ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 4-12-24 00:42:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kỳ vọng đặc sản cá bổi

Báo Cà Mau Vài năm gần đây, giá cá bổi thương phẩm giảm, cùng với tình hình nguồn nước, thời tiết bất lợi phần nào ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả nuôi, khiến nhiều nông dân bám nghề lâu năm cũng phải ngán ngại. Bà con nuôi cá bổi luôn kỳ vọng giá cá thương phẩm tăng trở lại và ổn định, để có động lực bám nghề và góp sức giữ vững thương hiệu cá bổi, đặc sản quê hương.

Từ bao đời nay, nghề nuôi cá bổi vốn gắn bó và mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân huyện Trần Văn Thời. Nhớ lại lúc cao điểm mùa thu hoạch cá bổi, tầm tháng 11, 12 âm lịch năm 2023, được xem là mùa vui vì bà con có khoản tiền sắm sửa cuối năm.

Tuy nhiên, hiện tại giá cá bổi thương phẩm giảm mạnh từ 30-50% so với cùng thời điểm năm trước nên người nuôi đạt hiệu quả thì mới mong huề và có lời, còn không may gặp dịch bệnh thì xem như trắng tay.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Trần Văn Thời, xuất phát từ nguyên nhân thời tiết khô hạn kéo dài nên một số hộ không chủ động nguồn nước ương giống, trễ mùa vụ, không thả giống. Cùng với đó, nguồn cá giống các tỉnh sản xuất không đạt, không đủ cung cấp, giá thành cao (1 con/1.000 đồng) nên một số hộ nuôi không dám đầu tư, do giá cá thương phẩm thấp, nuôi không có lợi nhuận. Một phần ảnh hưởng từ nguyên nhân giá cá thương phẩm giảm liên tục 3 năm trở lại đây, làm cho diện tích nuôi cá bổi trên địa bàn giảm. Hiện toàn huyện có 105 ha, với 355 hộ nuôi cá bổi, giảm gần 40 ha và dự kiến giảm sản lượng khoảng 800 tấn so với cùng kỳ năm 2023.

Anh Trác Hoàng Duy, thành viên Chi hội Nghề nghiệp nuôi cá bổi ấp Trảng Cò, xã Khánh Lộc, người có kinh nghiệm nuôi cá bổi hơn 10 năm nay, chia sẻ: "Qua học nghề từ anh em, bà con ở xóm, khoảng năm 2012 tôi bắt đầu nuôi cá bổi. Ban đầu chỉ nuôi quy mô nhỏ, nhưng bán được giá nên lãi rất cao. Khi tích luỹ được kiến thức và kinh nghiệm, hiện tôi đã mở rộng diện tích nuôi 22 công, với 5 ao 1.800-2.400 m2/ao). Với diện tích nuôi này, hằng năm phải xuất vốn đầu tư cá giống, thức ăn, cải tạo từ 2-2,1 tỷ đồng và bình quân thu được trên 30 tấn cá/năm. Cuối năm 2023, tôi thu hoạch được trên 30 tấn size 8 con/kg, giá cá chỉ 30 ngàn đồng/kg, thấp so những năm trước hơn 40% nên chỉ lời được 300 triệu đồng".

Anh Trác Hoàng Duy (đội nón), thành viên Chi hội Nghề nghiệp nuôi cá bổi ấp Trảng Cò, xã Khánh Lộc, có 5 ao nuôi cá bổi, hằng năm thu trên 30 tấn cá thương phẩm.

Anh Trác Hoàng Duy (đội nón), thành viên Chi hội Nghề nghiệp nuôi cá bổi ấp Trảng Cò, xã Khánh Lộc, có 5 ao nuôi cá bổi, hằng năm thu trên 30 tấn cá thương phẩm.

Chi hội Nghề nghiệp nuôi cá bổi ấp Trảng Cò hiện có 13 thành viên, hằng năm cung cấp ra thị trường 180-190 tấn cá thương phẩm, duy trì trên 12 năm qua. "Nghe thương lái thông tin, do giá cá bổi thương phẩm năm trước giảm sâu, người nuôi chuyển sang nuôi các loại cá khác nên có khả năng giá cá bổi sẽ tăng trở lại, hiện lái báo giá 45-50 ngàn đồng/kg (size từ 8 con trở lên), các thành viên trong Chi hội rất phấn khởi. Riêng gia đình tôi, hiện đã có đầm cá đạt size 9 con/kg và tôi tiếp tục nuôi lên size 4-5 con/kg mới bán. Hy vọng với đà giá này, cùng với giá thức ăn năm nay giảm 10 ngàn đồng/bao, thì đầm cá bổi của gia đình sẽ thu lợi nhuận cao hơn năm rồi. Tất cả bà con nuôi cá bổi và gia đình tôi kỳ vọng sẽ thắng lợi vụ nuôi và bán được giá để niềm vui thêm trọn vẹn", anh Duy chia sẻ thêm.

Ông Trương Thanh Hải, Phó phòng NN&PTNT huyện, cho biết, qua cập nhật giá từ các vựa thu mua, chế biến trên địa bàn, hiện nay giá cá bổi thương phẩm được thương lái mua dao động 42-45 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 10-12 ngàn đồng/kg so với thời điểm cuối năm 2023. Tuy nhiên, qua theo dõi nhiều năm cho thấy, đến dịp tết Nguyên đán thì khả năng giá cá giảm do thời điểm thu hoạch tập trung.

Ðược biết, để góp phần nâng cao chất lượng cá bổi, bảo vệ nguồn lợi cá đồng, nâng cao thu nhập cho người nuôi, năm 2023, Phòng NN&PTNT thực hiện Dự án "Ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất lúa - cá đồng 2 giai đoạn" tại ấp Ðá Bạc, xã Khánh Bình Tây với quy mô 45 ha, 12 hộ thực hiện.

Ông Lê Thành Long, ấp Ðá Bạc, xã Khánh Bình Tây, cho biết: "Với mong muốn tiếp cận khoa học - kỹ thuật, cách nuôi mới, mang lại hiệu quả hơn, cuối năm 2023, tôi cùng với 12 hộ dân khác trên địa bàn tham dự Dự án "Ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất lúa - cá đồng 2 giai đoạn". Nuôi theo hình thức là dèo cá giống lại trong lưới mành, cho ăn tầm 2 tháng, cá lớn khoẻ mạnh sẽ thả ra ruộng lúa, cho cá ăn thức ăn tự nhiên, thành cá bổi đồng, thịt cá chắc, bán được giá hơn cá bổi nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này là cá thả lan, đòi hỏi phải chuẩn bị bờ bao chắc chắn, bởi gặp mùa mưa nước ngập, hoặc các loài cá khác tấn công sẽ gây hao hụt, không kiểm soát được lượng cá còn lại".

Ông Lê Thành Long, ấp Ðá Bạc, xã Khánh Bình Tây, áp dụng kỹ thuật nuôi cá bổi 2 giai đoạn, theo đó dèo cho cá khoẻ mạnh mới thả ruộng.

Ông Lê Thành Long, ấp Ðá Bạc, xã Khánh Bình Tây, áp dụng kỹ thuật nuôi cá bổi 2 giai đoạn, theo đó dèo cho cá khoẻ mạnh mới thả ruộng.

Theo ông Trương Thanh Hải, từ thành công ban đầu của dự án góp phần đa dạng hoá mô hình, đối tượng nuôi có hiệu quả và tạo điều kiện phát triển kinh tế của địa phương. Bên cạnh đó, thông qua dự án còn khuyến khích sự liên kết phát triển của người dân với nhau để sản xuất dưới hình thức tổ hợp tác tạo ra sản phẩm đạt chất lượng đảm bảo an toàn thực phẩm; đồng thời, góp phần hoàn thành tiêu chí thu nhập và kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới.

Cá khô bổi là một trong những đặc sản của huyện Trần Văn Thời, được thị trường ưa chuộng.

Cá khô bổi là một trong những đặc sản của huyện Trần Văn Thời, được thị trường ưa chuộng.

"Sản phẩm cá khô bổi của huyện Trần Văn Thời nói riêng, tỉnh Cà Mau nói chung từ lâu đã được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa thích, vì vừa hợp khẩu vị, vừa mang tính đặc trưng của vùng đất rừng U Minh Hạ. Nhận thấy được điều đó, huyện đã tập trung chỉ đạo phát triển cá bổi theo hướng khép kín, phát triển sản phẩm OCOP để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân. Qua đó, các cơ sở đạt tiêu chuẩn OCOP ngày càng khẳng định được chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh quảng bá, xây dựng sàn giao dịch điện tử, đây là một hướng phát triển thị trường cho các sản phẩm OCOP của các chủ thể thời gian qua", ông Hải thông tin thêm./.

 

Loan Phương

 

Mua ngay Thập cẩm sấy giá rẻ

Chủ động sản xuất bền vững

Tại xã Lương Thế Trân, nếu 25 năm trước nông dân lén lút đưa nước mặn vào ruộng lúa để nuôi tôm, thì nay một bộ phận người dân phải tìm cách ngăn mặn, giữ ngọt để gieo sạ lúa nhằm cải tạo môi trường, giúp sản xuất hiệu quả, bền vững hơn trước thách thức của biến đổi khí hậu và môi trường tự nhiên đang ngày càng ô nhiễm.

Tôm càng xanh được giá, nông dân phấn khởi

Hiện nay, nông dân huyện U Minh bước vào vụ thu hoạch tôm càng xanh nuôi xen canh trong ruộng lúa. Mặc dù không gặp thuận lợi ở đầu vụ do ảnh hưởng nắng nóng, nhưng với sự chủ động của người dân trong khâu cải tạo đất và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nên tôm nuôi phát triển tốt, năng suất khá. Không chỉ vậy, tôm bán có giá cao hơn trung bình các năm trước từ 40-50 ngàn đồng/kg nên người dân phấn khởi.

Chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất Việt Nam và thế giới

Sáng 21/11, UBND xã Tân Ân Tây phối hợp với Công ty TNHH Xã hội tôm chứng nhận Minh Phú tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình nuôi tôm - rừng, gắn với công bố chứng nhận Dự án tôm - rừng đạt chứng nhận ASC tại xã Tân Ân Tây, Huyện Ngọc Hiển.

Ðẩy nhanh tiến độ xuống giống lúa đông xuân

Hiện nay, bà con nông dân các xã vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời đang tập trung bơm tát nước, làm đất để đẩy nhanh tiến độ xuống giống vụ lúa đông xuân 2024-2025, đảm bảo đúng lịch thời vụ.

Toàn tỉnh thành lập được 10 câu lạc bộ Nông dân tỷ phú

Chiều 20/11, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 29-NQ/HNDTW ngày 4/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khoá VI) về nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững và sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 04, 05, 06/NQ-TW khoá VII của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về xây dựng Hội Nông dân Việt Nam trong sạch vững mạnh giai đoạn 2019-2024 (gọi tắt là 3 nghị quyết).

Lấy ngắn nuôi dài, cải thiện thu nhập

Xã Nguyễn Phích, huyện U Minh có 11/20 ấp thuộc lâm phần rừng tràm. Ðể nâng cao hiệu quả trong chăm sóc, bảo vệ rừng theo hướng bền vững, người dân áp dụng nuôi trồng một số vật nuôi, cây trồng ngắn ngày, mang lại nguồn thu nhập ổn định.

Phụ nữ đồng hành phát triển kinh tế tập thể

Thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới”, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập, phát triển, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Ngọc Chánh, huyện Ðầm Dơi đã đồng hành cùng hội viên phụ nữ cơ sở, khẳng định vai trò, vị thế của mình trong cuộc sống. Trong đó, mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ đã hình thành và không ngừng mở rộng, phát triển thời gian qua, góp phần khơi dậy tiềm năng, tạo cơ hội để chị em mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho gia đình.

Tìm giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh

Phát biểu khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thuỷ sản và các sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau năm 2024, tổ chức ngày 15/11, bà Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, khẳng định: Hội nghị là cơ hội để các doanh nghiệp kinh doanh nông, thuỷ sản xuất khẩu tỉnh Cà Mau khám phá tiềm năng và dư địa của các nước trong khu vực và trên thế giới, là dịp để các doanh nghiệp, nắm bắt thông tin về các tiêu chuẩn, quy định thị trường nhập khẩu, từ đó tìm ra giải pháp cụ thể để thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Đồng thời, doanh nghiệp nước ngoài cũng sẽ được tiếp cận, đánh giá năng lực sản xuất và cung ứng của các doanh nghiệp tỉnh Cà Mau cũng như tiềm năng và lợi thế của tỉnh”.

Chia sẻ mô hình tôm sú - lúa đạt chứng nhận ASC GROUP

Nằm trong các hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024), chiều 12/11, UBND huyện Thới Bình phối hợp với Công ty TNHH Xã hội Tôm chứng nhận Minh Phú tổ chức Hội nghị tổng kết và chia sẻ mô hình tôm - lúa gắn với Lễ công bố trao chứng nhận ASC GROUP và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Thới Bình.

Sẽ đóng mới 2 tàu kiểm ngư

“Khu bảo tồn biển rộng và trải dài từ Đông sang Tây trên vùng ngư trường trọng điểm của quốc gia, theo đó cần trang bị phương tiện hiện đại phục vụ công tác tuần tra, quản lý. Theo đó, trong kế hoạch sẽ đóng mới 2 tàu kiểm ngư thực hiện công tác thực thi pháp luật trên biển với mỗi tàu có chiều dài 26 m, rộng 6,25 m, vận tốc lớn nhất (đầy tải) đạt 25 hải lý/giờ”, ông Nguyễn Việt Triều, Phó chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm ngư tỉnh, thông tin về Kế hoạch quản lý Khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau giai đoạn 2025-2030 vừa được UBND tỉnh phê duyệt.