ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 19-1-25 02:02:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghệ nhân Ưu tú Thanh Hồng: Cung đờn nâng giấc mơ đời

Báo Cà Mau Mảnh đất Cà Mau có không ít thầy đờn cổ nhạc giỏi với ngón đờn trác tuyệt, nhưng nếu nói tới tiếng đờn Vi-ô-lông thì khách mộ điệu sẽ nhớ ngay đến Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) Thanh Hồng - nghệ nhân hiếm hoi “chuyên” về nhạc cụ này và vang danh ở cả hai lĩnh vực: quần chúng lẫn chuyên nghiệp.

Ảnh: Hoài Nam

Ảnh: Hoài Nam

Nhiều lần có dịp được thưởng thức tài nghệ của anh, tôi ngỏ lời: “Một ngày nào đó gần nhất, cỡ nào em cũng phải về để nghe anh kể chuyện ca cầm” - “Ừa thì về, anh lúc nào cũng sẵn sàng mà”, cái bắt tay hẹn nhau chắc nịch.

Chặng đường về Thanh Tùng (huyện Ðầm Dơi) khá khó đi nhưng hấp lực của tiếng đờn và cung cách nghệ thuật của anh đã khéo xua tan hết cái mệt thoáng qua. Xe dừng tại ngôi nhà khang trang theo đúng lời chỉ đường. Chưa kịp thấy mặt nhau, NNƯT Thanh Hồng đã dói tiếng cười hào sảng chào vị khách xa. Áo quần tươm tất, cây đờn Vi-ô-lông cũng được đặt chỉnh tề để sẵn sàng lên đường hoà vào một chuyến vui. Vài cuộc điện thoại réo giòn khi giờ hẹn đã điểm. Cuộc gọi đến thúc hối càng nhiều, lại thấy mắt anh càng vui, vì buổi sinh hoạt Câu lạc bộ Ðờn ca tài tử (CLB ÐCTT) của xã Thanh Tùng lần này hứa hẹn sẽ đông thành viên. Bên ly trà nóng, câu chuyện đam mê của anh và những tài tử được tranh thủ chắp lên.

“Em thấy hôn! Công việc của anh cứ dày đặc hết hà. Vừa lo chuyện kinh doanh gia đình, vừa theo suốt việc tập luyện, sinh hoạt CLB, rồi tham gia các hội thi, hội diễn. Hết ở Cà Mau rồi qua Kiên Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ. Ði miết vậy mà vui... Hồi xưa ông già anh là thầy đờn, quê ở Vĩnh Long. Thời Pháp loạn lạc, ông đành tha phương về Cà Mau, đi tới đâu, ông dạy đờn tới đó, hết mũi Rạch Tàu, Rạch Gốc, Tân Ân rồi Ông Trang. Duyên số định đặt gặp bà già rồi cùng nhau lập nghiệp, sanh con đẻ cháu ở mảnh đất này. Cả ba và chú ruột đều là thầy đờn giỏi, về đây mà hỏi hai ông Tám đờn, Chín đờn là ai cũng biết. Anh sinh ra đã sống trong cái nôi đờn ca, lớn lên nối nghiệp của ba và chú luôn...”, NNƯT Thanh Hồng lần giở từng trang truyền thống nghệ thuật của gia đình.

Ở tuổi lục tuần, những câu chuyện cũ chắp lại cứ vanh vách. Thuở xưa, cách nhà 3 cây số là căn cứ của Ðoàn Văn công giải phóng tỉnh Cà Mau. Ông Tám đờn - ba anh luôn hết lòng đùm bọc, hỗ trợ các thế hệ nghệ sĩ của Ðoàn Văn công và đến Ðoàn Cải lương Hương Tràm sau này vẫn vậy. Thâm tình của gia đình với nghệ thuật nồng nàn lắm. Bởi vậy, cho đến bây giờ, khi đã bước vào tuổi xưa nay hiếm, nhưng mỗi khi có dịp ngồi bên nhau, nhắc về mái nhà kỷ niệm ấy và ông Tám đờn, là NSƯT Huỳnh Hảnh, NSND Minh Ðương, NSƯT Phạm Ðiền... vẫn giữ hoài sự biết ơn.

Có ba là nghệ nhân giỏi, chuyên chơi 3 nhạc cụ: tranh, kìm, guitar phím lõm nên từ lúc chập chững biết đi, anh đã sớm quen với âm điệu ngũ cung. 8 tuổi, Thanh Hồng dạn dĩ theo ba đi đến các sòng đờn ca, đám tiệc để góp giọng giao lưu. Vừa học ca, vừa học đờn từ ba và chú ruột, chất lãng tử phiêu bồng thấm dần vào chàng thanh niên. Năm 1979, được mời về Ðoàn Cải lương Hương Tràm, bắt đầu hành trình “con tằm nhả tơ”.

Kiến thức lòng bản được trang bị khá vững, cộng với sự quyết tâm nối nghiệp cha đã làm cho ngón đờn của Thanh Hồng thăng hoa và nhanh chóng tạo được dấu ấn đẹp trong làng văn nghệ.

Ngót gần 9 năm theo nghề tại đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp là khoảng thời gian thật hạnh phúc mà mỗi lần kể, đôi mắt anh lại sáng bừng. Tuổi trẻ đầy đam mê, nhiệt huyết, khao khát cống hiến lắm chớ, nhưng trước tình hình kinh tế gia đình eo hẹp, ba má đã lớn tuổi, buộc anh phải đi đến lựa chọn tạm dừng đam mê để vun vén gia đình.

Nỗi nhớ sân khấu, nhớ ánh đèn màu từng đêm biểu diễn làm cho giấc ngủ chập chờn suốt một quãng dài. Hình như “Tổ” còn thương, sau 10 năm gián đoạn nghệ thuật, chỉ biết cần mẫn lao động và phụng dưỡng song thân, khi kinh tế đã tương đối ổn định, không còn phải bận tâm đến chuyện cơm áo, Thanh Hồng nhận được những lời mời quay trở lại sân khấu.

Từ đây, tiếng đờn Vi-ô-lông của anh lại trỗi lên, góp mặt thường xuyên với Trung tâm Văn hoá tỉnh, Ðoàn Cải lương Hương Tràm ở những sự kiện lớn, các cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn quần chúng lẫn chuyên nghiệp cấp khu vực và toàn quốc. Anh góp phần đem về nhiều Huy chương Vàng, Bạc cho quê hương Cà Mau. Như con cá được thả trở lại vùng nước nghệ thuật mát trong, anh thoả sức vẫy vùng. Nếu gặp ngoài đời, người ta sẽ chỉ thấy một nghệ nhân hiền lành như đếm, nhưng khi bước vào không gian sân khấu hoặc nơi đâu đúng mạch tri âm tri kỷ, anh như “lên đồng”, quên hết những gam màu tối sáng cuộc đời. Trong khoảnh khắc đó, tiếng đờn lại bổng trầm, réo rắt, cuốn hút người nghe rất lạ.

Giai đoạn cuối thập niên 90, đầu 2000, phong trào ÐCTT phát triển mạnh trở lại nơi miền đất cuối trời. Thanh Hồng vốn dĩ đã trở thành một trong những nghệ nhân đờn có tiếng, vậy mà bên cạnh việc dốc lòng trui rèn nghề nghiệp để cống hiến các sân khấu lớn, anh còn đặt trọn lòng mình với phong trào văn nghệ tại quê hương Thanh Tùng. Hơn 20 năm gắn bó với CLB ÐCTT xã Thanh Tùng với vai trò Phó chủ nhiệm, anh luôn là chỗ dựa vững chắc về mọi mặt để niềm đam mê đẹp được kết nối thêm rộng lớn. Từng cách đưa hơi, đài từ, trau chuốt chữ đờn đều được anh truyền dạy, hướng dẫn tận tình. Ngọn lửa phong trào từ nơi này có sự hà hơi, tiếp sức của anh cháy ngày càng nồng đượm.

Nhắc về bậc tiền bối trong nghề, mà cũng như một người thầy, tài tử Nguyễn Ngọc Tiên, CLB ÐCTT xã Thanh Tùng, luôn dành những lời đẹp và kính trọng nhất. Ðối với chị, NNƯT Thanh Hồng không chỉ có tâm, có tầm mà còn trách nhiệm rất cao mỗi khi bước vào thánh đường nghệ thuật. Hễ biết thông tin có cuộc thi, liên hoan ÐCTT ở bất cứ đâu trên địa bàn tỉnh, anh sẽ thông báo và động viên thành viên CLB tham gia. Việc so tài là một lẽ, nhưng điều anh mong mỏi hơn hết là ai cũng có dịp để cọ xát, học hỏi nghề nghiệp không ngừng. Lần nào cũng vậy, chẳng đắn đo hay đợi chờ kinh phí, điều đầu tiên, anh sẽ tìm mọi cách để các tài tử yên tâm, cố gắng hết sức nhằm đạt kết quả cao nhất có thể.

“Trước khi dẫn đội đi thi, bác Út sẽ trực tiếp tìm những điệu thức, tác phẩm phù hợp với sở trường của từng tài tử rồi phân công, chỉ dạy, đồng hành tập luyện rất tận tình. Ðịa phương còn nhiều khó khăn, không có nơi để anh em tập trung lại thì nhà của bác sẽ là địa chỉ quen thuộc, cả vợ chồng bác tạo mọi điều kiện để các em, các cháu đến tập dượt một cách thoải mái nhất. Tánh tình gần gũi, hào sảng nhưng khi đã vô tập, đụng tới nghề nghiệp là rất nghiêm túc và khó tính, hễ không thi thì thôi, nhưng khi đã tham gia là phải quyết mang thành tích về. Cái hay nữa là tài tử nào đã tham gia so tài tại các sân chơi nhưng may mắn chưa mỉm cười, bác sẽ trau chuốt thêm để lần thi sau tiến bộ và đoạt giải. Với nghề nghiệp thì vẹn tròn tâm tài; với xã hội thì luôn hoà nhã, sống khiêm nhường, nên hầu như ai ai cũng tôn trọng bác Út”, tài tử Nguyễn Ngọc Tiên chia sẻ.

Còn nhớ năm 2022, khoảnh khắc lên sân khấu để nhận danh hiệu cao quý “Nghệ nhân Ưu tú” do Nhà nước phong tặng, niềm xúc động cứ gói ghém trong từng bước đi, từng ánh nhìn và nụ cười hiền. Tôi biết, trong ánh vui đó gói trọn hành trình thăng trầm thật dài, có đầy đặn lời cảm ơn đối với ba, với chú; với tình yêu của công chúng và khúc đờn tình tự đã nâng giấc mơ đời thêm cao./.

 

Minh Hoàng Phúc

 

Cội nguồn xứ “Khánh” xưa...

Tìm hiểu về điều thú vị này, tôi gặp ông Ðỗ Văn Nghiệp (Sáu Sơn) - người đã dành hơn 20 năm qua để viết sách về lịch sử các vùng đất trên địa bàn tỉnh, hiện ông là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Kể chuyện lịch sử thuộc Bảo tàng tỉnh, cũng như đang tham gia biên soạn Lịch sử Ðảng bộ huyện U Minh. Tôi được ông cung cấp nhiều tư liệu, thông tin vô cùng quý giá về vùng đất U Minh, Trần Văn Thời xưa.

Tranh bút sắt - Những gam màu mới lạ

Tranh bút sắt là thể loại nghệ thuật đặc biệt trong hội hoạ, đặc trưng bởi việc sử dụng bút sắt (trong khi đó thường là bút chì, bút mực hoặc các dụng cụ bút màu để tạo ra những đường nét sắc sảo và chi tiết). Những tác phẩm tranh bút sắt thường tập trung vào các yếu tố như trắng, đen và đệm màu, tạo ra chiều sâu và tính chân thực đặc biệt.

Thầy giáo Mỹ thuật mê... ảnh

NSNA Lê Hữu Dụng sinh năm 1971, quê tỉnh Thái Bình, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Bình, Phó chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Chi hội Nhiếp ảnh Thái Bình, Hội phó Chi hội NSNA Việt Nam tỉnh Thái Bình.

"Chào năm mới 2025"

Tối 31/12, trong không khí phấn khởi chào đón năm mới 2025, mang theo những hy vọng, niềm vui về những khởi đầu mới, Trung tâm Văn hóa tỉnh kết hợp Vincom Plaza Cà Mau tổ chức Chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc "Chào năm mới 2025". Đây cũng là hoạt động hướng tới chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), mốc son lịch sử quan trọng của dân tộc.

NSNA Nguyễn Khắc Hào - Hái “quả ngọt” cùng nhiếp ảnh

Là nhà thơ, tuy đến với nhiếp ảnh khá muộn, tham gia sáng tác từ năm 2019 đến nay, nhưng Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Nguyễn Khắc Hào đã tạo được dấu ấn đẹp cùng nhiếp ảnh.

Soạn giả Nguyễn Ngọc Cung mong có một ngày…

Thuở thiếu thời, Nguyễn Ngọc Cung đam mê bộ môn đờn ca tài tử, cải lương và mong muốn bộ môn này ngày càng được phát triển rộng rãi phục vụ đông đảo người dân. Điều mong muốn đó đã trở thành hiện thực khi ông đến với văn hoá, văn nghệ cách mạng. Nhưng còn một mong muốn rằng, ngày nào đó bộ phim nhựa “Biển động” được trình chiếu cho Nhân dân Cà Mau xem, thì đã trải qua hơn 60 năm vẫn chưa thực hiện được.

Thú chơi kỳ công

Trong giới chơi sinh vật cảnh hệ ngập nước, thuỷ sinh nước mặn được xem là cấp độ cao mà người chơi nào cũng muốn chinh phục. Ðể có được một góc đại dương thu nhỏ trong không gian sống, ngoài chi phí đầu tư đắt đỏ ban đầu còn cần sự đam mê, tỉ mẩn, nghiêm túc tìm hiểu.

Cà Mau có Câu lạc bộ Đá cảnh nghệ thuật

Sáng 22/12, Câu lạc bộ (CLB) Đá cảnh nghệ thuật tỉnh Cà Mau (trực thuộc Hội Sinh vật cảnh tỉnh Cà Mau) tiến hành đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025-2029. Đây là CLB Đá cảnh đầu tiên ở tỉnh Cà Mau. Ông Tạ Hoàng Nguyên, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh Cà Mau, dự và chỉ đạo đại hội.

Nhà vườn sáng tác của Hoạ sĩ Dư Minh Chiến

Với niềm đam mê nghệ thuật mạnh mẽ, Hoạ sĩ Dư Minh Chiến đã thực hiện được ước mơ bấy lâu, đó là tạo nên một nhà vườn sáng tác mini tại vùng quê thanh bình ấp Kinh Hội, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời. Ðây không chỉ là nơi anh thoả sức sáng tác, mà còn là chốn để những người yêu mỹ thuật tìm về, cùng sáng tác, thư giãn, hoà mình vào không gian bình yên và giao lưu, gặp gỡ, học hỏi lẫn nhau.

Thêm sân chơi cho người yêu ảnh ở Thủ đô

Nhằm tạo thêm sân chơi, tập hợp những người yêu ảnh để cùng giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức, kỹ năng chụp ảnh, Câu lạc bộ (CLB) Nhiếp ảnh Lavender vừa được thành lập. Ðây là CLB nhiếp ảnh thứ 23 của Hội Nhiếp ảnh Hà Nội.