ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-10-24 21:38:07
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nan giải bài toán nước sạch - Bài 2: Hành trình tìm nước sạch

Báo Cà Mau (CMO) Ðể đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của bà con, thời gian qua, Trung Tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh Cà Mau đã tranh thủ nguồn vốn trong và ngoài nước để giải quyết tình hình khó khăn trước mắt.

> Bài 1: Khát nước mùa hạn

Ông Lê Công Nguyên, Phó giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh Cà Mau, cho biết: “Hiện toàn tỉnh có khoảng 70% người dân vùng nông thôn sử dụng nước từ giếng khoan (hơn 180 ngàn giếng). Mục tiêu theo chiến lược quốc gia về cấp nước sạch vệ sinh, đến năm 2030 phấn đấu khoảng 50% người dân sống ở vùng nông thôn sử dụng nước sạch tập trung”.

Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh Cà Mau thường xuyên đi kiểm tra, bảo trì tại các trạm nước ở huyện Trần Văn Thời.

Niềm hy vọng mới

Với mục tiêu khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt, cải thiện điều kiện cấp nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh đã tranh thủ nguồn vốn từ kinh phí trong khuôn khổ sáng kiến hợp tác Mê Kông - Lan Thương, với tổng mức đầu tư hơn 9 tỷ đồng tại ấp Rạch Nhum, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời.

Trước đây, vùng đất này chưa có trạm nước, đời sống bà con khá vất vả khi phải đi xa để lấy nước về, có khi khoan được giếng cũng không đảm bảo chất lượng. Mãi đến cuối năm 2022, trạm nước này được đầu tư xây dựng mới đã mở ra nhiều hy vọng cho người dân.

Ông Lê Văn Út, Bí thư Chi bộ ấp Rạch Nhum, cũng là người quản lý trạm nước, cho biết: “Công suất của trạm khoảng 960 m3/ngày, đêm, phục vụ 478 hộ dân toàn xã Khánh Bình Ðông. Bà con ở đây rất mừng, trạm nước mới, hiện đại đã mang nước sạch cho người dân địa phương sử dụng".

Hiện trạm nước này vẫn chưa hoạt động hết công suất. Nó không chỉ cung cấp nước sạch cho những hộ dân cùng ấp, mà có thể nối đến các xã khác, dự kiến khoảng 2 ngàn hộ. Bản thân ông Út cũng làm gương khi hiến một phần đất (500 m2) của mình để giúp Nhà nước xây dựng trạm cấp nước, góp phần nhỏ để xây dựng quê hương.

 Trạm nước mới được Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh đầu tư xây dựng, cung cấp nước cho hàng trăm hộ dân.

Ông Trần Anh Phương, Phó trưởng phòng Cấp nước và Kế hoạch kỹ thuật, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh, cho biết: “Hiện tại đường ống cấp nước có chiều dài hơn 13 km, nhờ cải tiến công nghệ đã khoan được nguồn nước tốt và chất lượng, dự kiến sẽ mở rộng ra các xã Khánh Bình, Trần Hợi… Hiện tại trạm trang bị công nghệ mới, tự động rửa… hệ thống lọc, bộ điều khiển, thiết bị bơm, tuyến ống mạng phân phối được đảm bảo; công nghệ ngày càng tốt hơn để đáp ứng nhu cầu của người dân và xã hội”.

Ðồng hành cùng người dân

Ðảm bảo nguồn nước sạch cho người dân là một chuyện, việc xử lý tình huống nguy cấp để đảm bảo nước đến các hộ 24/24 cũng là chuyện không dễ dàng. Gắn bó với Trạm nước Ðá Bạc, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời trong thời gian dài, ông Nguyễn Văn Chiến không chỉ thường trực mà còn luôn bên cạnh người dân để kiểm tra tình hình sử dụng nước, cũng như khắc phục sự cố về đường ống. Ông Chiến cùng anh em trong trạm thay phiên nhau trực, vận hành hệ thống nước; dù trạm nước đã xây dựng nhiều năm nhưng vẫn đảm bảo được nguồn nước cho người dân trong mùa nắng hạn.

Ông Nguyễn Văn Chiến, Trưởng Trạm nước ấp Ðá Bạc, xã Khánh Bình Tây theo dõi tình hình vận hành trạm cấp nước phục vụ người dân.

Ông Chiến chia sẻ: “Theo quy hoạch của trạm thì đường ống khoảng 60 km, đến tận xã Khánh Bình Tây Bắc, cung cấp nước cho gần 2 ngàn hộ dân, công suất 60 khối nước/ngày, đêm. Ða số bà con được sử dụng nước sạch khoảng 3 năm nay, còn trước đây thì sử dụng giếng khoan, rất khó khăn, nhọc nhằn”.

Từ giếng khoan, đưa lên hệ thống lọc, qua hồ lắng, xử lý clo, sau đó mới cung cấp cho người dân. Với quy trình nghiêm ngặt, an toàn nên bà con yên tâm sử dụng. Hàng tuần, ông Chiến cùng anh em đi kiểm tra đồng hồ, khắc phục sự cố mà bà con phản ánh.

Bà Lý Thị Pho (dân tộc Khmer), xã Khánh Bình Tây, phấn khởi: “Thấy nước sạch hơn hồi xưa nhiều lắm, tiết kiệm tiền điện hơn giếng khoan. Những lúc cúp điện không có nước, nhưng mình cũng có lu, khạp dự trữ nên yên tâm”.

Vấn đề cấp thiết

Ðể tiếp tục đầu tư xây dựng và nâng cấp các công trình nước sạch phục vụ người dân vùng nông thôn, Sở NN&PTNT đã tham mưu cho UBND tỉnh đề xuất với Bộ NN&PTNT Dự án “Công trình trữ nước và hệ thống cung cấp nước sinh hoạt tại các vùng khan hiếm nước, vùng bị ảnh hưởng xâm nhập mặn”. Ðược Bộ NN&PTNT thống nhất chủ trương đầu tư tại Quyết định số 3356/QÐ-BNN-KH, ngày 26/7/2021, tổng mức đầu tư cho tỉnh 107,42 tỷ đồng với 13 hạng mục công trình cấp nước, gồm 6 hạng mục xây dựng mới và 7 hạng mục nâng cấp, mở rộng mạng đường ống (chỉ đầu tư công trình tạo nguồn, khu xử lý nước và tuyến ống chính). Ðồng thời, tỉnh sẽ đối ứng hơn 74 tỷ đồng tại Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư số 164/QÐ-UBND, ngày 6/2/2023, để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đầu tư mạng đường ống nhánh cấp nước đến hộ gia đình sau tuyến ống chính, với mục tiêu cấp nước sạch cho khoảng 14 ngàn hộ dân trên địa bàn nông thôn của tỉnh.


 Trạm nước mới được Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh đầu tư xây dựng, cung cấp nước cho hàng trăm hộ dân.

Ông Lê Công Nguyên thông tin: “Mục tiêu là phải tối thiểu 55% hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy chuẩn với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày; tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung 40%; phấn đấu đảm bảo cấp nước sạch sinh hoạt quy mô hộ gia đình cho các hộ dân tại những khu vực chưa có khả năng tiếp cận với nước cấp tập trung, vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước; vùng thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn”.

Ngoài dự án trên, Sở NN&PTNT đã tham mưu cho UBND tỉnh đầu tư xây dựng và nâng cấp, cải tạo một số công trình ở những khu vực đặc biệt khó khăn để kịp thời phục vụ nước sạch, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân.


Hiện toàn tỉnh có 233.878 hộ dân nông thôn, số hộ dân nông thôn sử dụng nước từ công trình tập trung là 40.858 hộ, chiếm 17,47%. Ðể đạt chỉ tiêu dự thảo kế hoạch (40%) phải đầu tư thêm các công trình cấp nước tập trung nông thôn, phục vụ thêm khoảng 53 ngàn hộ, với tổng nhu cầu kinh phí ước khoảng 954 tỷ đồng.


 

Lam Khánh - Nhật Minh

 

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào?

Ðào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) để thoát nghèo, cải thiện toàn diện cuộc sống gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS là chủ trương, chính sách ưu việt, nhân văn của Ðảng, Nhà nước, được triển khai thực hiện bằng nhiều nguồn lực, đa dạng các hình thức hỗ trợ.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài cuối: Ðúng quy định, sát thực tiễn

Công tác cán bộ là công việc hệ trọng của Ðảng ta, nhưng cũng là khâu khó, cần phải được tiến hành đúng mục đích, yêu cầu, nguyên tắc; trong tổ chức thực hiện đảm bảo quy trình chặt chẽ, dân chủ, công khai, minh bạch. Ðồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh, khẳng định: “Ðối tượng, chức danh bố trí trong điều động, luân chuyển tại Cà Mau đảm bảo đúng Quy định số 65-QÐ/TW”.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài 2: Khoá đào tạo đặc biệt

Quy định của Ðảng về thời gian luân chuyển, điều động cán bộ từ 3 năm trở lên. Ðây được coi là khoá đào tạo cán bộ đặc biệt, là môi trường “luyện vàng, giũa ngọc”, để lựa chọn những người đủ đức, đủ tài, ngang tầm với nhiệm vụ được giao phó. Bởi khi tiếp cận thực tiễn, sâu sát với đời sống Nhân dân, mỗi cán bộ sẽ tích luỹ, bồi tụ cho bản thân rất nhiều điều bổ ích; những bài học kinh nghiệm thiết thân, quý giá. Từ đó mang lại những giá trị cống hiến thực chất, thực sự cho Ðảng, cho Nhân dân.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc”

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, trọng yếu, thường xuyên, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Ðảng; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Trong đó, xây dựng Ðảng về tổ chức, đặc biệt là công tác cán bộ, được Ðảng ta xác định là vấn đề “then chốt của then chốt”.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.