ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 16-9-24 04:05:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những “Hạt giống đỏ miền Nam” trên quê hương Cà Mau

Báo Cà Mau Tôi muốn nói đến những cô bé, cậu bé lúc 12, 13 tuổi đi tập kết từ bến sông Ông Ðốc và sau này họ trở về quê hương Cà Mau cống hiến. Họ đã làm đúng nguyện ước của Bác, của Ðảng và Nhân dân là đào tạo lớp trẻ đủ trình độ và khả năng để sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng góp phần xây dựng quê hương. Và họ đã vươn lên khẳng định vị trí mình trên nhiều lĩnh vực. Họ có chung tên gọi là học sinh miền Nam (HSMN).

Tôi muốn nói đến bạn Phạm Hữu Liêm, nguyên Giám đốc Sở Lâm nghiệp tỉnh nhiều nhiệm kỳ. Năm 13 tuổi bạn xuống tàu tập kết, mang theo hồn mình vạt rừng tràm U Minh Hạ, những cánh rừng ngập mặn Năm Căn. Những điều bạn để tâm, yêu quý, trăn trở từ hồi còn rất nhỏ cứ nung nấu, cháy bỏng trong lòng bạn trong suốt những năm học phổ thông. Và khi vào đại học, bạn chọn chuyên ngành lâm nghiệp để có điều kiện nghiên cứu về các loại cây, các mảng rừng...

Xong đại học, khi chiến tranh còn đang tiếp diễn, bạn vác ba lô vượt Trường Sơn, xuyên rừng miền Ðông thẳng về quê cha đất mẹ Cà Mau. Ðương nhiên Sở Lâm nghiệp (lúc đó gọi là Ty Lâm nghiệp) không có lý do gì để từ chối bạn. Bạn đã cùng đồng nghiệp nghiên cứu và tổ chức quy hoạch lại những cánh rừng, đặc biệt là rừng ngập mặn Cà Mau. Những vạt rừng đước Năm Căn, Ngọc Hiển lần lượt được cắt ngang, xẻ dọc kênh mương để cho vỏ nhỏ, xuồng con tiện len lỏi vào trong chăm sóc, quản lý, giữ gìn.

Những năm 1975-1980, việc đi lại từ thị xã Cà Mau về các huyện mất nhiều thời gian do hạn chế ở phương tiện vận chuyển. Cán bộ miền ngoài vào công tác hoặc người dân, du khách muốn biết tường tận về Minh Hải (Cà Mau, Bạc Liêu ngày nay) thật không dễ chút nào. Kỹ sư Phạm Hữu Liêm cùng vợ là Kỹ sư Lê Thị Liễu (cũng là HSMN) đã cùng suy tư rồi bàn bạc với ngành lập nên một “Minh Hải thu nhỏ”. Nghĩa là từ khoảng đất rộng tạo nên một vạt rừng đước, vạt rừng tràm, một vườn dâu Cái Tàu, một vườn dừa Phú Tân, một vườn nhãn Bạc Liêu, một sân chim... để cán bộ, người dân, nhất là người dân miền ngoài vào, không cần xuống các huyện vẫn có thể hình dung được những nét đặc thù của quê hương Minh Hải.

Ý tưởng này đã được sự nhất trí của Sở Lâm nghiệp và rồi một "Minh Hải thu nhỏ" với tên gọi Lâm viên 19/5 ra đời với bao tâm huyết và công sức của vợ chồng Kỹ sư Phạm Hữu Liêm và Lê Thị Liễu. Ðây cũng là công trình chào mừng 100 năm ngày sinh của Bác Hồ.

Nhà sàn Bác Hồ trong Khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Phường 1, TP Cà Mau) được xây dựng theo tỷ lệ 1/1 như Nhà sàn Bác ở Hà Nội, do Kỹ sư Lê Thị Liễu (HSMN) đề xuất ý tưởng và dồn tâm sức để công trình hoàn thành theo tâm nguyện.         

Nhà sàn Bác Hồ trong Khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Phường 1, TP Cà Mau) được xây dựng theo tỷ lệ 1/1 như Nhà sàn Bác ở Hà Nội, do Kỹ sư Lê Thị Liễu (HSMN) đề xuất ý tưởng và dồn tâm sức để công trình hoàn thành theo tâm nguyện.

Có thể nói không quá lời rằng, công trình xây dựng Lâm viên 19/5 là “công trình thế kỷ" tại Cà Mau. Và cũng thật xứng đáng khi tỉnh Cà Mau chọn nơi đây làm Khu Tưởng niệm Bác Hồ ngày nay.

Từ công trình này, nữ Kỹ sư Lê Thị Liễu còn tiếp tục nghiên cứu thêm những công trình khoa học cấp Nhà nước như: thuần dưỡng và cho trăn, cá sấu đẻ thành công. Một số công trình nghiên cứu của bạn nhận được huy chương. Kỹ sư Liễu quê gốc Quảng Ngãi, theo chồng về Cà Mau, bạn đã cống hiến bằng cả tấm lòng, tài năng, công sức của mình cho Cà Mau. Ngôi nhà sàn của Bác Hồ trong Khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng xuất phát từ ý tưởng và sự chịu khó, quyết tâm của bạn. Bạn đã phải nhiều lần bôn ba ra Bắc, vào Trung mời thợ, chọn cây mới có được một ngôi nhà sàn nguyên bản như nhà sàn của Bác ở Thủ đô Hà Nội.

Bên trong Nhà sàn Bác Hồ ở Cà Mau được bài trí các vật dụng (phục dựng) y như vật dụng Bác từng dùng và được lưu giữ tại Nhà sàn Bác Hồ ở Hà Nội.  Ảnh: HUYỀN ANH

Bên trong Nhà sàn Bác Hồ ở Cà Mau được bài trí các vật dụng (phục dựng) y như vật dụng Bác từng dùng và được lưu giữ tại Nhà sàn Bác Hồ ở Hà Nội. Ảnh: HUYỀN ANH

Chỉ là đơn cử vài trường hợp cụ thể như vậy. Bọn chúng tôi giống nhau ở chỗ là đều có khát vọng chung tay làm được thật nhiều cho quê hương sau những năm chiến tranh tàn phá, mất mát, hy sinh. Mỗi người một lĩnh vực được đào tạo, chúng tôi đều nghiêm chỉnh đứng vào bệ phóng và chỉ biết cố lên, dấn thân hết sức mình.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, mảnh đất Minh Hải không chỉ có cán bộ, bộ đội, HSMN người Bạc Liêu, Cà Mau về lại nơi này mà còn có vợ theo chồng, chồng theo vợ hết lòng vì Minh Hải.

Còn nhớ đội ngũ văn hoá, giáo dục lúc đó rất đông. Một số làm trong Ty Giáo dục, đi khảo sát các trường phổ thông nhằm nhanh chóng tạo dựng cơ sở vật chất, đội ngũ làm công tác quản lý cho các huyện, xã... Một số quản lý các trường tiểu học và trung học. Ðơn cử như anh Quang Ngọc, Tư Bé, Ba Lợi, Phương Nam, Tư Ðầm...

Ngành giao thông vận tải cũng rất đông như: anh Huỳnh Văn Tĩnh (Bảy Tĩnh), Giám đốc Sở Giao thông vận tải; anh Khưu Phương Ký, Giám đốc Xí nghiệp đóng tàu Cà Mau; anh Hai Hậu, Giám đốc Cảng Cà Mau; anh Nguyễn Bình Ðẳng, Giám đốc Cảng Năm Căn...

Ngành công nghiệp có anh Dương Ngọc Ẩn, Giám đốc Sở Công nghiệp; anh Vinh, Phó giám đốc; anh Hiền Lãm, quản đốc phân xưởng...

Ngành y có Bác sĩ Kim Dung, Bác sĩ Danh Mai, Bác sĩ Thể, Bác sĩ Long...Sau giải phóng ta lập ngay Trường Trung học kỹ thuật nông nghiệp nhằm đáp ứng kịp thời tình hình chỉ đạo sản xuất ở địa phương. Bạn Bé làm Chủ nhiệm Khoa Trồng trọt; bạn Tâm, Chủ nhiệm Khoa Văn hoá của trường.

Bên ngân hàng có chị Nguyễn Thị Hai. Công tác đối ngoại có anh Ba Hoà... Còn rất nhiều người nữa, không kể hết được.

Ðó là tất cả các bạn HSMN tập kết về lại Minh Hải và trụ lại Cà Mau, Bạc Liêu. Họ thật sự yêu và đã cống hiến cả đời mình cho Cà Mau, Bạc Liêu, dù có bạn nơi đây không phải quê hương của họ.

Ðược đến thăm và chụp ảnh lưu niệm bên Nhà sàn Bác là mong ước của rất nhiều du khách.Ðược đến thăm và chụp ảnh lưu niệm bên Nhà sàn Bác là mong ước của rất nhiều du khách.

Nhân tiến tới kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc, xin tản mạn đôi dòng về câu chuyện HSMN trên đất Cà Mau, Bạc Liêu. Không phải không có những phút giây chạnh lòng về những khúc mắc, khó khăn, nhưng chúng tôi đã nắm chặt tay nhau để vượt lên. Cho đến hết những năm tháng của tuổi đời cống hiến, nhiều bạn trong chúng tôi vẫn gắn kết, nhắc nhở nhau luôn sống thật xứng đáng./.

 

Ðàm Thị Ngọc Thơ

 

Chuẩn bị tái hiện Sự kiện tập kết ra Bắc

"Sông Ðốc là cửa biển lớn nhất và sầm uất nhất tỉnh Cà Mau. Năm 1954, sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, cửa Sông Ðốc được chọn làm bến tập kết để đưa bộ đội và đồng bào miền Nam ra Bắc. Ðây cũng là 1 trong 3 điểm tập kết lớn của các tỉnh Nam Bộ để các chuyến tàu tập kết chuyên chở hàng trăm ngàn cán bộ, bộ đội, Nhân dân, thiếu nhi của miền Nam ra miền Bắc", Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân, Phó trưởng ban Chỉ đạo (BCÐ) các hoạt động kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, nhắc nhớ lịch sử.

Những “Hạt giống đỏ miền Nam” trên quê hương Cà Mau

Tôi muốn nói đến những cô bé, cậu bé lúc 12, 13 tuổi đi tập kết từ bến sông Ông Ðốc và sau này họ trở về quê hương Cà Mau cống hiến. Họ đã làm đúng nguyện ước của Bác, của Ðảng và Nhân dân là đào tạo lớp trẻ đủ trình độ và khả năng để sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng góp phần xây dựng quê hương. Và họ đã vươn lên khẳng định vị trí mình trên nhiều lĩnh vực. Họ có chung tên gọi là học sinh miền Nam (HSMN).

Trong lòng đất Bắc

Một sáng tháng 7/2024, trong căn nhà ở Ðường 30/4, Phường 5, TP Cà Mau, ông Dương Thanh Toàn, là nhân chứng trong chuyến tàu tập kết ra Bắc - tuổi 92 cùng người ghi chép ở tuổi 86, hai mái đầu bạc trắng ngồi bên bàn trà, có cả chai rượu thuốc và hai cái cốc nhỏ. Người kể, người nghe kỷ niệm 70 năm về trước trên đất Bắc. Cuộc sao chép ký ức đã gần ba phần tư thế kỷ không tránh khỏi nhớ nhớ, quên quên. Cái quý nhất là ở không gian, thời gian và cái thật của những diễn biến cuộc đời ông

Bến tập kết, bến lòng dân - Bài cuối: Tri ân lịch sử, hướng đến tương lai

“Lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác của con người”, cách nay hơn 2 ngàn năm, Marcus Tullius Cicero, một trong những triết gia trứ danh thời La Mã cổ đại, từng khẳng định.

Bến tập kết, bến lòng dân - Bài 2: Chuyện “cây vú sữa miền Nam” của má Sảnh

Chuyện má Lê Thị Sảnh gửi biếu Bác Hồ cây vú sữa, được Bác chăm sóc, nâng niu và cây vú sữa trở thành biểu tượng thiêng liêng của tấm lòng đồng bào miền Nam với Bác và tấm lòng của Bác với đồng bào miền Nam, giờ ai cũng biết. Ðể hiểu rõ hơn câu chuyện này, chúng tôi tìm về nhà má Lê Thị Sảnh, Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình và thu thập thêm được một số thông tin.

Bến tập kết, bến lòng dân

Hiệp định Giơnevơ được ký kết, Nam Bộ có 3 khu vực được chọn tập kết đưa lực lượng cách mạng miền Nam ra Bắc, đó là: Hàm Tân - Xuyên Mộc, Cao Lãnh - Ðồng Tháp Mười và Cà Mau. Trong đó, Cà Mau có thời gian tập kết dài nhất, với 200 ngày (từ 21/7/1954-10/2/1955) và trung tâm của khu vực tập kết Cà Mau là kênh xáng Chắc Băng. Hướng tới kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc 1954, tìm hiểu, ôn lại một thời kỳ lịch sử in đậm dấu ấn của đất nước cũng là cách tri ân thế hệ đi trước và là nền tảng để hướng đến tương lai.

Bùi ngùi thăm lại chốn xưa

Sự kiện tập kết ra Bắc cách nay đã 70 năm, những cô bé, cậu bé là học sinh miền Nam (HSMN) ngày nào giờ đã ngoài “bát thập”. Một lần thăm lại chốn xưa, nơi từng lưu dấu trước khi rời quê hương miền Nam đằng đẵng mấy chục năm trời là ước nguyện bấy lâu và nay đã toại nguyện.

Bên dòng Chắc Băng

Năm 1954, sau khi Hiệp định Giơnevơ ký kết, Cà Mau được chọn là 1 trong 3 khu vực tập kết, chuyển quân ra Bắc của Nam Bộ. Trong thời gian 200 ngày đêm, Cà Mau bừng lên khí thế của chiến thắng, của đời sống mới thực sự tự do, hạnh phúc trong không khí hoà bình, vui tươi, phấn khởi dưới sự lãnh đạo, tổ chức của chính quyền cách mạng sau 9 năm trường kỳ kháng chiến. Giai đoạn cuối năm 1954, lực lượng tập kết và thân quyến đưa tiễn đổ dồn về vùng ngã ba Chắc Băng, nơi có bến chuyển quân ra tàu lớn ở vàm sông Ông Ðốc.

Ðẩy nhanh tiến độ Cụm tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc

Tỉnh Cà Mau hiện đang chuẩn bị cho việc tổ chức nhiều hoạt động trong sự kiện quan trọng có quy mô cấp tỉnh, đó là kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024). Trong đó, Dự án đầu tư xây dựng Cụm tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc, tại thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, đang được tăng tốc thi công nhằm kịp tiến độ đề ra.

Bài học về công tác đào tạo nhìn từ chiến lược giáo dục thời đại Hồ Chí Minh

Bài học từ chiến lược giáo dục đào tạo của Trường Học sinh miền Nam trên đất Bắc vẫn đầy tính thiết thực trong bối cảnh hội nhập hiện nay.