ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 2-7-25 11:17:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nỗ lực nâng chất sản phẩm OCOP

Báo Cà Mau Thời gian qua, các ngành, các cấp huyện Năm Căn tích cực phối hợp cùng cơ sở kinh doanh, hợp tác xã (HTX) hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời hỗ trợ các chủ thể về hồ sơ, thủ tục để sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP.

Sản phẩm bánh phồng tôm của HTX Bánh phồng tôm Hàng Vịnh - Năm Căn vừa được UBND huyện công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Ðây là 1 trong 4 sản phẩm được công nhận mới nhất của huyện. Bà Trần Thu Trang, Giám đốc HTX, cho biết, HTX được thành lập vào đầu năm 2019, đến nay có 9 thành viên, vốn điều lệ 285 triệu đồng.

Sau khi sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP, HTX đã được các cấp, các ngành hỗ trợ đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá giới thiệu sản phẩm thông qua các chuỗi sự kiện trong và ngoài tỉnh. Ðây là cơ hội để sản phẩm đặc trưng của huyện nói chung, của HTX nói riêng đến với người tiêu dùng trong cả nước, cải thiện thu nhập cho các thành viên.

Theo ông Trần Thanh Nghị, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, những sản phẩm được công nhận COOP được làm từ nguyên liệu đặc trưng của địa phương, chủ yếu là tôm và cua. Ðây là mặt hàng mũi nhọn, mang thương hiệu của vùng đất ngập mặn Năm Căn, nên sau khi được công nhận đã góp phần nâng cao giá trị, được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Từ đó, tạo cơ hội cho sản phẩm OCOP của huyện tiếp tục vươn xa hơn thời gian tới.

Từ khi triển khai Chương trình OCOP, đến nay toàn huyện có 15 sản phẩm đạt chuẩn OCOP (6 sản phẩm 4 sao và 9 sản phẩm 3 sao) của 7 chủ thể là HTX, công ty, hộ kinh doanh trên địa bàn. Một số sản phẩm đặc trưng có thế mạnh, tiêu thụ cao trên thị trường như: bánh phồng tôm, cua biển sinh thái, thịt cua sinh thái, cua biển... Ngoài bán lẻ nội địa, nhiều sản phẩm được bán qua Facebook, Zalo, sàn thương mại điện tử... Ðặc biệt, có 5 chủ thể đạt chứng nhận hữu cơ (HACCP), có chỉ dẫn địa lý (FDA) và đạt chuẩn ISO 9001:2015. Từ đó, nhiều sản phẩm được tiêu thụ đến các tỉnh, thành trên cả nước; một số sản phẩm được xuất khẩu sang Ðài Loan, Trung Quốc và Mỹ.

HTX Bánh phồng tôm Năm Căn - Hàng Vịnh tham gia Hội nghị kết nối giao thương giữa 5 thành phố trực thuộc Trung ương với các tỉnh ÐBSCL và một số tỉnh Ðông Nam Bộ năm 2024, tại TP Cần Thơ, ngày 29/8/2024.HTX Bánh phồng tôm Năm Căn - Hàng Vịnh tham gia Hội nghị kết nối giao thương giữa 5 thành phố trực thuộc Trung ương với các tỉnh ÐBSCL và một số tỉnh Ðông Nam Bộ năm 2024, tại TP Cần Thơ, ngày 29/8/2024.

Vừa qua, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện đã tổ chức đánh giá phân hạng năm 2024 cho 4 sản phẩm của 3 chủ thể, gồm: sản phẩm tôm khô của hộ kinh doanh Trường Hải (ấp Mai Hoa, xã Tam Giang Ðông), bánh phồng tôm tít của Công ty TNHH SX TMDV Kiên Cường (Ấp 2, xã Hàng Vịnh), bánh phồng môn và bánh phồng chuối của Công ty Cổ phần XNK Vĩnh Hoà Phát (Ấp 2, xã Hàng Vịnh); trong đó, sản phẩm bánh phồng tôm tít của Công ty TNHH SX TMDV Kiên Cường nâng hạng.

Ông Trần Thanh Nghị thông tin, đối với những sản phẩm đã công nhận nhưng hết hạn, ngành chuyên môn sẽ tuyên truyền, vận động các chủ thể củng cố hồ sơ để đưa ra hội đồng đánh giá công nhận lại. Ðối với các sản phẩm tiềm năng, có thể phát triển lên OCOP thì tiến hành khảo sát hoạt động sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu chủ yếu theo quy định. Ðể đảm bảo các điều kiện đưa sản phẩm ra hội đồng đánh giá, phân hạng, thời gian qua đơn vị đã hỗ trợ tích cực về mặt hồ sơ, quy trình thủ tục cho các chủ thể.

“Nếu chủ thể mới không hiểu về quy trình thì đơn vị sẽ hướng dẫn lập hồ sơ theo Quyết định 148 của Thủ tướng Chính phủ. Nói chung, các chủ thể đăng ký tham gia Chương trình OCOP đều rất nhiệt tình, có gì khó khăn, vướng mắc thì sẽ trực tiếp trao đổi với cơ quan chuyên môn để xở gỡ”, ông Nghị cho biết.

Công ty TNHH SX TMDV Kiên Cường không ngừng đầu tư trang thiết bị, nhằm tăng năng suất, đặc biệt là đảm bảo tiêu chí về chất lượng để được công nhận sản phẩm bánh phồng tôm tít đạt chuẩn 4 sao.

Ông Huỳnh Trung Kiên, Giám đốc Công ty TNHH SX TMDV Kiên Cường, cho biết, sản phẩm bánh phồng tôm tít của công ty đã được công nhận OCOP 3 sao vào năm 2023 và đến cuối năm được Bộ Công thương cấp giấy chứng nhận Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia. Hiện nay, công ty đã hoàn thiện hồ sơ, thủ tục, sẵn sàng trình cấp có thẩm quyền đánh giá nâng hạng sản phẩm đạt chuẩn 4 sao trong năm 2024.

“Từ khi khởi động và đưa Chương trình OCOP vào chương trình mục tiêu quốc gia thì xã, huyện, tỉnh, kể cả Trung ương, đã quan tâm hỗ trợ rất nhiều và thiết thực. Ðiển hình như tạo điều kiện cho chủ thể xúc tiến thương mại; gặp gỡ, giao lưu, đối thoại với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; đặc biệt là hỗ trợ về mặt pháp lý, thủ tục”, ông Kiên chia sẻ./.

 

Văn Tưởng

 

Tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế tỉnh Cà Mau đã chuyển biến tích cực, góp phần đưa nền kinh tế tỉnh vượt qua được những khó khăn, thách thức trước những biến động chưa từng có của bối cảnh trong nước và quốc tế.

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Người bạn tin cậy phát triển

 “Báo chí là một kênh quảng bá, giới thiệu uy tín, tin cậy, có sức lan toả lớn đối với doanh nghiệp (DN). Báo chí trở thành diễn đàn, cầu nối để cộng đồng DN gởi gắm tâm tư, tình cảm, kiến nghị, đề xuất cho sự ổn định, phát triển. Báo chí góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh, tạo ra sự liên kết, cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, góp phần xây dựng một cộng đồng DN Cà Mau ngày càng lớn mạnh”, ông Lê Hoàng Phước, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, khẳng định.

Để hoạt động hợp tác xã đúng và tốt hơn

Sáng 23/6, Liên minh HTX tỉnh kết hợp với Trường Trung cấp nghề và Đào tạo cán bộ hợp tác xã (HTX) miền Nam tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kinh tế tập thể, HTX năm 2025.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.

Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học để giảm thiểu áp lực

Thảo luận về việc lồng ghép giảm thiểu tác động đối với đa dạng sinh học trong thực hiện các giải pháp quản lý và các tiêu chuẩn quốc tế đã áp dụng trong mô hình; đề xuất, khuyến nghị các giải pháp quản lý có liên quan, các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với mô hình tôm - rừng Việt Nam” là những nội dung quan trọng trong khuôn khổ Hội thảo “Khuyến nghị giải pháp thúc đẩy chuỗi tôm - rừng bền vững tại Cà Mau theo hướng chứng nhận quốc tế và bảo tồn đa dạng sinh học”, diễn ra vào ngày 19/6. Hội thảo do Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cà Mau phối hợp với Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư tổ chức. 

Mạnh, giàu từ biển

Nghị quyết Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, xác định: “Chú trọng phát triển kinh tế biển, du lịch, năng lượng tái tạo nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tạo bứt phá phát triển kinh tế nhanh, bền vững”. Ðến nay, mục tiêu vươn ra biển, làm giàu từ biển của Cà Mau đang dần được hiện thực hoá.

Niềm tin về nông nghiệp sạch

Tham quan mô hình trồng rau an toàn của nhiều hộ dân ở xã Trí Lực, huyện Thới Bình, những luống rau xanh mướt đang phát triển, ít ai biết rằng, để có được sự thay đổi tích cực ấy là cả hành trình đổi mới cách nghĩ, cách làm của nông dân, chuyển từ tập quán canh tác truyền thống sang mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Kế hoạch đầu tư công năm 2025 của tỉnh được triển khai trong bối cảnh cả nước bước vào cuộc cách mạng mạnh mẽ với 2 mục tiêu lớn, đó là thực hiện chủ trương sắp xếp, tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị và thực hiện mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt từ 8% trở lên, hướng đến tăng trưởng hai con số trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, ghi nhận đến thời điểm này, kết quả giải ngân của tỉnh còn khá chậm, cần giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ tiến độ.

Tín hiệu tích cực từ dự án khôi phục nguồn lợi cá đồng

Xác định ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất là “chìa khoá” để thực hiện thành công các mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn, những năm gần đây, tỉnh Cà Mau tích cực triển khai nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp phù hợp điều kiện tự nhiên địa phương. Một trong những điểm sáng là Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đồng tại tỉnh Cà Mau”.