ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-10-24 21:03:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nâng tầm tôm Việt - Bài 2: Đổi mới tổ chức, mô hình sản xuất

Báo Cà Mau (CMO) Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau tập trung đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp phù hợp với điều kiện từng vùng, sản phẩm hàng hoá. Tổ chức lại sản xuất theo hướng chuyển mạnh khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của tỉnh; tăng cường thực hiện phương thức liên kết, hợp tác sản xuất theo chuỗi giá trị và phát triển bền vững.

> Bài 1: Thêm cơ hội cho tôm Cà Mau

Nền tảng từ kinh tế hợp tác

Ðổi mới, nâng cao vai trò của kinh tế hợp tác, lấy kinh tế hợp tác làm nền tảng để tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết nông hộ, liên kết các nguồn lực để sản xuất theo quy mô lớn, tập trung..., đáp ứng nhu cầu sản phẩm hàng hoá cho thị trường; củng cố năng lực, vai trò và hiệu quả hoạt động các tổ chức hợp tác của nông dân trong các chuỗi, từ khâu cung cấp dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch đến chế biến, bảo quản và tiếp cận thị trường.

Triển khai kế hoạch phát triển liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2022-2025. Hoàn thiện, triển khai nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi, gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng. Ðẩy mạnh hợp tác, liên kết vùng, tiểu vùng trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thuỷ sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, trong đó tôm là sản phẩm chủ lực, chiếm 80% tổng giá trị sản xuất thuỷ sản.

Thuỷ sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, trong đó tôm là sản phẩm chủ lực, chiếm 80% tổng giá trị sản xuất thuỷ sản. Diện tích nuôi tôm của tỉnh gần 280.000 ha, sản lượng trung bình khoảng 200 ngàn tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD/năm (chiếm khoảng 30% giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước); luôn đứng đầu về diện tích, sản lượng, giá trị xuất khẩu, xứng đáng là thủ phủ ngành tôm của cả nước. Quy hoạch đến năm 2025, sản lượng tôm đạt 280 ngàn tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,4 tỷ USD, tiếp tục phát triển và giữ vững vị trí đứng đầu cả nước.

Về sản phẩm OCOP, đến nay tỉnh đã có 101 sản phẩm OCOP được công nhận 3-4 sao (3 sản phẩm đạt 4 sao, 98 sản phẩm đạt 3 sao); trong đó có nhiều sản phẩm làm từ tôm, như bánh phồng tôm, tôm khô, tôm rang, chà bông tôm, tôm khô sinh thái, tôm xẻ, tôm khô tách vỏ... Theo kế hoạch thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025, phấn đấu ít nhất 5 sản phẩm đạt 5 sao và 197 sản phẩm đạt từ 3-4 sao.

Bên cạnh những kết quả đạt được, nghề nuôi tôm của tỉnh chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế sẵn có, tổ chức sản xuất còn phân tán, nhỏ lẻ, khó thực hiện liên kết chuỗi trong sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và tiêu thụ sản phẩm. Chất lượng sản phẩm còn hạn chế, thị trường tiêu thụ chưa ổn định; thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu, thừa nguyên liệu, dẫn đến tranh mua, ép giá lẫn nhau; việc ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất còn nhiều hạn chế; chưa xây dựng được thương hiệu tôm Cà Mau, dẫn đến nguy cơ mất danh hiệu dẫn đầu cả nước. Ðồng thời, các sản phẩm OCOP của tỉnh thời gian qua chưa được nhiều người tiêu dùng trong nước biết đến, tỷ lệ các sản phẩm đưa vào siêu thị và các hệ thống bán lẻ chưa cao, các sản phẩm OCOP chủ yếu sơ chế hoặc chế biến đơn giản, giá trị gia tăng thấp, chưa đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bao bì, kiểu dáng công nghiệp...

Ðổi mới, nâng cao vai trò của kinh tế hợp tác, lấy kinh tế hợp tác làm nền tảng để tổ chức lại sản xuất.

Tạo cơ hội từ Festival Tôm

“Festival Tôm 2023 tập trung thực hiện xúc tiến đầu tư và thương mại ngành tôm gắn với tổ chức Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ÐBSCL lần thứ 2. Sở NN&PTNT tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết gồm 4 hoạt động chính của Festival Tôm năm 2023 và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ÐBSCL”, ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, cho biết.

Cũng theo ông Vũ, các hoạt động chính cụ thể xoáy sâu vào hoạt động diễn đàn xúc tiến đầu tư, diễn đàn xúc tiến thương mại, tổ chức không gian diễn đàn, tổ chức hội thi ẩm thực tôm... Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ÐBSCL có 4 hoạt động: tổ chức không gian diễn đàn (các sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau và các tỉnh ÐBSCL; một số sản phẩm OCOP đặc trưng của các vùng, miền khác; hội chợ thương mại); khai mạc Diễn đàn OCOP vùng ÐBSCL và Hội chợ thương mại tỉnh Cà Mau (chủ đề: “OCOP - Vượt sóng vươn xa”); Diễn đàn phát triển sản phẩm OCOP; Hội chợ thương mại.

Song song đó là hoạt động văn hoá nghệ thuật: lễ khai mạc và bế mạc Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP - 2023, tổ chức các hội thi, lễ hội ẩm thực thuỷ sản Cà Mau, biểu diễn nghệ thuật. Chương trình tham quan, du lịch: Tham quan các mô hình nuôi tôm thân thiện với môi trường, như nuôi tôm sinh thái, tôm thâm canh, siêu thâm canh; vùng nuôi tôm có chứng nhận quốc tế; mô hình sản xuất tôm giống chất lượng cao; tham quan nhà máy chế biến công nghệ tiên tiến…

Mục tiêu của các hoạt động hướng đến xúc tiến đầu tư các dự án phát triển ngành tôm, nhất là các dự án sản xuất giống, thức ăn, nuôi (đặc biệt là nuôi tôm siêu thâm canh tập trung) và chế biến thuỷ sản (nhất là tôm); ký kết hợp tác thương mại cung ứng sản phẩm dịch vụ đầu vào và tiêu thụ (nhất là xuất khẩu) các sản phẩm tôm; tổ chức các hội thảo chuyên đề về giải pháp kỹ thuật, chính sách tích tụ ruộng đất, thu hút đầu tư xây dựng vùng nuôi tập trung; về quản lý sản xuất, chứng nhận chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế; về phát triển mới, nâng hạng đạt chuẩn và tiêu thụ sản phẩm OCOP; về liên kết chuỗi trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tôm... Qua đó, giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác phát triển sản xuất ngành hàng tôm và các sản phẩm OCOP; quảng bá tiềm năng, thế mạnh về phát triển con tôm tỉnh Cà Mau, tạo cơ hội thu hút, mời gọi các doanh nhân trong và ngoài nước đầu tư vào Cà Mau để phát triển ngành tôm; đồng thời, thu hút khách du lịch mới, giúp người dân, các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch nâng cao năng lực phục vụ du khách, nâng cao hiệu quả hoạt động, thu nhập cho người dân và quảng bá thương hiệu tôm Cà Mau.

 Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan tham mưu xây dựng công tác chuẩn bị trước khi tổ chức Festival, như thông tin và truyền thông; chỉnh trang đô thị; thành lập đội tình nguyện; an toàn giao thông; y tế, vệ sinh, an toàn thực phẩm; chuẩn bị các mô hình sản xuất, học tập phục vụ tham quan thực địa; hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại thuỷ sản; tài chính, giá cả các dịch vụ; an ninh trật tự và phòng chống cháy, nổ... Từ đó, phân công nhiệm vụ cho từng cơ quan, địa phương và đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch, chương trình, kịch bản triển khai thực hiện, góp phần vào thành công của sự kiện, xa hơn là nâng tầm tôm Việt trên thị trường trong và ngoài nước./.

 

Phú Hữu

 

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào?

Ðào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) để thoát nghèo, cải thiện toàn diện cuộc sống gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS là chủ trương, chính sách ưu việt, nhân văn của Ðảng, Nhà nước, được triển khai thực hiện bằng nhiều nguồn lực, đa dạng các hình thức hỗ trợ.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài cuối: Ðúng quy định, sát thực tiễn

Công tác cán bộ là công việc hệ trọng của Ðảng ta, nhưng cũng là khâu khó, cần phải được tiến hành đúng mục đích, yêu cầu, nguyên tắc; trong tổ chức thực hiện đảm bảo quy trình chặt chẽ, dân chủ, công khai, minh bạch. Ðồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh, khẳng định: “Ðối tượng, chức danh bố trí trong điều động, luân chuyển tại Cà Mau đảm bảo đúng Quy định số 65-QÐ/TW”.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài 2: Khoá đào tạo đặc biệt

Quy định của Ðảng về thời gian luân chuyển, điều động cán bộ từ 3 năm trở lên. Ðây được coi là khoá đào tạo cán bộ đặc biệt, là môi trường “luyện vàng, giũa ngọc”, để lựa chọn những người đủ đức, đủ tài, ngang tầm với nhiệm vụ được giao phó. Bởi khi tiếp cận thực tiễn, sâu sát với đời sống Nhân dân, mỗi cán bộ sẽ tích luỹ, bồi tụ cho bản thân rất nhiều điều bổ ích; những bài học kinh nghiệm thiết thân, quý giá. Từ đó mang lại những giá trị cống hiến thực chất, thực sự cho Ðảng, cho Nhân dân.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc”

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, trọng yếu, thường xuyên, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Ðảng; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Trong đó, xây dựng Ðảng về tổ chức, đặc biệt là công tác cán bộ, được Ðảng ta xác định là vấn đề “then chốt của then chốt”.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.