ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 22:38:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nặng lòng “xóm đảo”

Báo Cà Mau (CMO) “Xóm bên đó giờ này không có ai đâu, họ đi rừng từ sáng sớm, chiều tối mịt mới về. Nước lớn, ròng chảy xiết, muốn qua khó lắm”, chị Thái Thu Đông, ấp Nhà cũ, xã Quách Phẩm Bắc, huyện Đầm Dơi ngăn tôi lại khi vừa bước chân xuống chiếc xuồng tròng trành để qua cái nơi được cho là “xóm đảo” ấy.

Giáp với ấp Tấn Ngọc, xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi, khu đất chỉ vài héc-ta, khoảng 9-10 hộ sống hơn 10 năm nay. Nghe đâu xóm đảo này có lâu rồi, lúc đầu là khu đất nối liền thuộc ấp Nhà Cũ (xã Quách Phẩm Bắc). Sau đó, khoảng năm 2010, múc đường kênh đi tắt ngang khu vực này để lấy đất làm con lộ nhựa của xã, từ đó nơi đây bị chia cắt đến bây giờ.  

Nhọc nhằn mưu sinh

Người dân ấp Nhà Cũ, xã Quách Phẩm Bắc, huyện Đầm Dơi hầm than sống qua ngày.

Không đất sản xuất, mỗi nóc gia trong khu này chỉ vỏn vẹn cái nền nhà và một khoảnh đất nhỏ phía sau. Người dân buộc phải đi mưu sinh nơi khác. Họ theo chiếc ghe của mẹ chị Thái Thu Đông để qua xã Tam Giang, huyện Năm Căn vào rừng đốn củi. Chị Thu Đông chia sẻ: “Họ đi làm củi với mẹ tôi tận Kênh 17 (xã Tam Giang, huyện Năm Căn). Mẹ tôi đứng ra thu mua, mấy cậu, dì bên xóm đảo cũng đi theo rồi bán lại cho ghe, còn một ít thì đem về hầm than bán. Mỗi ngày thu nhập từ 400.000-500.000 đồng”.

Người lớn vào rừng, còn trẻ con thì ở lại, đứa lớn trông em, coi nhà cửa. Chuyện học hành của các em cũng trở nên gian nan hơn, bởi muốn đến trường phải qua con kênh nước chảy xiết kia. Chị Đông thở dài: “Bên đó đi học cực lắm, chắc còn 7-8 đứa đi học. Nước ròng, nước lớn ở đây khó lên xuống, khi ròng con kênh này chỉ còn lòng lạch, phải bắc 2 chiếc xuồng nối 2 bờ kênh để học sinh đi qua. Cha mẹ tụi nó đi làm hết, phải mượn người đưa, ngày 2 buổi đến trường như thế đó”.

Khó khăn là thế nhưng theo cán bộ địa phương, khu vực này chỉ có 3 hộ nghèo, 1 hộ cận nghèo (mà chắc năm nay cũng đưa ra). Nguyên nhân là do mẫu bình xét hộ nghèo về điều kiện sống nên dù hoàn cảnh nghèo thật nhưng vẫn bị lọt ra ngoài hết.

Khu vực “xóm đảo” nằm đìu hiu bên con kênh ấp Nhà Cũ, xã Quách Phẩm Bắc, huyện Đầm Dơi.

Chỉ vào căn nhà bỏ hoang gần đó, chị Thu Đông cho biết, nhà bên đó bỏ đi huyện U Minh làm ăn chớ ở đây biết làm gì ngoài căn nhà ở, không có gì để sống. Xin cây cầu bắc qua kênh lâu rồi nhưng không thấy. Mùa này nước ngập, mọi người hay gọi xóm đó là “đảo bị nhấn chìm”.

Ngụ cùng ấp, ngôi nhà của bà Lâm Thị Tám cũng không mấy lành lặn hơn. Căn nhà dột nát, vừa được người em út cho mượn ít vốn để sửa sang qua mùa mưa. Cả 4 đứa con bà Tám đều đi Bình Dương làm thuê kiếm sống, bà ở nhà trông 3 đứa cháu. Bà Tám bộc bạch: “Sống ở đây mấy chục năm, hồi đó mẹ cho nền nhà ra riêng, thấy dột quá, cậu út cho mượn tiền sửa lại. Gia đình thuộc diện hộ nghèo đã 3 năm nay, không biết khi nào mới thoát nghèo. Giờ chỉ biết ở nhà giữ cháu, đợi con hàng tháng gửi tiền về chớ không có việc gì làm”.

Cần một hướng đi

Quách Phẩm Bắc là xã đặc biệt khó khăn của huyện Đầm Dơi. Theo đó, toàn xã có 5 ấp đặc biệt khó khăn, bao gồm ấp Kinh Ngang, Kinh Chuối, Nhà Dài, Cầu Ván và Nhà Cũ. Trong đó, ấp khó khăn nhất là Kinh Ngang với 16,4% hộ nghèo, ấp Nhà Cũ với gần 7%.

Phó chủ tịch UBND xã Quách Phẩm Bắc Mai Yến Chinh trần tình: “Xuất phát điểm là xã nghèo, cũng là địa phương khó khăn nhất của huyện. Kết cấu hạ tầng yếu kém, đồng bào dân tộc đông nên đời sống vô cùng khó khăn”.
Do vậy, dù đến nay xã đã đạt 12/19 tiêu chí, nhưng khó nhất vẫn là tiêu chí hộ nghèo. Tính đến tháng 10/2020, xã còn 7,7% (giảm gần 4% so với đầu năm). Trong đó, toàn xã có 116 hộ đồng bào dân tộc (19 hộ nghèo dân tộc, 14 cận nghèo). Đa phần hộ nghèo của xã đều không đất và ít đất sản xuất.

Cũng vì lý do đó mà công tác hỗ trợ mô hình sản xuất cho hộ nghèo để thoát nghèo cũng trở nên xa vời. Bà Chinh cho biết, địa phương có triển khai mô hình nhưng chủ yếu chọn hộ có điều kiện. Việc nhân rộng mô hình rất khó vì những hộ còn lại không đất sản xuất. Đối với những hộ này chủ yếu vận động tham gia sàn giao dịch việc làm để đi làm ăn cải thiện cuộc sống.

Điều kiện sống khó khăn, kéo theo thu nhập bình quân đầu người toàn xã hiện chỉ đạt 29,5 triệu đồng. Mỗi năm toàn xã có trên 1.000 lượt người đi làm ăn xa, những hộ bám trụ thì đi làm mướn, con nít đi lượm phế liệu, mò sò sống đắp đổi qua ngày. Dù đã hỗ trợ nhà ở, khoan cây nước, bồn nước, cho xe đạp, xuồng, kéo điện nhưng chưa thấm vào đâu, bà Chinh cho biết thêm.

Mưa càng lúc càng nặng hạt, lòng nặng trĩu, chợt nghĩ ngày mai đời sống của những con người nơi đây sẽ ra sao? Cánh rừng họ mưu sinh ấy rồi sẽ như thế nào, khi xã Quách Phẩm Bắc còn quá nhiều khó khăn, nhọc nhằn./.

Hồng Nhung

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.