ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 16-5-24 15:02:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Người nuôi cá bổi lo ngại trước vụ mới

Báo Cà Mau Ngoài trồng lúa, hoa màu thì nuôi cá bổi là một trong những nghề mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con nông dân huyện Trần Văn Thời. Tuy nhiên, người nuôi cá bổi đang đối mặt với nhiều khó khăn và lo ngại khi bắt tay vào vụ nuôi mới.

Diện tích nuôi cá bổi ở huyện Trần Văn Thời năm 2023 tăng 20 ha so cùng kỳ năm trước, với 421 ha, có trên 400 hộ nuôi, tập trung nhiều ở thị trấn Trần Văn Thời và các xã: Trần Hợi, Khánh Bình, Khánh Bình Ðông. Theo ghi nhận từ hộ nuôi cá bổi, vụ mùa năm qua bà con gặp khó khăn chồng chất: thời tiết bất lợi; nguồn nước ô nhiễm từ phân bón, thuốc hoá học gây chết cá; đến mùa thu hoạch gặp cảnh mất giá; năm nay mùa khô đến sớm, thiếu nước cho vụ nuôi mới...

Hiện nay, một số con kênh trên địa bàn huyện Trần Văn Thời nói chung, một số xã chuyên nuôi cá bổi nói riêng khô hạn sớm, cạn kiệt nguồn nước, bà con phải bơm nước giếng ra ao, xử lý để thả nối vụ cá bổi giống, điều đó sẽ tăng thêm chi phí sản xuất.

Gia đình anh Thạch Văn Tấn, Ấp 7, xã Khánh Bình Ðông, nuôi cá bổi được 3 năm nay. Năm 2023 anh nuôi 2 đầm, với diện tích 3.000 m2, khi cá được gần 3 tháng thì có biểu hiện đỏ thân và chết khá nhiều. Anh thu hoạch khi cá mới lên thịt, lỗ hơn 50 triệu đồng. Anh cho biết, cá chết do nguồn nước bị nhiễm độc bởi dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu từ ruộng ra kênh, châm nước từ kênh vào ao nuôi cá, do phát hiện trễ không kịp xử lý nên thiệt hại rất lớn.

Anh Tấn thông tin thêm, gần đây nhiều hộ nuôi cá bổi cũng gặp tình trạng tương tự, ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi. Cùng với đó là giá cá thương phẩm bấp bênh, người nuôi lãi thấp, hoặc lỗ nên đang rất đắn đo khi bắt tay vào vụ nuôi mới.

Thông thường, hộ nuôi cá bổi canh thu hoạch vào dịp Tết để bán được giá cao. Tuy nhiên, thời điểm Tết vừa qua, lượng cá bổi thương phẩm cung lớn hơn cầu, đẩy giá cá xuống rất thấp, dao động từ 28-30 ngàn đồng/kg loại 8 con/kg, giảm gần một nửa so với năm trước.

Vì nguyên nhân trên mà hộ ông Thạch Phul, Ấp 7, xã Khánh Bình Ðông, chỉ thu hoạch 2 đầm trong Tết, chừa 1 đầm đợi qua Tết thu hoạch với hy vọng giá cá sẽ tăng trở lại, tuy nhiên, đến nay giá cá vẫn giậm chân tại chỗ, thậm chí thấp hơn. Với 3 đầm nuôi đạt hiệu quả, sản lượng trên 20 tấn cá thương phẩm nhưng ông Phul chỉ thu lãi khoảng 200 triệu đồng, giảm lợi nhuận 50% so cùng kỳ (năm 2022 lãi 400-450 triệu đồng).

Ông Thạch Phul (người đứng) có 3 đầm nuôi cá bổi đạt hiệu quả nhưng chỉ thu lãi khoảng 200 triệu đồng (cùng kỳ lãi hơn 400 triệu đồng).

Với mức giá như hiện nay, 28 ngàn đồng/kg/8 con, ước tính nếu đạt hiệu quả, với đầm cá 1.500 m2, thu 5-6 tấn cá thương phẩm thì chỉ lời khoảng 30-40 triệu đồng/đầm/4 tháng nuôi; nếu gặp chút rủi ro hoặc không đạt đầu con thì từ huề đến lỗ vốn.

Hiện nay, cá bổi loại 8 con/kg chỉ có giá 28 ngàn đồng/kg, giảm 20-40 ngàn đồng so với năm trước.

Anh Nguyễn Hoàng Anh, Ấp 8, xã Khánh Bình Ðông, cho biết: "Năm qua, tôi nuôi 1 đầm khoảng 2.000 m2 và thực hiện tiết kiệm tối đa các khoản chi tiêu trong sản xuất bằng cách như: tự ép cá bổi giống (tiết kiệm tiền con giống), nuôi số lượng thưa (tiết kiệm thức ăn), trữ nước có sẵn trong ao, đìa (không phải bơm nước)... và nuôi đạt hiệu quả, tuy nhiên chỉ lãi khoảng 30-40 triệu đồng, chưa kể tiền công chăm sóc 3-4 tháng trời". Theo anh Hoàng Anh, tuy gặp rất nhiều khó khăn và lo lắng, nhưng từ nhiều năm qua bà con nơi đây gắn bó với nghề nuôi cá bổi, đầu tư nhiều chi phí cải tạo ao đầm, nên không thể bỏ nghề.

 Anh Nguyễn Hoàng Anh, Ấp 8, xã Khánh Bình Đông, đến tận ao mua cá bổi trứng về tự ép con giống chuẩn bị cho vụ mùa mới, tiết kiệm chi phí sản xuất.

Nhiều hộ nuôi cá bổi cho rằng đây là một năm đầy khó khăn và mong muốn sự hỗ trợ từ ngành chức năng, như: quy hoạch vùng nuôi cá bổi; trữ hệ thống nước an toàn, vừa kiểm soát dư lượng phân, thuốc hoá học dẫn ra từ ruộng lúa, bởi đa phần người dân tận dụng nguồn nước từ kênh bơm vào ao nuôi cá, đồng thời sẽ hạn chế được ảnh hưởng của tình trạng khô hạn, cạn kiệt nước vào mùa khô; đầu tư hệ thống cấp đông quy mô lớn, trữ cá thương phẩm phục vụ nhu cầu làm cá khô tại địa phương, thay vì phải mua từ các tỉnh bạn khi cá khan hiếm...

 

Loan Phương

 

Ươm dèo sò huyết giống trên sông - Nguy cơ tai nạn điện

Tình trạng ươm, dèo sò huyết trên sông gây mất an toàn giao thông đường thuỷ nội địa đã tồn tại nhiều năm, nay phát sinh thêm việc sử dụng điện không an toàn, tiềm ẩn xảy ra tai nạn điện đối với người sử dụng và các phương tiện thuỷ lưu thông, nhất là khi mùa mưa bão bắt đầu như hiện nay.

Thành công từ nuôi tôm "thuận thiên"

Hộ ông Hồ Minh Anh, ấp Công Trung, xã Trần Thới, là một trong những nông dân đi đầu áp dụng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) và QCCT 2 giai đoạn ở địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao ngay trong thời điểm nắng hạn gay gắt.

Ngăn chặn khai thác vi phạm từ nhận thức

Thời gian qua, xã Khánh Tiến rất quan tâm thực hiện công tác phòng, chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), nhất là ngăn chặn tình trạng tàu khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài.

Mua giống trôi nổi, nông dân thiệt đủ bề

Cây giống là nguyên liệu đầu vào, có vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, tại huyện U Minh, thời gian qua cây giống kém chất lượng, nhất là keo lai giống, vẫn len lỏi ở nhiều nơi. Tin theo lời quảng cáo của người bán và chiêu đánh vào tâm lý muốn mua cây giống giá rẻ để tiết kiệm chi phí sản xuất, đã có nhiều trường hợp mua cây giống trôi nổi, hậu quả là mất tiền, thời gian, công sức và thiệt hại nặng nề về kinh tế.

Làm giàu từ con tôm

Hiện nay, huyện Ðầm Dơi có 299 ha, với 492 hộ nuôi tôm thâm canh; hơn 1.500 ha, với hơn 1.900 hộ nuôi nuôi tôm siêu thâm canh. So với trước đây, diện tích nuôi tôm siêu thâm canh phát triển khá nhanh, vì hiệu quả kinh tế đem lại khá cao, bình quân đạt 30-40 tấn/ha/vụ.

Số hoá quản lý khai thác

Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) không ngừng đẩy mạnh số hoá trong quản lý, khai thác thuỷ sản, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thống kê, kiểm soát tàu cá, chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Siết chặt quản lý chất lượng tôm giống

Cà Mau có lợi thế và tiềm năng phát triển kinh tế thuỷ sản, đặc biệt là mặt hàng tôm. Với diện tích nuôi và sản lượng lớn, phong phú về chủng loại, phương thức canh tác đa dạng, nên việc quản lý, kiểm dịch chất lượng tôm giống luôn được ngành chức năng tăng cường, nhằm mang lại lợi ích cho người nuôi, giữ vững giá trị cho con tôm Cà Mau trên thị trường.

Chủ động sản xuất vụ lúa hè thu

Theo kế hoạch, vụ lúa hè thu năm nay, huyện Trần Văn Thời xuống giống 28.954 ha. Ðến thời điểm này, nông dân trong huyện đã cày ải phơi đất được hơn 25.070 ha; với gần 3.870 ha còn lại, do mặt đất khô cứng, máy cày không hoạt động được, làm chậm tiến độ cày ải.

Cua nuôi thiệt hại - Nông dân khó khăn

Huyện Ngọc Hiển có hơn 23.100 ha nuôi thuỷ sản. Bên cạnh con tôm, thời gian qua, con cua trở thành đối tượng nuôi chủ lực, hiệu quả kinh tế cao, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Tuy nhiên, gần đây tình trạng cua chết xảy ra ở nhiều địa phương trong huyện, khiến chất lượng và sản lượng cua thương phẩm sụt giảm, nông dân lao đao.

Kỳ vọng nâng giá trị tôm càng xanh

Ðầu tháng 4 vừa qua, Trường Thuỷ sản (Trường Ðại học Cần Thơ) tổ chức Hội thảo, tập huấn về quy trình gây mê tôm càng xanh và chế biến sản phẩm từ tôm càng xanh tại Cà Mau, trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp tỉnh: “Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch nâng cao giá trị tôm càng xanh tại tỉnh Cà Mau” do PGS.TS Lê Thị Minh Thuỷ làm chủ nhiệm, cơ quan chủ quản là Sở KH&CN tỉnh Cà Mau.