ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-4-25 08:36:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sinh kế mới từ vỏ hàu

Báo Cà Mau Thời gian qua, nghề nuôi hàu lồng phát triển mạnh mẽ trên địa bàn huyện Ngọc Hiển. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp con hàu nơi đây lớn nhanh, đạt kích cỡ tốt, giàu dinh dưỡng, được thị trường ưa chuộng. Ruột hàu tách sẵn được bán với giá từ 130-140 ngàn đồng/kg. Còn những mảnh vỏ hàu tưởng chừng như bỏ đi, bà con đã tìm cách tái sử dụng để cung cấp cho thương lái, tạo thêm sinh kế mới, giúp tăng thu nhập.

Thiếu đất sản xuất, hơn 5 năm qua, gia đình anh Trần Minh Tiến, ấp Dinh Hạn, xã Tân Ân, đã thu mua hàu tươi về tách vỏ, cung cấp hàu thịt cho thị trường. Sau khi tách lấy ruột, gia đình thường gom vỏ hàu đổ bỏ hoặc cho bà con lân cận đem về tận dụng lại để bó nền nhà, nền lối đi, nhằm tiết kiệm chi phí xây dựng. Lâu dần, bà con ít cần dùng tới, vỏ hàu tích tụ ngày càng nhiều, thấy vậy, anh Tiến lên mạng tìm hiểu cách xử lý để tránh ảnh hưởng tới môi trường và bà con xung quanh. Ðầu năm nay, tình cờ anh biết được, ở những tỉnh trên, vỏ hàu được tái sử dụng, thả xuống lồng để nuôi ấu trùng hàu. Cách làm này đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa giúp tăng hiệu suất sản xuất con hàu, vừa giảm lãng phí tài nguyên vỏ hàu. Thầm nghĩ đây chính là cơ hội giúp gia đình giải bài toán về vỏ hàu, anh Tiến đã tìm mọi cách liên hệ để tìm đầu ra và nhanh chóng bắt tay thực hiện.

Vợ chồng anh Trần Minh Tiến thu gom vỏ hàu.Vợ chồng anh Trần Minh Tiến thu gom vỏ hàu.

Anh Tiến cho biết: “Lúc đầu, gia đình còn bán tính bán nghi bởi sợ làm ra không ai mua. Tuy nhiên, do thương lái chuyển cọc trước nên cũng yên tâm làm”. Ðể cung cấp vỏ hàu cho thương lái, anh Tiến dùng búa và đinh đục một lỗ nhỏ xuyên qua vỏ hàu và dùng dây gân xâu lại thành từng chuỗi, mỗi chuỗi dài từ 1-1,2 m với khoảng hơn 100 vỏ hàu kết lại với nhau. Sau khi đủ số lượng thì có thương lái ở TP Hồ Chí Minh, Khánh Hoà, Ninh Thuận... đến tận nơi thu mua, với giá 23-25 ngàn đồng/chuỗi.

Ông Trần Anh Tuấn, cha anh Tiến, cho biết: “Lúc đầu chưa biết cách làm nên làm hơi lâu, vừa mất thời gian, công sức mà hiệu quả lại không cao. Sau này gia đình nghiên cứu, dùng cây xà beng nhỏ, chỉ cần kê vỏ hàu lên cục gạch ống, gõ nhẹ xuống là xỏ dây được”. Cách 2-3 ngày, 5 thành viên trong gia đình cùng nhau thu gom, đục vỏ hàu để bán. Mỗi người một việc, người đục, người xâu, công việc khá dễ lại không mấy nặng nhọc, đem lại nguồn thu nhập cho mỗi thành viên từ 150-200 ngàn đồng/ngày.

Việc gia công vỏ hàu mang về thu nhập vài trăm ngàn đồng/ngày cho hộ gia đình.

Việc gia công vỏ hàu mang về thu nhập vài trăm ngàn đồng/ngày cho hộ gia đình.

Sau khi những đợt hàng đầu tiên được thương lái thu mua, anh Tiến đã chia sẻ cho bà con lân cận trong ấp cùng nhau thực hiện mô hình. Hiện tại, có khoảng 10 hộ ở ấp Dinh Hạn thực hiện, thu nhập khá ổn. Bà Hồ Thị Nhi tâm tình: “Lúc trước, gia đình tách ruột hàu xong toàn đem vỏ đổ bỏ, nay nhờ cháu Tiến mà nhà tôi biết được công việc này. Lúc đầu làm chưa quen nên hơi chậm, thu nhập không bao nhiêu. Nhưng giờ thì quen tay, thu nhập cũng ổn lắm. Nếu có vỏ nhiều thì 1 ngày 3 người trong nhà cùng nhau làm cũng được vài trăm ngàn đồng, có thêm đồng ra đồng vô trang trải sinh hoạt”.

Chị Hứa Minh Quang, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Ân, thông tin: “Xã đã vận động bà con thành lập tổ hợp tác để phát triển mô hình. Xã cũng tăng cường kết nối, quảng bá sản phẩm hàu thịt của địa phương. Chỉ khi hàu thịt tiêu thụ mạnh thì bà con mới có vỏ hàu để làm. Ðồng thời, chúng tôi cũng chia sẻ cách làm này với những địa phương đang phát triển nghề nuôi hàu trên sông, tiến tới nhân rộng mô hình, tạo việc làm và thu nhập cho bà con trên địa bàn”./.

 

Trúc Linh - Huỳnh Tứ

 

Tài chính minh bạch - Ðạo đức là kim chỉ nam

Trên hành trình phát triển của ngành ngân hàng, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức nghề nghiệp luôn là kim chỉ nam cho mỗi nhân viên trong ngành. Tại Cà Mau, nơi kinh tế đang vươn mình mạnh mẽ, vai trò của những người làm công tác tài chính - ngân hàng càng trở nên quan trọng. Không chỉ là người quản lý dòng vốn, họ còn là những người dẫn lối tài chính, đảm bảo môi trường đầu tư minh bạch, công bằng và bền vững.

Biến mục tiêu thành kết quả cụ thể

Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối để tăng tốc, bứt phá, về đích Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025); là năm thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy; năm tiến hành đại hội Ðảng các cấp, tiến tới Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng. Nhằm tăng tốc, bứt phá nhanh hơn nữa, chuẩn bị tốt các điều kiện cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt từ 8% trở lên, tạo nền tảng để đạt tốc độ tăng trưởng “hai con số” giai đoạn tiếp theo. Ðây là động lực lớn để tỉnh quyết tâm thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Chuẩn bị xuống giống vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân huyện Trần Văn Thời đang tập trung làm đất, chuẩn bị sẵn sàng lúa giống và các loại vật tư nông nghiệp, chờ đến lịch mùa vụ sẽ tiến hành xuống giống vụ lúa hè thu.

Liên kết tạo thành công

Với lợi thế 3 mặt giáp biển, thời gian qua, không chỉ tập trung vào con tôm truyền thống, huyện Ngọc Hiển còn đẩy mạnh đa dạng hoá các đối tượng nuôi trồng, khai thác thuỷ sản.

Trao “cần câu” giúp dân thoát nghèo

Thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai kịp thời nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo, giúp người dân từng bước thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống. Nhờ đó, công tác giảm nghèo của địa phương đã đạt được những con số ấn tượng. Chỉ tính riêng từ năm 2024 đến nay, toàn huyện đã giảm 548 hộ nghèo, cận nghèo; tỷ lệ hộ nghèo hiện chỉ còn 0,92%, giảm 2,07% so với đầu nhiệm kỳ 2015-2020.

Không để đứt gãy chuỗi sản xuất tôm khi Mỹ áp thuế đối ứng

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh đối với các ngành chức năng, chính quyền địa phương trước tình hình Hoa Kỳ đã công bố mức thuế áp dụng đối với hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang nước này.

Gỡ khó, tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp

Thời gian qua, rừng và đất lâm nghiệp không chỉ góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế, giảm nghèo, mà còn mang lại giá trị trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế lâm nghiệp vẫn chưa được phát huy xứng tầm với tiềm năng, do vẫn còn những điểm nghẽn.

Hợp tác xã “Cây ăn trái sạch Khánh Hưng” hướng đến môi trường kinh doanh điện tử

Ðược thành lập và đi vào hoạt động hơn 5 năm qua, Hợp tác xã (HTX) "Cây ăn trái sạch Khánh Hưng", xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng. Ðặc biệt, HTX đang hướng đến môi trường kinh doanh điện tử, nhằm quảng bá sản phẩm và bắt nhịp với quá trình chuyển đổi số.

Mùa chụp đìa

Vào mùa hạn, khi những cánh đồng nhấp nhô rơm rạ, các con kênh khô nước cũng là lúc vào mùa chụp đìa. Ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, mùa này là lúc bà con nô nức cùng nhau vần công để chụp đìa, chia cá. Dân ở xứ cá đồng cũng vui lây vì có thêm thu nhập lúc nông nhàn.

Tiên phong trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng lòng tin và phát triển bền vững trong mọi ngành nghề. Thời gian qua, Hội BVQLNTD tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp (DN).