ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 24-11-24 13:27:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Năn tượng đi Tây

Báo Cà Mau (CMO) Từ loài cây cỏ sống tự nhiên trong vuông tôm, qua bàn tay, khối óc lao động của người dân vùng quê, năn tượng mang hơi thở mới, sức sống mới. Cây năn tượng đã được nâng cao giá trị, trở thành nguyên liệu để đan đát thành những sản phẩm thủ công mỹ nghệ bền, đẹp, được thị trường nước ngoài ưa chuộng và đặt hàng xuất khẩu.

Với nguồn nguyên liệu dồi dào từ cỏ năn tượng, anh Nguyễn Trường Giang (xã Trí Phải, huyện Thới Bình) đã về quê hương khởi nguồn, liên kết với Công ty MCF Việt Nam, biến một loại cây cỏ không có giá trị kinh tế, cứ ngỡ bỏ đi, trở thành những sản phẩm thủ công mỹ nghệ bền, đẹp, không chỉ thiết thực với cuộc sống, thân thiện môi trường mà còn góp phần mang lại thu nhập, cải thiện đời sống cho bà con nông dân vùng nông thôn.

Sông ngòi chằng chịt, một số nơi xe tải chưa đến nơi nên phải vận chuyển năn tượng khô bằng ghe.

Anh Nguyễn Trường Giang, Đại diện Công ty Cổ phần MCF Việt Nam tại Cà Mau, chia sẻ: “Người dân ở vùng này sống chủ yếu nhờ vuông tôm. Mà hầu như miếng vuông nào cũng có năn tượng. Vì năn tượng tạo nguồn thức ăn và cải thiện môi trường sống, giúp tôm trong vuông phát triển, nên những năm gần đây năn tượng còn được trồng tốt và lớn hơn năn mọc tự nhiên. Từ đó cho thấy tiềm năng lợi thế rất lớn của nguồn nguyên liệu này tại Cà Mau, cũng như hướng phát triển nghề đan đát, giúp cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống người dân ở vùng nông thôn”.

Với mong muốn tạo việc làm, tăng thu nhập cho bà con nông dân tại quê nhà, anh Giang đã liên kết với công ty mở các lớp dạy nghề đan năng tượng, thu hút nhiều người tham gia học và truyền nghề cho nhau. Hiện đã thành lập được 10 tổ đan ở các xã trong huyện Thới Bình, đan theo các mẫu và số lượng công ty giao, nên tạo được công việc thường xuyên, ổn định. Lớp học thu hút rất nhiều người tham gia, không chỉ có phụ nữ mà đàn ông, người lớn tuổi ở nông thôn đều có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi để kiếm thêm thu nhập, nhưng cũng phải đảm bảo đúng tiến độ thời gian giao hàng và đúng mẫu mã, từ đó trách nhiệm và tay nghề của mỗi người cũng được nâng lên.

Nghề đan năn tượng không chỉ tạo việc làm, tăng thu nhập lúc nhàn rỗi mà còn gắn kết tình nghĩa bà con xóm làng.

“Trung bình 7-8 kg năn tươi sau khi phơi sẽ thu được 1 kg khô, bán cho đại lý với giá 7.000 đồng/kg. Bà con nào nhà không có năn thì mua lại của những hộ có năn hoặc đại lý để về nhà tự đan, được trả công với giá từ 20.000-22.000 đồng/sản phẩm. Bà con nào có năn tượng, tự cắt phơi khô và có nhu cầu đan thành sản phẩm thì công ty sẽ tính giá năn khô là 10.000 đồng/kg, nên sản phẩm đan xong sẽ được trả 29.000 đồng/sản phẩm. Những mẫu sản phẩm tuyển chọn từ cây năn dưới 6 tháng tuổi, nên sợi năn sau khi phơi khô sẽ đạt chất lượng về độ dai, dễ đan, màu sắc sáng đẹp, có độ thẩm mỹ cao hơn, được thị trường nước ngoài ưa chuộng và đặt hàng”, anh Giang thông tin.

Chị Trần Thanh Thuý (ấp Nhà Máy B, xã Tân Phú) phấn khởi: “Trung bình mỗi sản phẩm đan từ 3-4 tiếng đồng hồ. Nếu lành nghề thì mỗi chị có thể kiếm được từ 100.000 đồng/ngày. Đa số chị em ở nông thôn chỉ có nội trợ, không có công việc gì làm nên nghề đan năn tượng này sẽ giúp chị em có thêm thu nhập cho gia đình lúc nhàn rỗi”.

Bà Nguyễn Thị Chiến (Ấp 9, xã Thới Bình) ngoài 50 tuổi mà đôi tay vẫn còn thoăn thoắt, khéo léo đan những chiếc giỏ từ năn tượng rất đều, đẹp. “Người lớn tuổi vẫn có thể đan được, vì không quá cầu kỳ chi tiết, các công đoạn cũng nhẹ nhàng và dễ làm. Vì đam mê nên tui học đan chừng 3-4 ngày là làm thuần thục, có thể đan từ 20-30 sản phẩm/tuần. Sau khi lo cơm nước, heo, gà, vịt xong, có thời gian rảnh thì đan. Công việc cũng nhẹ nhàng mà có thể kiếm thêm tiền cho cháu đi học và chi phí sinh hoạt hàng ngày. Đàn ông cũng làm được luôn, chồng tôi mê làm lắm, xong công việc ngoài vuông tôm là phụ đan cũng gần một nửa số giỏ”, bà Chiến chia sẻ.

Chị Dương Thị Bé Tư, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Ấp 9, xã Thới Bình, thông tin: “Sau khi tham gia lớp dạy nghề và đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của hội viên, ấp đã thành lập tổ đan đát mỹ nghệ Tân Hương Bình, thu hút 25 hội viên nữ tham gia, đan đát các sản phẩm từ năn tượng. Khung, nguyên liệu có sẵn từ đại lý, chỉ đem về, tranh thủ công việc nhà xong đan theo số lượng đơn đặt hàng. Công việc không quá nặng nhọc, rất phù hợp với phụ nữ và người dân ở nông thôn, nên ai cũng nhanh thành thạo công việc và mẫu mã, chất lượng sản phẩm cũng đạt chuẩn, được công ty đánh giá cao”.

Từ loài cây cỏ dân dã tự nhiên, giờ đây, năn tượng trở nên hữu dụng, thân quen với người dân nơi đây, được người làm nghề khéo léo kết dây, thổi hồn trở thành những sản phẩm thủ công mỹ nghệ không chỉ bền, đẹp, mà còn thân thiện với môi trường, mang lại hiệu quả thiết thực, giúp phụ nữ nông thôn có thêm công việc, thêm niềm vui cuộc sống.

Ngoài giỏ có quai, Tổ hợp tác đan đát mỹ nghệ Tân Hương Bình còn sáng tạo thêm các sản phẩm nón, túi xách, bình hoa đan từ năn tượng rất đẹp mắt.
Thành phẩm được chuyển lên xe tải.

Với sự năng động, sáng tạo và cần cù của người dân lao động, cùng sự nhạy bén với thị trường của người tiên phong, nếu biết tận dụng và phát triển đúng định hướng, năn tượng sẽ trở thành loại cây mang lại cuộc sống ấm no cho người dân lao động vùng nông thôn./.

 

Thảo Mơ - Nhật Minh

 

Liên kết hữu ích

Xây dựng TP Cà Mau thành trung tâm tổng hợp, chuyên ngành

(CMO) Ngày 17/8, UBND tỉnh Cà Mau phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo xây dựng TP Cà Mau thành trung tâm tổng hợp, chuyên ngành.

Khởi sắc những tuyến dân cư kiểu mẫu

Những ngày này, xuôi xe về các xóm, ấp trong huyện Cái Nước, lòng bỗng thấy phấn khởi vì làng quê có nhiều thay đổi. Những tuyến dân cư kiểu mẫu hiện ra như khoác lên làng quê chiếc áo mới. Ðó là thành quả từ sự chung tay góp sức của Nhân dân xây dựng quê hương.

Khởi sắc Nguyễn Huân

Địa bàn rộng lại nằm xa trung tâm huyện, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi còn gặp khó khăn về nhiều mặt. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình kinh tế của người dân trong xã có bước tiến rõ nét, nhiều mô hình kinh tế kết hợp mang lại hiệu quả cao đang mở hướng phát triển mới cho xã trong thời gian tới.

Năm Căn trên đường phát triển

Năm Căn là một huyện được thụ hưởng nhiều công trình của Trung ương, của tỉnh đầu tư về cơ sở hạ tầng để tạo đà phát triển mạnh về kinh tế. Các công trình có tính chiến lược như: sân bay, cảng biển, Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh. Ðặc biệt, Năm Căn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành lập Khu kinh tế Năm Căn với diện tích 11.000 ha, tỉnh Cà Mau phê duyệt Cụm công nghiệp Năm Căn trên 2.000 ha và Năm Căn còn được xác định là 1 trong 3 đô thị động lực của tỉnh Cà Mau.

Rộn ràng Xóm Mới

Tiêu chí giao thông là một trong những tiêu chí khó thực hiện trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, bởi cần nguồn vốn đầu tư khá lớn. Xác định được khó khăn này, người dân ấp Xóm Mới, xã Đất Mới, huyện Năm Căn đã tự nguyện góp tiền để xây dựng hơn 1.000 m lộ để đấu nối đến thị trấn Năm Căn và một số xã lân cận. Không trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước là việc làm đáng được biểu dương, nhân rộng.

Tạo đà xây dựng nông thôn mới

“Xác định giao thông nông thôn là tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM xã Tân Thành đã tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là nguồn lực trong Nhân dân để xây dựng nhiều tuyến lộ giao thông nông thôn”, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thành Trương Huỳnh Lãm nhận định.

Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới

Xác định Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, góp phần bảo vệ an ninh - quốc phòng ngày càng vững chắc. Thời gian qua, bên cạnh tập trung củng cố, xây dựng lực lượng vũ trang không ngừng lớn mạnh, Ðảng uỷ, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Cái Nước còn triển khai thực hiện hiệu quả phong trào “Quân đội chung sức xây dựng NTM”.

Điều tra vốn đầu tư làm cơ sở định hướng phát triển

Ông Nguyễn Văn Bé, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Cà Mau, cho biết, điều tra vốn đầu tư phát triển năm 2015 nhằm thu thập thông tin về tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển năm 2014, năng lực vốn tăng của dự án, công trình hoàn thành trong năm 2014 và năng lực sản xuất chủ yếu hiện có của các thành phần kinh tế trên phạm vi toàn tỉnh.

Niềm vui trên cánh đồng lúa - tôm càng xanh

Tận dụng điều kiện thực tế của địa phương, nhiều năm qua huyện Thới Bình đã phát triển nhiều mô hình kinh tế đa cây, đa con mang lại thu nhập cao. Trong đó, mô hình lúa - tôm càng xanh ngày càng khẳng định được vị thế trên đồng đất Thới Bình.

Hiệu quả từ trồng dây thuốc cá

Năm Căn là vùng đất phèn, mặn, việc trồng cây gì, nuôi con nào cũng cần có thời gian thử nghiệm. Ở xã Đất Mới, bà con đã thêm cây thuốc cá vào “danh sách vàng” những cây hiệu quả.