọt hoá khai thác sử dụng nước trong canh tác lúa một cách tuỳ tiện, không kiểm soát; nhất là trong thời điểm chuẩn bị sạ lúa, bơm tát đồng loạt trên diện tích rộng ào ạt đổ ra sông, vừa gây mất khối lượng nước rất lớn, vừa gây ngập úng cục bộ trên diện rộng trong toàn vùng. Ðến khi lúa ở giai đoạn sinh trưởng nhất định, tiếp tục bơm nước đồng loạt vào nội đồng gây thiếu nước nghiêm trọng và dẫn đến phát sinh nhiều hệ luỵ nặng nề như: sụt lún đất, kết cấu hạ tầng bị thiệt hại, giao thông thuỷ, bộ bị gián đoạn...

"Bên cạnh đó, một số cống trên địa bàn có khẩu độ chưa phù hợp. Một số tuyến kênh nhu cầu tiêu thoát nước cho lưu vực đòi hỏi cống phải có khẩu độ từ 7-8 m nhưng thực tế chỉ có 2,5 m, không đảm bảo tiêu nước nhanh chóng cũng như lưu thông, vận chuyển đường thuỷ. Việc vận hành một số công trình thuỷ lợi trên địa bàn một số xã chưa hợp lý, có lúc chưa hiệu quả do sử dụng máy bơm tiêu thoát nước khi mưa lớn hoặc triều cường cao nhưng không đóng các cống lân cận, dẫn đến tiêu thoát nước không hiệu quả và hao tốn chi phí nhiên liệu rất lớn", ông Nguyễn Thế Châu nhìn nhận.

Việc khai thác, sử dụng nước chưa phù hợp trong sản xuất nên vào mùa khô, các sông, rạch trong vùng khô cạn mất phản áp lực nước lên bờ kênh, là nguyên nhân chính dẫn đến sạt lở, sụt lún đất, đường giao thông rất nghiêm trọng trong vùng ngọt hoá thời gian qua. Thêm vào đó, chênh lệch biên độ triều giữa trong và ngoài vùng ngọt lớn, nguy cơ làm cho các công trình cống thuỷ lợi bị hư hỏng./.

 

Hồng Nhung

Bài cuối: Cấp thiết nhu cầu quy hoạch

 

Tô thắm vườn hoa tử tế - Bài cuối: Thầm lặng việc thiện nguyện

Gương mặt đôn hậu, nụ cười tươi tắn luôn nở trên môi là điều dễ tạo thiện cảm với bất cứ ai khi gặp cô Phạm Thị Ngọc Thảo, giáo viên Trường Tiểu học Phường 6/2, TP Cà Mau. Nhiều năm duy trì “Tủ bánh mì yêu thương”, lặng thầm trao hàng trăm món quà thiết thực tới những hoàn cảnh kém may mắn, cô Thảo cảm nhận được niềm hạnh phúc khi được sẻ chia.

Tô thắm vườn hoa tử tế - Bài 2: Người gieo hạnh phúc

Mỗi ngày trôi qua, trên khắp quê hương Cà Mau xuất hiện nhiều tấm gương bình dị mà cao quý. Ðó là câu chuyện của người phụ nữ vượt qua nỗi đau của bản thân để dìu dắt những người khuyết tật hoà nhập cộng đồng, là câu chuyện của những cựu chiến binh giàu nghĩa cử cao đẹp... Họ thầm lặng đóng góp cho đời, gieo hạt giống yêu thương, điểm tô cho cuộc sống thêm những gam màu tươi sáng.

Tô thắm vườn hoa tử tế

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thường nói, xã hội ta có rất nhiều những tấm gương người tốt, việc tốt. Họ có mặt khắp nơi, đó là những bông hoa đẹp trong rừng hoa đẹp. Ðiều đó được minh chứng ở Cà Mau, nơi tình đất - tình người bền chặt thuỷ chung, sâu nặng nghĩa tình. Trong hành trình phát triển quê hương, bằng những việc làm trượng nghĩa, người Cà Mau đã tô thắm thêm vườn hoa tử tế, làm lay động bao trái tim và lan toả giá trị sống tốt đẹp.

Cửa Lớn mở tương lai

Những năm 1990 của thế kỷ trước, mỗi dịp nghỉ hè, tôi lại được theo ghe bán hàng bông của ba má, xuôi ngược từ xứ ngọt Trần Văn Thời về đất mặn Ngọc Hiển xa xôi và lạ lẫm.

Đội ngũ hoạt động ở ấp, khóm: Tựa tre, chăm măng - Bài cuối: Bàn về giải pháp

Thực tiễn công tác xây dựng đội ngũ người hoạt động ở ấp, khóm kế cận ở Cà Mau đầy sinh động, với nhiều cách làm hay, kinh nghiệm hữu ích. Bằng việc kết nối, đảm bảo tính kế thừa để phát huy tối đa những ưu điểm, bổ trợ những hạn chế giữa các thế hệ; đội ngũ này vừa ổn định vừa có những điểm sáng đột phá gắn với xu hướng trẻ hoá, chuẩn hoá. Bên cạnh đó, sự phát triển khởi sắc của tỉnh nhà cũng đang tạo ra môi trường tốt để nhiều người trẻ chọn trở về gắn bó lập thân, lập nghiệp.

Đội ngũ hoạt động ở ấp, khóm: Tựa tre, chăm măng - Bài 2: Những tín hiệu tích cực

Năng nổ, nhiệt huyết, nhạy bén và dám nghĩ, dám làm đang là những ghi nhận, đánh giá của các cấp uỷ đảng, chính quyền và Nhân dân khi nói về những người trẻ tuổi hoạt động ở ấp, khóm. Không khí tươi mới với nguồn năng lượng tích cực của đội ngũ trẻ đã thực sự trở thành điểm sáng ở nhiều địa bàn ấp, khóm ở Cà Mau trong hành trình phát triển. Ðó cũng là gợi ý hữu ích để Cà Mau tiếp tục công việc chuẩn hoá, trẻ hoá; tăng cường chất lượng và xây dựng đội ngũ kế thừa đảm đương nhiệm vụ ở khóm, ấp trong bối cảnh hiện nay.

Đội ngũ hoạt động ở ấp, khóm: Tựa tre, chăm măng

Thực tế đã khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của đội ngũ người hoạt động không chuyên trách ở ấp, khóm trong việc cụ thể hoá đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn đời sống. Ðây là cánh tay nối dài của cấp uỷ, chính quyền cơ sở, nơi trực tiếp, sâu sát nhất với Nhân dân. Mọi chuyển động của cấp “cơ sở của cơ sở” sẽ quyết định đến việc thành hay bại của một quyết sách, một chủ trương, một phong trào... gắn với nhiệm vụ chính trị và sự phát triển của từng địa phương.

Tín dụng chính sách - Xây dựng niềm tin, hướng đến phát triển bền vững - Bài cuối: Hướng đến tín dụng "xanh"

Thông qua các khoản vay ưu đãi, nông dân và các hợp tác xã (HTX) có cơ hội mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến, từ đó xây dựng nền tảng cho các mô hình kinh tế nông nghiệp bền vững. Bên cạnh đó, tín dụng chính sách (TDCS) không chỉ giới hạn trong việc hỗ trợ sản xuất mà còn mở rộng sang các lĩnh vực quan trọng, như bảo vệ môi trường và phát triển tín dụng xanh.

Tín dụng chính sách - Xây dựng niềm tin, hướng đến phát triển bền vững

Tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của các nhóm yếu thế và phát triển kinh tế địa phương. Các chính sách đổi mới đã giúp hàng ngàn người tiếp cận vốn hỗ trợ, vượt qua khó khăn và xây dựng sinh kế bền vững. Bên cạnh đó, các hợp tác xã và mô hình nông nghiệp xanh ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế địa phương. Nỗ lực đổi mới trong quản lý và triển khai tín dụng đã phá vỡ rào cản, mở ra cánh cửa cho một tương lai phát triển toàn diện.

Tín dụng chính sách - Xây dựng niềm tin, hướng đến phát triển bền vững - Bài 2: Xoá rào cản, mở cửa cơ hội

Trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tín dụng chính sách xã hội (CSXH) không chỉ là công cụ hỗ trợ người dân thoát nghèo mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế địa phương. Các khoản vay ưu đãi đã tạo điều kiện cho hàng ngàn hộ khởi nghiệp, mở rộng sản xuất, cải thiện đời sống và đóng góp vào sự phát triển bền vững. Ðặc biệt, CSXH đã hỗ trợ những nhóm yếu thế và các cá nhân chấp hành xong án phạt tù vượt qua rào cản xã hội, tạo điều kiện cho họ tái hoà nhập cộng đồng và xây dựng cuộc sống mới. Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp tài chính, tín dụng này đã trở thành nền tảng vững chắc để họ từng bước vươn lên, thay đổi cuộc sống.