ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-7-25 06:42:46
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

OCOP vào xuân

Báo Cà Mau Những ngày này, các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Ðầm Dơi đang chạy đua tăng năng suất, nhằm đáp ứng nhu cầu dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Hệ thống máy nhồi, máy tạo viên, bếp chiên, máy hút chân không được hỗ trợ đầu tư vào tháng 10/2023 giúp việc sản xuất chả cá viên của Hợp tác xã (HTX) Huy Thịnh dễ dàng, thẩm mỹ, vệ sinh và chất lượng hơn. Trong tổng chi phí đầu tư 192 triệu đồng, cơ sở được Sở Công thương hỗ trợ 43% từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương. Nếu trước đây mất từ 4-5 tiếng mới chế biến 10 kg nguyên liệu tươi (ra 7 kg chả chiên thành phẩm) thì hiện nay cơ sở chỉ mất hơn 1 tiếng. Từ đó tạo điều kiện để sản xuất số lượng lớn, chất lượng và đạt độ thẩm mỹ.

HTX Huy Thịnh đầu tư máy chiên chả cá phi nên hiệu quả đem lại khá cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết.

Tuy mới được thành lập vào cuối năm 2022, HTX Nuôi trồng thuỷ sản Huy Thịnh, xã Tân Duyệt, huyện Ðầm Dơi, đã khẳng định uy tín với 5 sản phẩm OCOP 3 sao, công nhận vào năm 2023. Tính riêng năm qua, cơ sở xuất bán hơn 16 tấn sản phẩm các loại, như chả cá, mắm tôm, khô, ba khía đến nhiều thị trường. Thời điểm Tết đến, cơ sở chuẩn bị tập trung với số lượng gấp 3 lần thời điểm bình thường. Trong đó, 2 tấn mắm tôm, 1 tấn chả cá phi và hàng trăm kí-lô-gam ba khía muối.

 Bà Mã Ngọc Thêm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc HTX Nuôi trồng thuỷ sản Huy Thịnh, cho biết: “So với ngày thường thì dịp Tết là thời điểm HTX đầu tư thêm nguồn nguyên liệu để chế biến các sản phẩm OCOP phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Năm nay, HTX sẽ đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các đơn đặt hàng, vừa tăng thêm thu nhập vừa giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương”.

Thành lập từ năm 2021, HTX Trúc Thương, ấp Tân Hiệp, xã Tân Dân, huyện Ðầm Dơi, đến nay vẫn giữ được uy tín từ các sản phẩm có nguồn gốc từ con tôm thiên nhiên thu mua tại địa phương. Có kinh nghiệm trong nghề hơn 11 năm, tuy nhiên, từ khi bước vào kinh tế tập thể, bà Trần Xuân Oanh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc HTX mới có thêm cơ hội khẳng định năng lực quản lý kinh doanh. Tính riêng trong năm 2023 cơ sở xuất bán hơn 5 tấn sản phẩm, mức giá khoảng 1,1-1,5 triệu đồng, tuỳ vào thời điểm và kích cỡ. Ðặc biệt, HTX có 4 sản phẩm OCOP được gắn 3 sao từ năm 2022, gồm tôm khô, chà bông, mắm tôm, tôm xẻ.

Nhân công của HTX Trúc Thương chế biến các sản phẩm từ tôm.

Ðược biết, để đảm bảo chất lượng thành phẩm, nguyên liệu đầu vào phải là tôm thẻ thiên nhiên đuôi đỏ, từ 40 con/kg, tôm đất sống không qua ướp đá. Trung bình 8 kg tôm tươi sẽ tạo ra 1 kg tôm khô. Vào năm 2023, cơ sở trích 160 triệu đồng để đầu tư hệ thống nhà sấy với công suất 400 kg/mẻ trong 13 giờ vận hành. Nhờ đầu ra ổn định, HTX đã chuẩn bị cho vụ tết Nguyên đán từ khoảng tháng 10 âm lịch. Giá bán dịp Tết có thể cao hơn, đặc biệt là loại hàng tuyển đạt mức giá 1,8 triệu đồng/kg. Năm 2023, 7 thành viên HTX được chia đều lợi nhuận, riêng bà Oanh đạt mức 210 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Cơ sở cũng tạo việc làm cho 15 nhân công địa phương.

 Bà Trần Xuân Oanh cho biết: “Khách hàng quan tâm đến HTX Trúc Thương nhiều hơn thông qua quảng bá sản phẩm, chất lượng đảm bảo nên được người tiêu dùng tin tưởng".

HTX Trúc Thương xã Tân Dân đang luộc tôm để làm tôm khô.

Tết đến, xuân về, gạt bỏ nỗi lo toan thường nhật, ai ai cũng trở về với quê hương để đoàn tụ cùng gia đình, chuẩn bị cho một cái Tết sung túc, no đủ. Theo phong tục cổ truyền của dân tộc Việt Nam, điều mọi người hướng đến trong những ngày Tết cổ truyền dân tộc là mâm cỗ ngày Tết, trước hết là để cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ, sau đến là con cháu trong gia đình cùng nhau thụ hưởng lộc, thưởng thức những món ăn ngày Tết ấm áp, sum vầy. Ðể có được mâm cỗ ngon, đủ đầy, gia đình nào cũng phải lựa chọn cho mình những sản phẩm tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế, đồng thời hướng người dân tìm đến những sản phẩm sạch mang thương hiệu địa phương, huyện Ðầm Dơi đã hỗ trợ cũng như phối hợp tham gia nhiều hội chợ OCOP do tỉnh tổ chức để cung cấp nguồn hàng hoá phong phú, bình ổn thị trường, nhất là những mặt hàng nông sản, thực phẩm, đồ uống trong dịp đón Tết cổ truyền dân tộc.

Ðể có được những sản phẩm OCOP như ngày hôm nay và được thị trường, người tiêu dùng chấp nhận, huyện Ðầm Dơi đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất. Ðến nay, Chương trình OCOP đã có 11 chủ thể với 44 sản phẩm được công nhận đạt sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Sản phẩm OCOP 4 sao có 3 chủ thể với 10 sản phẩm.

Quan trọng hơn, Chương trình OCOP đã tạo được nhận thức quan trọng cho Nhân dân trong toàn huyện về sản xuất hàng hoá và tổ chức dịch vụ; phát huy tiềm năng, lợi thế về đa dạng sản phẩm, văn hoá, cảnh quan vùng nông thôn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Ông Nguyễn Phương Bình, Phó chủ tịch UBND huyện Ðầm Dơi, cho biết: “UBND huyện chỉ đạo các ngành chuyên môn tuyên truyền vận động các chủ thể OCOP tập trung nguồn hàng. Qua rà soát các mặt hàng chuẩn bị như: tôm khô, cá khô, bánh phồng tôm... các chủ thể chuẩn bị khá đầy đủ và chất lượng cao, vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết, vừa quảng bá sản phẩm OCOP đến bạn bè trong và ngoài tỉnh”.

Có thể khẳng định, Chương trình OCOP đã tiếp thêm sức mạnh và nâng tầm giá trị cho sản phẩm nông nghiệp của huyện Ðầm Dơi./.

 

Thành Quốc

 

Tham khảo Vượt thời gian

Khát vọng làm giàu từ biển

Với nhiều công trình, dự án, giải pháp đã và đang được triển khai nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế từ biển, mục tiêu xây dựng Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế biển bền vững trong vùng và của cả nước vào năm 2030 dần trở thành hiện thực.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn

Với vị trí địa lý đặc thù là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu bờ biển dài, nhiều cửa sông lớn thông ra biển, mở ra tiềm năng to lớn cho nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ðặc biệt, sau hợp nhất giữa 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu sẽ tạo không gian phát triển kinh tế thuỷ sản rộng lớn.

Hiệp sức nâng tầm sản vật

Ðã qua, phát huy lợi thế phong phú sản vật, Cà Mau và Bạc Liêu triển khai thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng tầm giá trị đặc sản địa phương, nâng cao đời sống Nhân dân. Thế nên, khi Cà Mau và Bạc Liêu hợp nhất, ví như “chìa khoá" mở ra nhiều cơ hội cho các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông thôn đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh vươn tầm hơn nữa.

Quyết tâm đạt tăng trưởng GRDP sau hợp nhất tỉnh

“Đây là một nhiệm vụ rất khó, phải tập trung hết sức lực để tạo khí thế mới, niềm tin mới sau hợp nhất tỉnh. Việc thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng là tiêu chí đánh giá cán bộ năm 2025, đặc biệt là người đứng đầu”. Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải đã nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau năm 2025 đạt 8% trở lên”, diễn ra vào sáng 27/6.

Lực lượng xung kích trong truyền thông chính sách

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh cho người dân, truyền thông chính sách giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đó, báo chí chính là lực lượng xung kích, không chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền mà còn đồng hành, phản biện và giám sát quá trình thực thi chính sách, pháp luật. Tại tỉnh Cà Mau, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và báo chí địa phương đã minh chứng rõ nét cho vai trò này.

Tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế tỉnh Cà Mau đã chuyển biến tích cực, góp phần đưa nền kinh tế tỉnh vượt qua được những khó khăn, thách thức trước những biến động chưa từng có của bối cảnh trong nước và quốc tế.

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Người bạn tin cậy phát triển

 “Báo chí là một kênh quảng bá, giới thiệu uy tín, tin cậy, có sức lan toả lớn đối với doanh nghiệp (DN). Báo chí trở thành diễn đàn, cầu nối để cộng đồng DN gởi gắm tâm tư, tình cảm, kiến nghị, đề xuất cho sự ổn định, phát triển. Báo chí góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh, tạo ra sự liên kết, cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, góp phần xây dựng một cộng đồng DN Cà Mau ngày càng lớn mạnh”, ông Lê Hoàng Phước, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, khẳng định.

Để hoạt động hợp tác xã đúng và tốt hơn

Sáng 23/6, Liên minh HTX tỉnh kết hợp với Trường Trung cấp nghề và Đào tạo cán bộ hợp tác xã (HTX) miền Nam tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kinh tế tập thể, HTX năm 2025.