ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 8-9-24 07:10:39
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghề khai thác hàu ven đê

Báo Cà Mau Hiện nay, tại khu vực đê biển Tây thuộc địa bàn huyện Trần Văn Thời, có nhiều người dân chuyên mưu sinh bằng nghề đục hàu, mò vòm xanh (vẹm xanh). Các loài thuỷ sản này sống bám vào trụ, hộc đá của công trình kè chắn sóng. Mặc dù tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn lao động, do chưa trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết trong quá trình hành nghề, nhưng đây cũng là một trong những nguồn thu nhập của nhiều hộ dân thiếu phương tiện, tư liệu sản xuất, sống ven đê.

Bờ kè chắn sóng đê biển Tây thuộc địa bàn xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời là nơi mưu sinh của nhiều hộ dân có hoàn cảnh khó khăn, thiếu phương tiện, tư liệu sản xuất.Bờ kè chắn sóng đê biển Tây thuộc địa bàn xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời là nơi mưu sinh của nhiều hộ dân có hoàn cảnh khó khăn, thiếu phương tiện, tư liệu sản xuất.

Ông Trần Thanh Dự, ngụ ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, năm nay hơn 60 tuổi, có mười mấy năm làm nghề lặn đục hàu, mò vòm xanh khu vực kè đê biển Tây.

Ông Dự chia sẻ: “Do gia đình khó khăn, không có tiền đầu tư phương tiện khai thác biển nên đành phải làm nghề này. Hôm nào biển êm, lặn thu nhập cũng được kha khá, có khi được 300-400 ngàn đồng, bữa nào biển động thì nghỉ. Nghề này vất vả, nguy hiểm. Do không có gì làm nên đành phải lặn hụp để mưu sinh”.

Dù ngoài 60 tuổi nhưng ông Trần Thanh Dự vẫn phải kiếm sống tại khu vực bờ kè chắn sóng.

Dù ngoài 60 tuổi nhưng ông Trần Thanh Dự vẫn phải kiếm sống tại khu vực bờ kè chắn sóng.

Theo ông Dự, phải rất kỹ lưỡng trong quá trình lặn đục hàu, mò vòm xanh trong khe đá của kè chắn sóng. Phải lấy hơi, nín thở để lặn, mọi động tác làm dưới nước phải chính xác, vì sự cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nếu không có kinh nghiệm, khi lặn xuống đục hàu, nếu đá sụp, bị kẹt là chết liền. Khu vực này cũng đã có mấy vụ chết người. Ðó là chưa kể bị hàu cắt đứt tay.

Tương tự hoàn cảnh của ông Dự, anh Võ Chí Bảo, ngụ cùng ấp, cũng làm nghề đục hàu, mò vẹm khu vực ven đê này. Anh bộc bạch: “Nghề này bạc lắm, ngày lặn mò kiếm chỉ được “ba cọc, ba đồng”, không quen không làm được đâu. Với lại, khi lặn xuống, mình phải chú ý đá để đục được an toàn, nếu không sẽ rất nguy hiểm”.

Vất vả, nguy hiểm là vậy, thế nhưng vì mưu sinh, vẫn có nhiều người bất chấp, tìm đến những chân kè chắn sóng lặn đục hàu, mò vòm xanh.

Thời điểm biển êm cũng là lúc anh Võ Chí Bảo tìm đến bờ kè chắn sóng đê biển Tây lặn đục hàu, mò vòm xanh.

Thời điểm biển êm cũng là lúc anh Võ Chí Bảo tìm đến bờ kè chắn sóng đê biển Tây lặn đục hàu, mò vòm xanh.

Theo số liệu thống kê của ngành chuyên môn, hiện nay trên địa bàn huyện Trần Văn Thời có khoảng 40 hộ dân hoàn cảnh khó khăn sinh sống bằng nghề khai thác thuỷ sản ven khu vực đê biển Tây. Việc chuyển đổi nghề đối với các hộ này đang là bài toán khó đối với địa phương.

Ông Nguyễn Việt Khái, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục tham mưu với UBND huyện để tìm phương án vừa bảo tồn nguồn thuỷ sản ven đê, vừa đề xuất các mô hình sản xuất nhằm tạo điều kiện để người dân chuyển đổi nghề”.

Trong khi chờ những giải pháp mang tính lâu dài, công tác quản lý, tuyên truyền để người dân sống bằng nghề khai thác thuỷ sản ven đê hiểu, tự trang bị, hành nghề một cách an toàn chính là việc cần làm ngay, từng bước tạo điều kiện để người dân có thu nhập đảm bảo cuộc sống, đặc biệt không gây mất an toàn công trình đê biển Tây./.

 

Lê Chí

 

Triển khai giai đoạn 2 dự án trồng lúa kết hợp nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm

Từ thành công của Dự án “Trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm ở đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2022, gọi tắt là DFCD giai đoạn 1", Công ty TNHH Xã hội tôm chứng nhận Minh Phú tiếp tục phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên WWF, địa phương và các bên triển khai dự án giai đoạn 2 (mở rộng) năm 2023-2024 tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình. Sau 1 năm thực hiện, sáng nay (28/8), các đơn vị đã tổng kết dự án.

Ứng dụng thành công kỹ thuật nuôi cua 2 da

Qua 9 tháng triển khai thực hiện, Dự án “Ứng dụng kỹ thuật lọc tuần hoàn nuôi cua biển 2 da trong hộp nhựa” tại hộ bà Nguyễn Thị Quyên, ấp Tân Tạo, xã Tân Hưng Ðông, đã mang lại kết quả hết sức khả quan. Theo đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Cái Nước tổ chức hội thảo tổng kết và nhân rộng mô hình.

Chậm tiến độ cấy lấp vụ lúa - tôm

Bước vào vụ lúa trên đất nuôi tôm, nông dân trên địa bàn huyện U Minh gặp nhiều thuận lợi, thời tiết thường xuyên có mưa lớn kéo dài giúp nông dân cải tạo đất, gieo mạ và rửa mặn đạt hiệu quả. Tuy nhiên, thời gian gần đây xuất hiện nắng hạn cục bộ, làm cho việc cấy lấp vụ lúa trên đất nuôi tôm chậm hơn so với yêu cầu.

Cải thiện thu nhập từ năn bộp

Từng là loại cỏ mọc hoang dại không ai chú ý nhưng những năm gần đây, năn bộp trở thành loại rau sạch được khách hàng ưa chuộng, nhu cầu thị trường cao. Hiện nay, một số hộ dân trên địa bàn xã Tân Thành chuyển từ trồng lúa sang năn bộp mang lại hiệu quả kinh tế khá.

Khánh An vào mùa thu hoạch bồn bồn

Mặc dù xuất hiện muộn hơn so với các vùng khác trong tỉnh, thế nhưng, nghề trồng bồn bồn trên địa bàn xã Khánh An, huyện U Minh, hiện đem lại nguồn thu nhập khá cho người dân và bồn bồn trở thành cây trồng chủ lực tại đây.

Thành lập HTX Nông nghiệp - Dịch vụ Tiến Bộ, thị trấn U Minh

Ngày 17/8, Ban sáng lập hợp tác xã (HTX) tổ chức Hội nghị thành lập HTX Nông nghiệp - Dịch vụ Tiến Bộ, thị trấn U Minh, huyện U Minh. HTX được thành lập với 115 thành viên, trong đó có 79 thành viên chính thức, vốn điều lệ ban đầu hơn 250 triệu đồng.

Nuôi tôm sạch, an toàn

Ðể sản xuất thích ứng với thời tiết, thổ nhưỡng, người nuôi tôm không ngừng cải tiến hình thức nuôi. Tại xã Tạ An Khương Nam, huyện Ðầm Dơi, nhiều hộ triển khai phương thức nuôi tôm sạch, an toàn khi sử dụng vi sinh trong quá trình nuôi, mang lại hiệu quả cao.

Khẳng định thế mạnh tôm sinh thái

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ngọc Hiển, việc tập trung nuôi tôm sinh thái được xác định là một trong những ngành nghề chủ lực và mang lại hiệu quả tích cực, tạo ra hướng phát triển mới cho huyện.

Vươn lên khá, giàu nhờ nuôi cá

Thời gian qua, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện U Minh đã duy trì và phát triển mô hình nuôi cá bống tượng, nhờ thực hiện mô hình này mà nhiều hộ vươn lên khá, giàu. Hiện nay, giá cá bống tượng tiếp tục tăng cao nên người nuôi rất phấn khởi, tích cực duy trì và nhân rộng mô hình, nhất là trong hội viên cựu chiến binh (CCB).

IoT tạo bước tiến cho ngành nông nghiệp

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và công nghệ phát triển nhanh chóng, ngành nông nghiệp đang đối mặt với nhiều thách thức, cơ hội mới. Tại tỉnh Cà Mau, việc áp dụng công nghệ Internet of Things (IoT) trong nuôi thuỷ sản và công nghệ số trong quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm nông nghiệp đã tạo ra những bước tiến vượt bậc, mang lại hiệu quả, sự đổi mới tích cực cho ngành.