ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 00:37:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những ngày "sống chậm"

Báo Cà Mau (CMO) Dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống. Thế nhưng, sau những tác động tiêu cực thì Covid-19 lại trở thành cơ hội để rất nhiều người sống chậm lại, sống trách nhiệm, yêu thương, tự điều chỉnh những suy nghĩ và hành động của mình theo hướng tích cực hơn.

Thay đổi để thích nghi

Nhiều năm nay, ông Nguyễn Văn Phi (80 tuổi), ngụ xã Tân Hưng Tây, huyện Phú Tân vẫn giữ quan niệm: Cúng kiếng phải đủ mâm, đủ lễ, đủ thành viên họ tộc. Thế nên, mỗi năm ngoại trừ các lễ cúng gia tiên ngày Tết thì nhà ông có 6 đám giỗ và 1 lần cúng Thanh minh. Mỗi lần cúng phải đủ 8 mâm, đúng các món: lẩu (canh), kho, xào và thịt luộc. Quan trọng là 59 người con, cháu, chắt của gia đình đều phải có mặt. “Dù khuyên cha tiết chế, giảm lại, cúng gọn hơn, anh em, con cháu làm ăn xa nếu bận ngày giỗ này thì giỗ sau về tề tựu, nhưng cha không chịu. Mỗi lần bàn ra thì cha phiền muộn, nên vợ chồng tôi với cả gia đình đều cố gắng để cha vui”, chị Tô Thị Nương (con dâu út ông Phi) tâm sự.

Vậy mà dịp cúng Thanh minh năm này, ông gọi điện hết các con, kêu đừng về. Giải thích trước sự thay đổi của cha chồng, chị Nương cho biết, trước khi vào tiết Thanh minh, cán bộ địa phương đã tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch. Cha tôi cũng như đa số người dân trên địa bàn đã hiểu sự nguy hiểm và tốc độ lây lan của vi-rút. Rồi nghe trên đài thông tin liên tục việc Nhà nước kêu gọi không tập trung đông người, ai ở chỗ nào thì ở yên chỗ ấy nên cha chủ động kêu vợ chồng tôi nấu bữa cơm đơn sơ cúng tỏ lòng. Tháng sau nhà có đám giỗ, cha cũng kêu chỉ cúng mâm tròn.

Nhiều hộ dân tuy ở vùng sâu nhưng tiếp cận thông tin khuyến cáo phòng, chống dịch rất nhanh. Đồng thời, chủ động thay đổi những tục lệ vốn từ lâu đã trở thành “cái nếp”. Cựu chiến binh Đỗ Văn Vạn (xã Rạch Chèo) cho biết, thời gian qua, một số gia đình hội viên có người thân qua đời. Trước nay mỗi đám tang ở địa phương thường quàn lại từ 3-5 ngày, bên cạnh việc tuân thủ ngày giờ thực hiện nghi lễ thì gia đình đợi con cháu đi làm xa về đủ mặt. Thế nhưng, ý thức trách nhiệm với công tác phòng, chống dịch, các gia đình chỉ tổ chức đám tang trong khoảng 2 ngày là an táng. Có gia đình còn bố trí người nhà đứng trước cổng, dùng máy đo thân nhiệt và mời khách rửa tay sát khuẩn trước khi vào bên trong cúng viếng.

Nhờ những ngày hạn chế ra đường, Phan Kiều Diễm học và làm được nhiều loại bánh dân gian từ mẹ.

Biết rằng tại huyện Phú Tân chưa có trường hợp nghi nhiễm, không có lệnh “ngăn sông cấm phà”, tín ngưỡng và phép tục gia đình là quyền tự do của mỗi người; thế nhưng, sự tự giác thay đổi từ suy nghĩ đến việc làm ấy của các bậc cao niên vì muốn góp phần cùng cộng đồng phòng, chống dịch rất đáng trân trọng.

Biến “bị” thành “được”

“Áp lực ban đầu là có, nhưng cứ nói khó sẽ thấy bị động. Mình cố gắng tìm giải pháp khắc phục, thích ứng với hoàn cảnh để luôn chủ động, lạc quan và vui vẻ”, đó là chia sẻ của chị Nguyễn Huỳnh Đào (Chi cục Thuế huyện Phú Tân) khi nói về những ngày phòng, chống dịch vừa qua.

Cái khó với chị Đào bắt đầu từ khi 2 con nhỏ tạm nghỉ đến trường, chị phải dẫn con đến cơ quan vừa trông chừng, vừa dạy con, vừa làm việc. Công việc của chị là tính lệ phí trước bạ, mỗi ngày chị phải tiếp xúc với rất nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh (có hộ khẩu tại huyện Phú Tân), nhưng không phải khách hàng nào cũng thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Cái khó nhiều hơn khi 2 tuần cách ly xã hội chị không thể mang việc về nhà do tính chất bảo mật, công việc phải được thực hiện trên phần mềm quản lý lệ phí trước bạ của tổng cục và thực hiện trên hệ thống ứng dụng TMS nên mỗi tài khoản chỉ một công chức sử dụng, quản lý.

Kỹ sư Lê Văn Hảo cố gắng phụ cha mẹ việc nhà trong những ngày tạm nghỉ vì dịch bệnh.

Xác định là phải vượt khó, suy nghĩ tích cực đã cho chị Đào những trải nghiệm mới mẻ. Chị có thêm kỹ năng giao tiếp để khách hàng nâng cao ý thức phòng bệnh mà không phật ý. Chị vui mừng khi nhận ra các con của mình thực hiện khuyến cáo của Bộ Y tế tốt hơn chị nghĩ. Chị được học thêm nghiệp vụ sư phạm sau những ngày học trực tuyến cùng con. Và đi qua những ngày cách ly xã hội, chị được rèn kỹ năng xử lý công việc. Bởi những ngày không trực, chị làm việc nhà trong tâm thế sẵn sàng chạy đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ khách hàng khi đồng nghiệp gọi.

“Hạn chế giao tiếp xã hội đã trở thành điều kiện để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin”, nhận định như vậy nên Chi cục trưởng Chi cục Thống kê huyện Trần Văn Thời Phan Minh Thứng cùng tập thể thống nhất kế hoạch làm việc, phân công lịch trực, chỉ ngày thực hiện công việc mình phụ trách công chức mới đến cơ quan, còn lại mọi việc trao đổi ý kiến, thu thập thông tin đều thực hiện trên phần mềm. Nên đã qua, hiệu quả công việc vẫn đạt theo yêu cầu.

“Hạn chế giao tiếp xã hội đồng nghĩa với việc mỗi người phải thay đổi thói quen”, tuyên truyền đến mọi người như vậy nên bản thân anh Thứng không còn mỗi sớm đến quán cà phê, mỗi chiều đến sân vận động. Anh dùng quỹ thời gian ấy để nghiên cứu thêm tài liệu, đọc sách chuyên ngành. Anh cảm thấy trân trọng những bữa cơm gia đình hơn bởi không phải bận chu toàn các buổi tiếp khách, tiệc tùng.
“Thế nên, hãy cảm ơn thay vì nói chán để chúng ta tiếp tục hạn chế giao tiếp xã hội, hạn chế tập trung đông người đến khi dịch bệnh được đẩy lùi”, anh Thứng vui cười chia sẻ.

Chị Nguyễn Huỳnh Đào vừa làm việc, vừa hướng dẫn con học trực tuyến.

Hạnh phúc không ở đâu xa

Trở về từ Phú Quốc khi Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình tạm ngừng hoạt động, Kỹ sư Lê Văn Hảo bắt đầu “cuộc sống mới” với gia đình của mình ở xã Tân Hưng Tây. Mỗi ngày, Hảo bắt đầu với việc ra vuông đổ lú, bắt tôm phụ mẹ rồi đến công trình thi công nhà cấp 4 phụ cha. Chứng kiến cha phải phơi lưng giữa trời nắng gắt, nhìn mẹ chắt mót từng đồng bán tôm, Hảo nhận ra lâu nay mình chưa giúp đỡ gì cho cha mẹ.
Hảo tâm sự: “Tôi đi học, rồi ra trường đi làm, lâu lâu mới về thăm nhà, tôi chưa bao giờ để ý những vết chai sần trên tay cha mẹ. Tôi thấy thương cha mẹ, muốn được gần gũi nhiều hơn. Qua dịch bệnh, tôi sẽ tìm việc ở đây để có thể đi về chăm sóc cha mẹ khi tuổi cao sức yếu”.

Không phải xa gia đình như Hảo, Phan Kiều Diễm (xã Rạch Chèo) ở cùng với mẹ. Vốn là cô gái năng động, sống hướng ngoại, chuộng thức ăn đường phố nên ngoài giờ đi làm, Diễm thường cùng bạn bè đến nhiều hàng quán. Dù mẹ là thợ bếp giỏi, thường nhận nhiều đơn đặt hàng các loại bánh dân gian nhưng Diễm ít khi quan tâm tiếp phụ. Vậy mà mấy tháng qua Diễm ở nhà, cùng làm với mẹ. Được mẹ chỉ dạy từng loại công thức và các bí quyết làm bánh cho khéo, cho ngon. Từ đó, Diễm cảm nhận được sự vất vả của mẹ và thấy thích thú với nghề truyền thống của gia đình.
“Thay vì lên mạng xã hội kêu ca buồn chán, Diễm thường đăng hình những chiếc bánh tự mình làm được. Thấy con gái vui khi nhận được những lời khen ngợi làm tôi cũng vui theo”, bà Nguyễn Thị Nga (mẹ Diễm) bày tỏ.

Với Nguyễn Cẩm Tú (TP Cà Mau) thì những ngày nghỉ tránh dịch là khoảng thời gian đặc biệt. Bởi không đi làm, thu nhập hạn chế, Tú về nhà cha mẹ ở xã Tân Hưng Đông (huyện Cái Nước) để nương tựa. Tú được sống lại thời thơ ấu với mỗi ngày đi giăng lưới, bắt cá, hái dừa, đào khoai, trộn mắm..., rồi lục đục trong bếp cùng mẹ nấu ăn. Vậy là giữa lúc khó khăn, Tú lại ấm lòng từ những tô bún nước lèo, những bữa cơm với cá khô chan nước dừa, với mắm chưng, với ghém chuối, gỏi vịt, gà, cá kho khô… Rồi đến cả những mẻ cốm dẹp, khoai mì nướng, mứt dừa non ngọt ngào. Tú kể, mấy bữa gói bánh lá dừa, bánh tét, mẹ hay nhắc chuyện ngày xưa nghèo khó, có tiền đâu mà mua bánh trái ngoài chợ, nhà có sẵn chuối, nếp mẹ gói bánh hoài cho các con ăn. Chị em lớn lên đi hết, 20 năm rồi chưa có dịp làm, giờ nhờ nghỉ tránh dịch, con cháu về đông mẹ mới được gói lại.

Con trai Tú và các cháu sau giờ học trực tuyến rủ nhau chơi nhà chòi, trốn kiếm, thả diều rồi trải nghiệm nướng cá, nướng hột gà, mót khoai mì…, quên hẳn việc đòi điện thoại chơi game.

Tú trải lòng: “Đâu có xa xôi, vậy mà tất bật mưu sinh khiến mình lâu lâu mới về nhà, về rồi vội vã đi. Giờ thấy niềm vui đong đầy ánh mắt cha mẹ mới nhận ra hạnh phúc không ở đâu xa”.

Những ngày sống chậm rồi sẽ đi qua, dịch Covid-19 rồi sẽ bị đẩy lùi, nhịp sống sẽ trở lại bình thường như trước, nhưng những giá trị tích cực được chạm đến hôm nay sẽ mãi theo mỗi người trên hành trình cuộc đời phía trước./.

Xuân Hồng

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.