ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-4-25 09:20:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Người chăn nuôi cần trợ lực để tái đàn

Báo Cà Mau (CMO) Những năm gần đây, ngành chăn nuôi liên tiếp đối mặt với nhiều khó khăn, hết "bão giá" rồi lại "bão bệnh", nông dân lao đao nhiều phen. Ðặc biệt, trước tình hình dịch Covid -19 diễn biến phức tạp, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Nhiều hộ có heo nuôi bị bệnh chết, tiêu huỷ đã lâu, rất cần sự hỗ trợ kịp thời của Nhà nước. Tuy nhiên, việc hỗ trợ theo Quyết định số 2254/QÐ-TTg ngày 30/12/2020 quy định về cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống bệnh đã hết hiệu lực, Chính phủ vẫn chưa có văn bản thay thế.

Trước tình hình dịch bệnh, ngành chuyên môn khuyến cáo người chăn nuôi thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo khuyến cáo “5 không”.

Trên địa bàn tỉnh còn 8 xã, phường có heo mắc bệnh, chết do dịch tả heo châu Phi (DTHCP) chưa qua 21 ngày, gồm các xã: Nguyễn Huân, Thanh Tùng, Tân Ðức, Quách Phẩm, Ngọc Chánh, Tân Duyệt thuộc huyện Ðầm Dơi; xã Tam Giang, huyện Năm Căn và Phường 6, TP Cà Mau. Nâng tổng số địa phương có dịch lên 16 xã, phường, tập trung ở huyện U Minh, Phú Tân, Ngọc Hiển, Ðầm Dơi và TP Cà Mau; số heo bệnh, chết buộc phải tiêu huỷ 277 con, tổng trọng lượng 14.338 kg.

Là một trong số hộ nuôi heo bị thiệt hại do DTHCP, ông Ðặng Văn Khanh, ấp Ðồng Khởi, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, cho biết, ngoài nuôi thuỷ sản, chăn nuôi là nguồn thu nhập không nhỏ cho người dân. Giờ cả chuồng heo bị tiêu huỷ vì DTHCP nên đành bỏ chuồng trống, gia đình ông chỉ mong sớm nhận được tiền hỗ trợ để tái đàn.

Cùng hoàn cảnh, chuồng heo 9 con của ông Lê Văn Nam, Ấp 1, xã Khánh Lâm, huyện U Minh bị bệnh DTHCP, tiêu huỷ cách đây hơn 7 tháng. Ðiều ông Nam cùng nhiều hộ chăn nuôi trong tỉnh bức xúc là đến nay chưa nhận được tiền hỗ trợ từ Nhà nước. Ông Nam kiến nghị, Nhà nước sớm thực hiện chính sách hỗ trợ để người dân xoay xở trong lúc khó khăn hiện nay.

Theo nhận định của ngành thú y, những trường hợp xảy ra DTHCP đa số là hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, thuộc hộ gia đình chưa áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, chưa tiêm phòng đầy đủ các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, con giống được mua từ nhiều nguồn khác nhau thiếu kiểm soát.

Ðiển hình như hộ bà Nguyễn Thị Bé Sáu (ngụ Ấp 5, xã Tân Thành) mua 13 heo giống tại xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời về nuôi được khoảng 2 tháng thì có triệu chứng bệnh sốt, bỏ ăn, đỏ mình. Trạm Chăn nuôi và Thú y thành phố đã phối hợp với UBND xã Tân Thành đến hộ nuôi kiểm tra tình hình thực tế và lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính với DTHCP.

Tương tự, hộ ông Trần Quang Tửng, ấp So Ðũa, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân có 13 con heo bệnh DTHCP chết, tiêu huỷ ngày 8/6/2021. Qua rà soát, số heo này ông Tửng mua tại TP Cà Mau và một hộ nuôi tại huyện U Minh, cách đó chưa đầy 30 ngày.

Trước tình hình DTHCP tái bùng phát nhiều nơi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã cấp phát gần 700 lít hoá chất chống dịch, tăng cường công tác phối hợp liên ngành kiểm soát vận chuyển động vật và các sản phẩm động vật, nhất là heo và các sản phẩm từ heo. Ðồng thời, khuyến cáo người chăn nuôi thực hiện "5 không" (không giấu dịch, không mua bán, vận chuyển heo bệnh và chết, không giết mổ tiêu thụ, không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt, không vứt xác heo chết ra môi trường) và thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nguyễn Thành Huy cho biết, hiện nay, do thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 để phòng, chống dịch Covid-19 nên việc gửi mẫu đến cơ quan xét nghiệm tại Cần Thơ gặp khó khăn khi không có phương tiện vận tải hành khách công cộng và việc đi lại ngoài tỉnh bị hạn chế.

Ông Huy kiến nghị UBND tỉnh thống nhất cho thuê phương tiện dịch vụ riêng vận chuyển mẫu chủ động theo yêu cầu đảm bảo đúng quy định về điều kiện vận chuyển, bảo quản mẫu. Với phương án này, chi phí giữ mẫu sẽ tăng gấp đôi so với trước.

Hiện nhiều hộ có heo nuôi bị bệnh chết, rất cần sự hỗ trợ kịp thời của Nhà nước. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 2254/QÐ-TTg, ngày 30/12/2020 của Chính phủ đã hết hiệu lực và hiện chưa có văn bản thay thế. Ông Huy kiến nghị UBND tỉnh xem xét và thống nhất cho phép việc hỗ trợ kinh phí cho các hộ chăn nuôi có heo bị tiêu huỷ do bệnh DTHCP được áp dụng thực hiện theo Quyết định số 1222/QÐ-UBND, ngày 13/7/2017 của UBND tỉnh Cà Mau ban hành quy định mức hỗ trợ trực tiếp giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh./.

 

Trúc Ly

 

Tạo điều kiện để đồng bào phát triển đời sống tốt hơn

Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên, thời gian qua, các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện Trần Văn Thời dành sự quan tâm đặc biệt chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn, cũng như tạo điều kiện cho đồng bào giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp và làm đa dạng, phong phú bản sắc văn hoá các dân tộc anh em.

Biển thôi hào phóng

Theo thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội, sự xâm hại quá mức của con người đã làm cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt, trong đó có nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) trên biển.

Triển vọng từ chăn nuôi heo rừng lai

Xuất thân từ gia đình thuần nông, với tính cần cù, chịu khó và nhạy bén, chị Ðặng Hồng Ðông, ấp Cái Nước Biển, xã Phú Tân, đã kết nối với công ty ở tỉnh Ðồng Tháp, xây dựng mô hình nuôi heo rừng lai tại gia đình. Hiện tại, mô hình nuôi phát triển tốt và có nhiều triển vọng kinh tế.

Ðồng vợ đồng chồng thoát nghèo

Tại ấp Sào Lưới, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, vợ chồng chị Hồ Thị Thanh Xuân và anh Lâm Văn Khởi là tấm gương tiêu biểu về sự kiên trì, vượt qua khó khăn để thoát nghèo.

Nhãn hiệu chứng nhận cho nghêu Ðất Mũi

Xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ vùng cực Nam Tổ quốc, mà còn được biết đến với thế mạnh nghề nuôi nghêu - một trong những ngành kinh tế trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên gương mẫu phát triển kinh tế

Không trông chờ, ỷ lại vào các chế độ, chính sách của Nhà nước và sự trợ giúp của địa phương, với bản chất của anh Bộ đội Cụ Hồ, cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên (72 tuổi, Ấp 2, xã Tắc Vân) luôn siêng năng, cần cù, tích cực trong lao động, thực hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Chuẩn bị xuống giống vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân huyện Trần Văn Thời đang tập trung làm đất, chuẩn bị sẵn sàng lúa giống và các loại vật tư nông nghiệp, chờ đến lịch mùa vụ sẽ tiến hành xuống giống vụ lúa hè thu.

Gỡ khó, tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp

Thời gian qua, rừng và đất lâm nghiệp không chỉ góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế, giảm nghèo, mà còn mang lại giá trị trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế lâm nghiệp vẫn chưa được phát huy xứng tầm với tiềm năng, do vẫn còn những điểm nghẽn.

Mùa chụp đìa

Vào mùa hạn, khi những cánh đồng nhấp nhô rơm rạ, các con kênh khô nước cũng là lúc vào mùa chụp đìa. Ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, mùa này là lúc bà con nô nức cùng nhau vần công để chụp đìa, chia cá. Dân ở xứ cá đồng cũng vui lây vì có thêm thu nhập lúc nông nhàn.

Hợp tác xã “Cây ăn trái sạch Khánh Hưng” hướng đến môi trường kinh doanh điện tử

Ðược thành lập và đi vào hoạt động hơn 5 năm qua, Hợp tác xã (HTX) "Cây ăn trái sạch Khánh Hưng", xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng. Ðặc biệt, HTX đang hướng đến môi trường kinh doanh điện tử, nhằm quảng bá sản phẩm và bắt nhịp với quá trình chuyển đổi số.