ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 23:16:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngày sinh tập thể

Báo Cà Mau Có những câu chuyện tưởng chừng nhỏ nhặt, nhưng thực ra nó không hề nhỏ chút nào. Nó luôn còn đâu đó trong cuộc đời của rất nhiều người, là một dấu ấn nằm trong một lát cắt lịch sử không những của cá nhân một người mà còn trong lịch sử nước nhà, không thể nào quên.

Tôi muốn kể bạn nghe câu chuyện ngày tháng năm sinh của các học sinh miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954, học trong các trường nội trú. Những câu chuyện nghe ra thật nao lòng, không chỉ giới hạn trong những tháng năm, mà nó dài theo suốt cuộc đời của họ.

Năm 1954 tập kết ra Bắc, đối tượng học sinh được tính từ tuổi 4-5 đến 15-16. Lứa tuổi 5-6 được học tập trung trong các trường mẫu giáo do các cô, chú nuôi dạy. Lứa tuổi ấy một bộ phận có cha, mẹ, cô, chú, cậu, dì ra Bắc gửi vào. Hoặc được cha mẹ ở trong Nam gửi theo người thân ra Bắc. Việc tuổi tác, tức ngày tháng năm sinh được gia đình, người thân, nhà trường quy định. Lứa tuổi 15-16 học ở các trường bổ túc, trường học sinh miền Nam đã lớn, hầu hết như biết ngày tháng năm sinh của mình.

Các hoạt động tập thể của học sinh miền Nam. Ảnh tư liệu

Các hoạt động tập thể của học sinh miền Nam. Ảnh tư liệu

Riêng lứa tuổi choai choai từ 7 đến 12-13 tuổi, học các trường nội trú cấp 1 và 2 chúng tôi, số không có cha mẹ, bà con theo ra, thật là bối rối. Thường thì hầu hết biết tuổi, từ đó suy ra năm sinh, còn ngày tháng sinh không ai biết. Những đợt chúng tôi chuyển từ cấp 1 lên cấp 2 để có học bạ hợp lệ, thầy cô nhà trường buộc lòng gợi ý cho chúng tôi tự chọn cho mình ngày tháng sinh. Thầy cô kêu chọn những ngày có ý nghĩa lớn như: 3/2, thành lập Ðảng; 1/5, Quốc tế Lao động; 1/6, Quốc tế Thiếu nhi; 19/8, Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám; 2/9, Quốc khánh Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; 22/12, thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam...

Một số bạn chọn ngày 19/5 và 27/7, nhưng thầy cô không đồng ý, vì muốn giữ sự tôn nghiêm ngày sinh của Bác, còn ngày 27/7 thì quá buồn. Sau này biết có một số dân tộc ở Tây Nguyên đổi hết họ theo họ của Bác Hồ, các bạn tức lắm (vì ganh đua với họ).

Một nhóm khá đông nữ trường số 4 của tôi, rủ nhau lấy ngày 23/9. Chúng tôi là những học sinh ở các tỉnh Ðông và Tây Nam Bộ, ngày 23/9 là ngày Nam Bộ kháng chiến... “Mùa thu rồi, ngày hăm ba, ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến”.

Từ đó, mỗi năm đến ngày 23/9, không phân biệt lớp lang, chúng tôi tụ lại có đến bốn năm chục bạn hát với nhau, khóc nghêu ngao với nhau, cùng hướng về một phía quê nhà xa lơ xa lắc... Ở nơi ấy, có một lịch sử kiêu hùng, có những người ra đi "thuốc súng kém, chân đi không, mà lòng người giàu lòng vì nước... Nóp với giáo mang ngang vai nhưng thân trai nào kém oai hùng...”. Ở đó có ông bà, cha mẹ của chúng tôi vẫn đang sống và chiến đấu giành lại độc lập, thống nhất nước nhà.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, chúng tôi trở về Nam, người còn gặp lại gia đình, người thì không. Số may mắn chúng tôi biết được ngày tháng năm sinh chính thức của mình. Còn nhiều bạn vẫn mãi mãi là những đứa trẻ mồ côi trong sinh nhật mà mình đã chọn.

Số có được hai lần sinh, nếu ngày sinh tự chọn đến trước, chúng tôi tổ chức đơn sơ gọi là “nháp”. Còn nếu đến sau, chúng tôi gọi là “gợi nhớ”. Ngày tháng cha mẹ sinh ra vẫn được coi là ân nghĩa, còn ngày tháng tự chọn vẫn được trân trọng vì đó là ân tình. Bởi cái ngày tháng sinh tự chọn ấy không chỉ có nơi học bạ mà hằn sâu trong lý lịch cán bộ, lý lịch Ðoàn, lý lịch Ðảng, hằn sâu suốt cuộc đời mỗi chúng tôi.

Hằng năm, nhóm bạn 23/9 của chúng tôi ở gần nhau vẫn gom lại mừng sinh nhật tập thể để vui ngút ngàn, để cười hả hê, để rơm rớm nước mắt nhớ về một thời xa xưa, hơn nửa thế kỷ đã qua.

Như vậy đó các bạn. Lịch sử không bao giờ quên năm 1954 chúng ta giải phóng Ðiện Biên đuổi bọn thực dân Pháp ra khỏi bờ cõi. Chúng ta sẽ không quên cuộc chuyển dịch lịch sử lớn - tập kết - để chuẩn bị lực lượng hùng hậu sau ngày thống nhất đất nước xây dựng quê hương miền Nam. Và những câu chuyện cháy lòng như đã kể, vẫn sẽ là nỗi nhớ không quên, là dấu ấn trong lát cắt lịch sử khi đất nước còn chia hai miền Nam - Bắc, dấu ấn suốt đời trong mỗi chúng tôi./.

 

Ðàm Thị Ngọc Thơ

 

Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai viếng Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng nay (16/11), Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai làm trưởng đoàn đến viếng, dâng hương tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Khóm 1, Phường 1, TP Cà Mau) và Khu di tích lịch sử cấp tỉnh Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam, tại Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.

Tổng duyệt chương trình cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc

Để chuẩn bị sẵn sàng cho sự kiện trọng đại lễ kỹ niệm 70 năm chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954-2024), tối 15/11, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Tiến Hải; Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại; Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân đến dự buổi tổng duyệt chương trình cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) và rà soát công tác tổ chức lễ.

“200 ngày tập kết ra Bắc ở Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử” 

Nhằm đánh giá toàn diện về vai trò, ý nghĩa lịch sử và tầm nhìn chiến lược của Đảng, Bác Hồ trong sự kiện tập kết năm 1954, chiều 15/11, tỉnh Cà Mau tổ chức Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc ở Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử". Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong chuỗi hoạt động của sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc.

Bến tập kết năm xưa

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 20/7/1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân. Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ quy định, cùng với Khu tập kết 80 ngày ở Hàm Tân (Bình Thuận) và Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu), Khu tập kết 100 ngày ở Cao Lãnh (Ðồng Tháp), thì Khu tập kết 200 ngày ở Cà Mau. Cửa biển Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời là bến tập kết để đưa cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong, học sinh ở miền Nam ra Bắc để lao động, học tập, tạo nguồn cán bộ phục vụ cách mạng miền Nam.

Xúc cảm vẹn nguyên

Từ những ngày đầu tháng 11, cao điểm các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) được diễn ra khắp nơi trong tỉnh Cà Mau. Ðối với những người trong cuộc - chứng nhân của dấu mốc lịch sử ấy lại ùa về bao cảm xúc bồi hồi, nôn nao ngày họp mặt để sống lại hồi ức cách nay 70 năm, ngày lên tàu rời quê hương với niềm tin mãnh liệt vào con đường cách mạng mà Ðảng và Bác Hồ đã chọn.

Từ Sông Ðốc các anh đi

Vào khoảng cuối năm 1954, mấy chục căn nhà dọc theo sông Cái Bát (xã Tân Dân, huyện Ðầm Dơi ngày nay) đều có bộ đội đóng quân, riêng căn nhà 3 gian của tôi đủ chứa cả tiểu đội. Các anh di chuyển bằng những chiếc xuồng năm lá, từ Cần Thơ, Vĩnh Long... xuống. Chỉ ít hôm là các anh đi, về đâu tôi chẳng hề biết, chỉ để lại tình cảm quân - dân như cá với nước. Cho đến khi lớn lên, đi làm cách mạng, tôi mới biết Cà Mau là vùng tập kết 200 ngày, vậy là chắc các anh đi về Sông Ðốc để lên tàu tập kết ra Bắc.

Bác Ba Lê Duẩn và Nghị quyết 15

Năm 1954, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, Cà Mau là điểm tập kết lớn nhất Nam Bộ với 200 ngày và Sông Ðốc là bến tiễn đưa bộ đội và đồng bào miền Nam ra Bắc.

Sông Đốc sẵn sàng cho sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc (1954-2024)

Chỉ còn 2 ngày nữa tại thị trấn Sông Đốc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau sẽ diễn ra lễ kỉ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024). Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị quan trọng, ghi nhớ sự kiện các chuyến tàu chở hàng trăm ngàn cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam ra miền Bắc lao động, học tập, nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng miền Nam.

Nói chuyện chuyên đề vai trò phụ nữ trong sự kiện tập kết ra Bắc

Sáng nay (14/11), Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau tổ chức buổi chuyên đề Vai trò đóng góp của phụ nữ trong sự kiện tập kết ra Bắc và hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, tại xã Trí Phải, huyện Thới Bình. 

Lịch sử vọng vang

Hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Ðông Dương được ký kết (20/7/1954), Cà Mau được chọn là 1 trong 3 khu vực tập kết, chuyển quân của lực lượng cách mạng ở Nam Bộ với thời hạn 200 ngày. Sau 70 năm, với độ lùi của thời gian, sự kiện tập kết ở Cà Mau đã được đánh giá, khẳng định ngày càng toàn diện, thấu đáo về tầm vóc, ý nghĩa, vai trò hết sức đặc biệt trong tiến trình lịch sử cách mạng của địa phương, Nam Bộ và đất nước.