ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 26-9-24 01:27:14
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nặng lòng với cổ vật

Báo Cà Mau (CMO) Bén duyên với “thú chơi xa xỉ” ngót nghét 7 năm, với bộ sưu tập khá đồ sộ, ông Lâm Tùng Phương (biệt danh “Phương hoài cổ”), ngụ Phường 4, TP. Cà Mau được giới sưu tầm nhắc đến như một “tay chơi” sành điệu.

Với không gian đậm chất cổ kính, quán Cà phê Xưa mà ông Phương là chủ sở hữu, khiến nhiều người bất ngờ vì không chỉ là nơi giải trí, thư giãn mà còn là nơi tập trung đông những người có cùng niềm đam mê.

Ông Phương bên bộ sưu tập đồ cổ của mình.

Từng ngóc ngách trong không gian quán đều được ông tận dụng để trưng bày bộ sưu tập đồ cổ “có 1 không 2” của mình. Người đàn ông tuổi ngoài ngũ tuần nhưng bề ngoài vẫn đậm nét phong trần, cách nói chuyện hóm hỉnh, lần lượt kể về chuyện đời mình, về thú chơi đồ cổ mà ông theo đuổi.

Thoả niềm niềm vui 

Chỉ mới tập tành sưu tập đồ cổ, đặc biệt là gốm Nam Bộ nhưng ông Phương lại khiến người đối diện choáng ngợp vì “gia tài” đồ sộ của mình. 

Chia sẻ cơ duyên đến với thú chơi tao nhã này, ông hài hước: “Không phải con nhà nòi sưu tầm đồ cổ hay chi hết, tôi sưu tầm chỉ đơn thuần là vì thích. Ngắm chúng, tôi cảm thấy mọi muộn phiền đều tan biến”.

Đưa tay vuốt ve bộ bình tách trong một cái cơi màu nâu sờn, ông Phương tâm sự: “Mỗi món đồ ở đây đều gắn với một câu chuyện. Với tôi, đồ cổ không phải giá trị ở niên đại mà đằng sau món đồ ấy là cả một sự kỳ công để sưu tầm. Không chỉ để ngắm, thỉnh thoảng tôi vẫn sử dụng chúng trong cuộc sống hằng ngày để thấy được đồ cổ không chỉ để “trưng, ngắm” mà còn có những giá trị tồn tại, mục đích hữu dụng”.

Bộ sưu tập của ông hiện có đến cả ngàn món. Trong đó đa phần là đồ cổ Nam Bộ, có món niên đại gần 1.000 năm, có món chỉ vài chục năm.

“Tôi thích sưu tầm đồ cổ Nam Bộ, đặc biệt là các vật dụng gần gũi trong đời sống. Nó thể hiện nếp sống văn hoá của một thời kỳ nào đó".

Khác với những tay chơi đồ cổ khác, bên cạnh việc đề cao giá trị niên đại, khi bắt đầu “ngắm nghía” quyết định “tậu” một “bảo vật” nào đó, ông Phương đánh giá theo tiêu chuẩn “nhất dáng, nhì da, tam hoàn, tứ cổ”.

Sở dĩ ông cho đặt những thứ mà ông coi là quý giá nhất tại quán cà phê - nơi người người đều có thể lui tới "săm soi" là vì “mình yêu thì cũng nên chia sẻ với những ai có cùng sở thích".

Và cũng tại nơi này, ông kết giao thêm nhiều “chiến hữu” có chung niềm đam mê, được đàm đạo, chia sẻ về một món đồ nào đó.
Mân mê cái ly nhỏ màu xanh ngọc, ông tâm đắc: “Chẳng hạn như chiếc ly có vẻ bình thường này nhưng khi châm nước ấm vào hoặc để trong tối thì ly sẽ phát sáng, ánh lên các nét chạm trổ hoa văn mềm mại, rất đẹp. Đó là nét hấp dẫn đặc biệt của chiếc ly này”.

Khi mới tập tành sưu tầm đồ cổ, chuyện ông Phương bị gạt hoặc mua phải đồ dỏm như cơm bữa. Ông hóm hỉnh: “Ban đầu cũng hố nhiều lắm chớ, nhưng nhiều lần mua lầm thì rút được kinh nghiệm xương máu". Và cứ thế, ông tự nhủ xem đó như là tiền... đóng học phí vậy.

Nuôi dưỡng đam mê

Đến nay, dù đã sở hữu cả ngàn món đồ nhưng hằng tháng ông Phương vẫn dành 10 bữa, nửa tháng để lặn lội đi các tỉnh khác để sưu tầm thêm.

Dù đam mê nhưng trong quá trình sưu tầm, ông Phương có một nguyên tắc: đó là không thu nạp đồ trộm cắp, những món hàng ông mua đều phải vui vẻ, giá có đắt hơn cũng không bận tâm, miễn “hợp nhãn” là được.

Kể về kỷ niệm sau một chuyến sưu tầm cổ vật, ông Phương bùi ngùi: “Có món mình thu nạp rất dễ, chỉ cần thuận mua vừa bán; có món phải qua 5-7 lần tới lui mới sở hữu được. Có nhiều nhà vì túng buộc phải bán đi, trong mắt mình thì nó là đồ cổ có giá trị kinh tế, nhưng với họ đơn giản chỉ là kỷ niệm một thời ông bà để lại. Có người một tay giao hàng, một tay quẹt nước mắt. Với những món đồ như vậy tôi không mua, đơn giản là vì mình sẽ có được niềm vui trên sự đau khổ của người khác, vậy là không đáng”.

Để “nuôi dưỡng” niềm đam mê với cổ vật, ngoài việc duy trì kinh doanh truyền thống của gia đình, ông Phương còn trao đổi, mua bán đồ cổ với phương châm “lấy món này đổi món khác”, vì nghề chơi đồ cổ lắm tốn kém.

Nghề gì cũng cần cái tâm sáng. Cũng từ nghề này mà ông học được sự nhẫn nại, cầu tiến. “Đời người chỉ sống một lần, vậy tại sao chúng ta không sống vì đam mê, miễn nó không chà đạp lên lợi ích của người khác là được...”, ông Phương trải lòng./.

Nhi Nhi 

Hạnh phúc từ những điều không hoàn hảo

Dù bị mất một phần cánh tay phải, nhưng anh Trần Ðông Triều (44 tuổi, ngụ ấp Chống Mỹ, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn) vẫn có thể hoàn thành tác phẩm bonsai và giành giải Ðồng trong Hội thi Tay nghề cấp huyện lần thứ I, do Hội Sinh vật cảnh (SVC) huyện Năm Căn tổ chức.

Tăng cường lập lại trật tự đô thị

Thời gian qua, công tác quản lý, sắp xếp trật tự mua bán, vệ sinh môi trường tại các điểm chợ trên địa bàn các xã, phường thuộc TP Cà Mau được triển khai quyết liệt, chuyển biến tích cực, hiệu quả nhằm duy trì thường xuyên, trở thành nền nếp và nâng cao nhận thức của người dân. UBND thành phố phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức kiểm tra công tác sắp xếp trật tự mua bán, vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy...

Xã Lý Văn Lâm trên đường về đích nông thôn mới kiểu mẫu

Theo kế hoạch, những tháng cuối năm 2024 xã Lý Văn Lâm sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu (NTMKM). Ðây là một trong những công trình chào mừng Ðại hội Ðảng bộ TP Cà Mau nhiệm kỳ 2025-2030.

Tình thương tiếp sức đường học vấn

Sự tâm huyết và yêu thương của các thầy cô Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau được hiện thực hoá bằng những suất học bổng, phần quà như gạo, quần áo... dành tặng sinh viên nghèo vượt khó, giúp nhiều bạn trẻ viết tiếp ước mơ học vấn.

Ấm lòng người khó khăn

Những ngày này, đi qua tuyến đường Châu Văn Ðặng, Phường 5, TP Cà Mau, thấy thật ấm lòng khi bắt gặp thêm một địa chỉ giúp đỡ người khó khăn với mô hình “bánh bao treo”.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Đổi thay nhờ Dự án 8

Xã Tân Phú là 1 trong 6 xã của huyện Thới Bình triển khai thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi”, với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm của học sinh, sinh viên; chủ động tìm việc làm sau khi tốt nghiệp là mục đích được đề ra trong Kế hoạch triển khai công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2024, vừa được UBND tỉnh ban hành.

Xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp, phòng bệnh tim mạch

Do áp lực từ cuộc sống, rất nhiều người đã lơ là, chủ quan trong bảo vệ sức khoẻ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro các bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ bản thân, trong đó có các bệnh lý về tim mạch. Đáng nói hơn, bệnh lý này không loại trừ bất cứ ai và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Bệnh ung thư đang tăng cao

Theo số liệu thống kê ghi nhận được tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, hiện nay đơn vị đã tiếp nhận chăm sóc, khám và chữa trị thường xuyên cho gần 3.200 bệnh nhân mắc ung thư, tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (không kể số bệnh nhân tự đi thăm khám, phát hiện và được điều trị ở tuyến trên).