ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-4-25 19:43:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hương xuân trên vùng ngọt

Báo Cà Mau Về vùng ngọt huyện Trần Văn Thời những ngày này, cảm nhận không khí Tết đến thật gần. Các làng nghề đang hết sức nhộn nhịp sản xuất ra lượng hàng hoá lớn phục vụ nhu cầu thị trường, với hy vọng mang về nguồn thu nhập khá để đón cái Tết tròn đầy, sung túc.

Nghề nuôi cá bổi và làm khô cá bổi là nghề truyền thống, và khô cá bổi là một trong những mặt hàng đặc sản của người dân huyện Trần Văn Thời, được khách hàng khắp nơi ưa chuộng, tiêu thụ mạnh nhất vào dịp Tết.

Nông dân huyện Trần Văn Thời thu hoạch cá bổi.

Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp cá khô bổi Tư Hùng nổi tiếng với sản phẩm cá khô bổi đạt OCOP 3 sao. Cá nguyên liệu được bao tiêu thu mua từ các thành viên trong HTX nên nguồn cá bổi luôn đảm bảo nuôi theo quy trình, kỹ thuật, chất lượng và dồi dào. HTX cung ứng hàng trăm tấn khô bổi mỗi năm, cao điểm nhất vào dịp lễ, Tết; tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng chục lao động ở địa phương.

Ghé qua làng nghề chuối khô xã Trần Hợi, hình ảnh những vỉ chuối ép vàng ươm phơi mình đón nắng, mùi mật chuối đượm hương. Cơ sở sản xuất chuối khô Bảy Hoàng có gần 30 nhân công, làm các công đoạn từ xếp chồng buồng chuối để ủ, lột chuối, ép chuối, phơi, canh nắng, lên giàn, hạ giàn, đóng gói... Hầu hết lao động là chị em phụ nữ, ai cũng nhanh tay, lành nghề, chịu thương chịu khó. Nhờ có nghề làm chuối khô mà nhiều người có công việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định từ 4-5 triệu đồng/tháng.

Cơ sở chuối khô Bảy Hoàng tất bật làm ra những mẻ chuối khô kịp phục vụ thị trường Tết.

Là thế hệ thứ ba tiếp nối nghề chuối khô truyền thống của gia đình, bằng tâm huyết, anh Trần Duy Thanh xây dựng thương hiệu chuối khô Bảy Hoàng đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao từ năm 2020. Giá chuối khô đến nay luôn ổn định từ 35 ngàn đồng/kg. Những năm trước, máy sấy công suất khoảng 400 kg/ngày. Năm 2023, cơ sở nhận đơn đặt hàng nhiều hơn nên máy hoạt động gấp đôi công suất, lên 800 kg/ngày. Máy sấy hoạt động quanh năm, không bị phụ thuộc thời tiết nên chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo. Tranh thủ trời nắng là đem phơi rồi đưa vào máy sấy nên chuối có hương vị thơm ngon nhân công cũng đỡ vất vả hơn.

Anh Thanh phấn khởi: “Vô vụ Tết, đơn đặt nhiều, lượng tiêu thụ tăng 50% so với năm trước. Mỗi tháng cơ sở sản xuất và bán ra hơn 20 tấn chuối khô, thu mua hơn 80 tấn chuối nguyên liệu của những nhà vườn trồng chuối hữu cơ”.

Không chỉ chuối khô, cá khô bổi, mà trên vùng ngọt Trần Văn Thời, nông dân còn tích cực trồng rau màu, cây ăn trái, xây dựng thương hiệu nông sản nâng cao giá trị sản phẩm. Ông Võ Văn Hải, ấp Kinh Hãng A, xã Khánh Hưng, thành viên HTX Cây ăn trái sạch Khánh Hưng, đang chăm chút vườn bưởi da xanh chuẩn bị thu hoạch vụ Tết. Hơn 300 gốc bưởi của ông trong năm qua cho thu hoạch gần 10 tấn trái. “Khi tham gia vào HTX, tôi được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây, 2 năm rồi đều được bao tiêu đầu ra, giá cả. Dịp tết Nguyên đán, giá bưởi bán ra từ 35 ngàn đồng/kg, còn ngày thường thì khoảng 20 ngàn đồng/kg. Vùng đất này trồng bưởi cho trái rất ngọt, mọng nước, nhưng phải chăm sóc rất kỹ, phòng trừ sâu bệnh, bổ sung chất dinh dưỡng thì cây mới khoẻ, trái mới tròn đều, bán giá cao”, ông Hải chia sẻ.

Bưởi da xanh ruột hồng của HTX Cây ăn trái sạch Khánh Hưng đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao, chuẩn bị thu hoạch mùa vụ Tết.

Những ngày giữa tháng Chạp, ở vùng quê này, nhà nông ai cũng bận rộn, vất vả hơn, nhưng lại rộn rã tiếng cười nói trong gia đình, bà con xóm giềng cùng nhau lao động, sản xuất, mong đón cái Tết no ấm./.

 

Thảo Mơ

 

Tạo điều kiện để đồng bào phát triển đời sống tốt hơn

Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên, thời gian qua, các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện Trần Văn Thời dành sự quan tâm đặc biệt chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn, cũng như tạo điều kiện cho đồng bào giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp và làm đa dạng, phong phú bản sắc văn hoá các dân tộc anh em.

Cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên gương mẫu phát triển kinh tế

Không trông chờ, ỷ lại vào các chế độ, chính sách của Nhà nước và sự trợ giúp của địa phương, với bản chất của anh Bộ đội Cụ Hồ, cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên (72 tuổi, Ấp 2, xã Tắc Vân) luôn siêng năng, cần cù, tích cực trong lao động, thực hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Chuẩn bị xuống giống vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân huyện Trần Văn Thời đang tập trung làm đất, chuẩn bị sẵn sàng lúa giống và các loại vật tư nông nghiệp, chờ đến lịch mùa vụ sẽ tiến hành xuống giống vụ lúa hè thu.

Gỡ khó, tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp

Thời gian qua, rừng và đất lâm nghiệp không chỉ góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế, giảm nghèo, mà còn mang lại giá trị trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế lâm nghiệp vẫn chưa được phát huy xứng tầm với tiềm năng, do vẫn còn những điểm nghẽn.

Mùa chụp đìa

Vào mùa hạn, khi những cánh đồng nhấp nhô rơm rạ, các con kênh khô nước cũng là lúc vào mùa chụp đìa. Ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, mùa này là lúc bà con nô nức cùng nhau vần công để chụp đìa, chia cá. Dân ở xứ cá đồng cũng vui lây vì có thêm thu nhập lúc nông nhàn.

Hợp tác xã “Cây ăn trái sạch Khánh Hưng” hướng đến môi trường kinh doanh điện tử

Ðược thành lập và đi vào hoạt động hơn 5 năm qua, Hợp tác xã (HTX) "Cây ăn trái sạch Khánh Hưng", xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng. Ðặc biệt, HTX đang hướng đến môi trường kinh doanh điện tử, nhằm quảng bá sản phẩm và bắt nhịp với quá trình chuyển đổi số.

Sản xuất con giống - Phát triển nghề nuôi thuỷ sản

Giống thuỷ sản là đối tượng phục vụ nghề nuôi thuỷ sản, giúp tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, do môi trường nước ô nhiễm cùng với việc khai thác, đánh bắt theo cách huỷ diệt đã làm cho giống loài thuỷ sản ở môi trường tự nhiên gần như cạn kiệt.

Triển vọng nuôi cá tra thương phẩm

Hiện nay, nhiều hộ ở vùng ven TP Cà Mau thực hiện mô hình nuôi cá tra khá hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Khác với quy mô công nghiệp như ở các tỉnh trong khu vực, mô hình nuôi cá tra ở đây khá đơn giản, ít tốn chi phí, được xem là hướng đi triển vọng cho nông dân.

Ðổi mới để nuôi tôm hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động nên đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trong huyện đã đổi mới, sáng tạo và thành công với nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, trong đó có không ít mô hình là sáng kiến mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng.

Tạo động lực bứt phá cho ngành tôm

Ngành tôm - ngành kinh tế mũi nhọn, tiếp tục giữ vai trò chủ lực đóng góp cho phát triển kinh tế tỉnh, đóng góp 49% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2024, ước đạt 7.476 tỷ đồng. Không chỉ mang lại nguồn thu lớn, góp phần đưa Cà Mau vươn tầm trên bản đồ thuỷ sản Việt Nam và thế giới, ngành tôm còn tạo sinh kế bền vững cho hàng trăm ngàn hộ dân, thúc đẩy mô hình hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ.