ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 10-5-25 22:19:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngọn nguồn Cái Bẹ

Báo Cà Mau (CMO) Ngọn Cái Bẹ (nay là ấp Tân Hiệp, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi) là nơi Trường Thiếu sinh quân 673 chính thức được thành lập vào tháng 4/1973. Đại tá Khưu Ngọc Bảy, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 962 anh hùng, tâm tình: “Cũng như Đoàn 962 thôi, trường thiếu sinh quân ngày ấy xây dựng và tồn tại giữa lòng dân. Bà con ngọn Cái Bẹ đã cưu mang, nuôi nấng hết lòng hết dạ và chẳng tiếc điều gì với thầy trò”.

Từ cầu Tân Đức (xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi), đi vỏ lãi hết nửa tiếng mới về tới ngọn Cái Bẹ (nay là ấp Tân Hiệp, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi). Vừa bước lên bờ, chị Minh Thu (Trương Thị Minh Thu, Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế Cần Thơ) liền hỏi mọi người: “Chỉ giùm em cây nào là cây đước, cây nào cây mắm, hồi đó giờ nghe nói mà em hổng có rành”.

Nghĩ cũng ngộ, chị Minh Thu làm bác sĩ, biết rất nhiều thứ thuốc Tây tên dài loằng ngoằng mà cái chuyện nhỏ là phân biệt cây đước, cây mắm khó đến vậy. Có nhiều cô chú lên tiếng: “Cái này lớp trẻ phải biết à. Từ những rừng đước, rừng mắm, biền dừa nước xứ này mà biết bao cô cậu học trò nên người chớ có giỡn đâu”.

Đại tá Khưu Ngọc Bảy, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 962 ôn lại kỷ niệm về Trường Thiếu sinh quân 673 với bà con vùng ngọn Cái Bẹ.

Trong đoàn người trở về, chúng tôi lại được gặp ông Bảy Nhỏ (Đại tá Khưu Ngọc Bảy, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 962 anh hùng), không khỏi ngạc nhiên vì sức khoẻ dẻo dai và tấm lòng trọn vẹn mà ông dành cho Cà Mau. Mới hôm rồi, ông còn ở Rạch Gốc - Tân Ân hết trồng cây lưu niệm, lại cùng anh em y, bác sĩ khám chữa bệnh miễn phí cho bà con. Bữa cơm miền biển, ông nán lại thật lâu, dù ít động đũa và không uống một giọt rượu nào. Suốt buổi, ông cứ mỉm cười, cứ kể về những chuyện của Đoàn 962, tất cả đều mới nguyên như vừa xảy ra hôm qua, hôm kia. Và hôm nay, ông lại ở đây, ngọn Cái Bẹ - ngọn nguồn của Trường Thiếu sinh quân 673.

Việc đầu tiên của ông Bảy là xăng xái đi từ trước ra sau để thăm nom cơ ngơi nhà truyền thống. Với ông Bảy, ngôi nhà này là chốn linh thiêng, nơi lưu dấu biết bao khát khao, tâm sức và những kỷ niệm vô cùng đẹp của ngôi trường thiếu sinh quân mà Đoàn 962 đã dồn bao nhiêu sức người, sức của mới gầy dựng được. Rồi lần lượt những người từng cưu mang ngôi trường cũng tề tựu, dù đã vắng bóng nhiều.

Tháng 4/1973, Trường Thiếu sinh quân 673 chính thức ra đời với 450 học sinh, từ lớp 1 tới lớp 9.

Giám đốc VNPT Cà Mau Lê Hoàng Phước gặp lại ông Ba Dũng (Trần Văn Kỉnh) tại nơi ngày xưa đã từng cưu mang mình.

Ông Lê Hoàng Phước, Giám đốc VNPT Cà Mau, nhớ lại: “Hồi đó, học sinh như chúng tôi tuổi còn rất nhỏ, lần đầu tiên rời khỏi gia đình cảm thấy lo lắng lắm”. Lứa học sinh lớn nhất cũng mới mười mấy tuổi, nhưng tất cả đều phải học tính tự lập, tự chu toàn cuộc sống cá nhân để theo trường học tập. Bà con vùng ngọn Cái Bẹ vẫn nhớ những dãy nhà cất theo bờ liếp, hậu vườn của thầy, cô giáo và học sinh. Cả thầy, và trò sau giờ học tập lại đi “cải hoạt” để đảm bảo bữa ăn. Dù thiếu thốn đến đâu cũng không tơ hào bất cứ thứ gì của người dân.

Ông Ba Dũng (Trần Văn Kỉnh) nheo nheo đôi mắt biết cười của mình: “Thầy trò hồi đó cực lắm, đóng sau vườn tôi nè. Vùng này hồi xưa làm ruộng, rau cá không thiếu, nhưng tụi học sinh nhỏ quá, nhìn thấy thương lắm”. Ông Ba khen học sinh trường thiếu sinh quân ngoan, không biết “phá làng phá xóm”. Vợ chồng ông biết ý, ở nhà có gì cũng đem cho thầy trò, nhất là những em học sinh lớp nhỏ. Ông bộc trực: "Mấy đứa học sinh hồi đó được bà con gọi là “hột giống đỏ”, là những người chủ đất nước sau này mà”. Có bận máy bay bỏ bom, thầy trò tản lạc chui xuống hầm tránh, tan trận hớt hơ hớt hãi gọi tên tìm nhau. Mọi người bình an, bà con quây quần sưởi ấm cho những đứa học sinh ướt loi ngoi. Nhiều em nhận bà con vùng ngọn Cái Bẹ làm cha, làm mẹ.

Ông Mã Kim Lốn và bà Trần Thị Lợi kề vai bên nhau mà nhớ về những kỷ niệm xưa: “Ngọn Cái Bẹ hồi đó còn nghèo lắm, nhà chúng tôi cũng vậy, nhưng không tiếc gì với trường”. Học sinh của trường khi ấy rất thích về nhà ông bà vì có nhiều đồ ăn. Mãi sau này, nhiều người mới biết, có khi con ông bà nhịn thèm để “đãi”, nhà có gì cho nấy, tình hơn ruột thịt, cựu học sinh của trường về lần nào cũng ôm ông bà vừa khóc, vừa thương, vừa nhớ. Ông nói: “Giờ mình già quá rồi, các em học sinh hồi xưa có nhiều đứa thành đạt, đã về hưu, gặp lại nhau là vui quá rồi”. Mỗi bận thầy trò nhà trường trở về, cả vùng quê lại vui náo nức. Bà con lại đùm đề mang theo nào cua, nào tôm, nào sò huyết… những đặc sản mà ngày xưa không có để “đãi” khách. Bối cảnh có thể khác, nhưng tình cảm ấy mãi mãi không bao giờ phai nhạt.

Ông Bảy Nhỏ kéo tôi ra phía sau giới thiệu: “Nè, anh Trần Thành Công hiến đất để xây nhà truyền thống đó”. Anh Công hiện đang là Phó Bí thư Chi bộ ấp, nói gọn hơ: “Nhà tui cả ba mẹ, anh em đều theo cách mạng, hiến đất xây nhà truyền thống là ước nguyện của cả gia đình mà”. Anh Công còn tha thiết mong muốn: “Mình xây dựng được nhà truyền thống để các em, cháu sau này còn hiểu biết, tiếp nối truyền thống anh hùng của quê hương”. Hễ có dịp, anh Công và bà con ở ngọn Cái Bẹ lại tự hào kể rằng: “Đất này chính là nơi cưu mang, nuôi nấng biết bao cán bộ cấp cao, biết bao kỹ sư, bác sĩ, trí thức của vùng đất Nam Bộ”.

Từ những điều giản dị ấy, ngọn Cái Bẹ đã ra sức ươm mầm con chữ, khuyến học khuyến tài và coi đó là mạch nguồn quý báu mà ngôi trường thiếu sinh quân đã ghi dấu ở xứ này.

 Lần nào về, Quân khu 9 và Lữ đoàn 962 cũng vận động tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho bà con vùng căn cứ.

Chuyến đi này, chúng tôi lại biết thêm nhiều mẩu chuyện mà có lẽ sử sách chưa nói đến. Ông Đỗ Xuân Tâm, nguyên Trưởng Khoa cơ - điện Trường Hải quân Tây Nam Bộ (tức Trường Hàng hải 373, Đoàn 962) và vợ, bà Nguyễn Thị Xuân đã bắt máy bay để về với ngọn Cái Bẹ. Ông bà đều quê ở Hải Phòng, 3 ngày sau đám cưới (năm 1966), ông đi làm nhiệm vụ ở Đoàn tàu Không số. Vào Nam, ông ở lại Đoàn 962 làm nhiệm vụ cho đến năm 1976 mới về gặp lại người vợ. Năm 1977, ông bà sinh đứa con đầu lòng. Bà Xuân kể: “Ông ấy đi hoài mà chẳng có tin tức gì cả. Ở nhà cứ thế chờ đợi thôi. Ngày ông về, cả hai chẳng biết nói gì, chỉ ôm nhau khóc. Khóc vì nước nhà độc lập, thống nhất. Khóc vì mừng ông trở về nguyên vẹn”.

Những ngày ở Đoàn 962, ông Tâm được gần gũi và biết nhiều chuyện cảm động về người anh hùng xứ Tân Ân Bông Văn Dĩa. Ông Tâm bộc bạch: “Anh hùng Bông Văn Dĩa hiền lành, nói ít nhưng là một nhà đi biển tài ba, một nhân cách lãnh đạo chuẩn mực”. Có lần, con trai của Anh hùng Bông Văn Dĩa đang học tập tại miền Bắc, thoáng thấy bóng cha liền gọi lớn: “Ba ơi, ba ơi! Con nè…”. Vì bí mật của tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển, bảo vệ thân phận của bản thân và an toàn cho con trai, ông cứ thế đi thẳng, không hề ngoái lại.

Sau buổi đó, nhiều người thấy ông Hai Dĩa ra mũi tàu hút thuốc rê điếu bự, lâu lâu hai tay dụi mắt. Rồi chuyến mua vũ khí với hàng trăm ký vàng được tổ chức giao liên hệ với Đại sứ quán ở Thái Lan. Trên chiếc tàu buồm, nguỵ trang buôn bán, hơn 1 năm trời, ông Hai Dĩa lênh đênh biển cả, khi không mua được hàng thì trở về bàn giao lại số vàng không thiếu một phân.

Trở về, ông gặp người phụ trách chi bộ Đảng, móc lon sữa bò ra và nói: “Tui đóng Đảng phí đầy đủ trong hơn một năm qua”. Trên cột buồm của mình, cứ tới tháng đóng Đảng phí, ông Hai Dĩa lại khắc một vạch lên đó và nhét tiền vào lon sữa bò. Và về sau này, trong lý lịch Đảng, ông có khai rõ ràng: “Trình độ học vấn: Lớp 4 trường làng. Toán yếu”. Những chi tiết nhỏ thôi nhưng đã thể hiện được phẩm chất anh hùng, nhân cách cao thượng của người con xứ biển Tân Ân, kiên trung theo cách mạng, theo Đảng từ ngày đầu cho đến lúc trút hơi thở sau cùng.

Miên man trên sông nước xứ Đầm, phía ngọn Cái Bẹ gởi lại bao nhiêu ánh nhìn khắc khoải. Ngôi trường thiếu sinh quân chỉ 2 năm ở đất này nhưng bén rễ thật sâu vào lòng người, tình đất. Dù có đi đâu, những người năm ấy cũng muốn quay về…/.

Phạm Nguyên

Cà Mau - Ðịa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài cuối: Bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc

Cà Mau hôm nay đổi mới, phát triển từng ngày. Những cán bộ lão thành cách mạng, những bậc cao niên ở Cà Mau mà chúng tôi có dịp gặp, đã trải qua bom đạn chiến tranh, trải qua những ngày tháng Cà Mau còn đầy khó khăn, tất cả đều nói rằng, Cà Mau mình bây giờ đã phát triển nhiều lắm, đời sống Nhân dân đã sung túc hơn trước bội phần. Từ vùng đất hoang vu, nê địa; từ những đau thương, mất mát lớn lao trong kháng chiến; đến nay, Cà Mau đã vươn mình đi lên bằng sức vóc mới, thế và lực mới, để chặng đường phát triển tương lai sẽ làm bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 4: Vùng đất của những sản vật vang danh

Dù lên rừng hay xuống biển, Cà Mau đều sẵn có những đặc sản trứ danh. Nếu chỉ nhắc đến đại khái, nhiều người sẽ chưa thoả dạ hoặc lòng còn hoài nghi, thắc mắc. Sự trù phú của thiên nhiên hoà quyện với quá trình lao động siêng năng, bền bĩ, đúc kết kinh nghiệm và sự sáng tạo tài hoa của lớp lớp con người Cà Mau đã kết tụ nên giá trị và sức sống lâu bền của những sản vật đặc trưng ở vùng đất mới.

Lưu Hữu Phước – Nhạc sĩ tài danh đất Tây Đô

Hai ba thế hệ người Việt Nam hát những ca khúc của nhạc sĩ tài danh Lưu Hữu Phước. Không có cuộc đời nào, tâm hồn nào trên đất nước Việt Nam thân yêu thế kỷ vệ quốc anh hùng mà không được Lưu Hữu Phước giục giã.

Ngày giải phóng Cà Mau

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 3: Bức tranh văn hoá đa sắc

Dù ở vùng đất mới, gốc gác khác biệt, song khi về tới Cà Mau, thế hệ tiền nhân đã sớm ý thức về nguồn cội, quần tụ và cố kết với nhau bằng sợi chỉ đỏ chảy xuyên suốt của nền văn hoá dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 2: Con người Cà Mau - Nét duyên xứ sở

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: “Con người là chủ thể văn hoá, cách ứng xử của con người với chính mình, với thiên nhiên và các mối quan hệ xã hội định hình nên đặc điểm và tính cách của nền văn hoá ấy”. Ở vùng đất mới Cà Mau, nếu không nói về con người Cà Mau, tính cách và cốt cách của con người Cà Mau thì quả thật là một điều thiếu sót lớn. Hồn cốt quê hương, khí phách của ông cha là nơi hậu thế soi chiếu vào đó để nhận diện được chính mình và khơi mở những chặng đường tương lai của mảnh đất này.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc

Khi Báo Cà Mau đăng loạt ghi chép pha chút hơi hướng khảo cứu này, tỉnh Cà Mau đang hừng hực khí thế, với thế và lực mới vững vàng hoà vào dòng chảy thời đại cùng cả dân tộc, đất nước Việt Nam tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển phồn thịnh, giàu mạnh, hạnh phúc.

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.