ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 00:41:59
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nợ trẻ em một sân chơi - Bài 1: Hoang vắng sân chơi tiền tỷ

Báo Cà Mau (CMO) Hè đến, câu chuyện cho trẻ em chơi ở đâu, chơi trò gì vẫn là điệp khúc quanh quẩn. Không chỉ trẻ em nông thôn đang đối mặt với việc thiếu sân chơi mà tình trạng đó còn diễn ra gay gắt ở đô thị. Nhiều sân bãi trống đang thu hẹp dần, nhường chỗ cho các công trình xây dựng...

Nhìn nhận từ thực tế, càng tiến về thời đại 4.0, trẻ dần đánh mất tuổi thơ. Nhiều công trình được đầu tư kinh phí cao được cho là tạo sân chơi cho trẻ nhưng chỉ là bề nổi...

Mặc dù được đầu tư xây dựng hơn 10 tỷ đồng nhưng nhiều năm trở lại đây, Nhà Thiếu nhi huyện U Minh và Trần Văn Thời chưa phát huy được hiệu quả so với số tiền bỏ ra. Nhiều hạng mục xuống cấp, sụp lún, cán bộ kiêm nhiệm không mặn mà với công việc dẫn đến khu vui chơi vắng bóng tiếng cười của trẻ.

Điệp khúc xây rồi sửa

Nhà Thiếu nhi huyện U Minh được xây dựng năm 2011 với kinh phí hơn 10 tỷ đồng, do Tỉnh đoàn Cà Mau làm chủ đầu tư. Mặc dù được đầu tư với kinh phí khá lớn nhưng chất lượng hoạt động chưa hiệu quả.

Sau nhiều năm hoạt động, nhà thiếu nhi vẫn chưa có bảng tên. Nhìn từ bên ngoài vào, khó có thể nhận diện đây là công trình dành cho thiếu nhi của huyện. Các hạng mục nhiều chỗ xuống cấp, cây xanh phủ khuất tầm nhìn.

Hội trường, nơi để tổ chức các cuộc thi, sự kiện hoang tàn do nhiều ngày bỏ không. Hội trường được thiết kế mái vòm nên âm vọng, các sự kiện không thể tổ chức tại đây. Mặt khác, phần trần mái bị dột mỗi khi trời mưa, rong rêu thi nhau mọc từ trên mái đến dưới nền sàn nhà.

Bệ sân khấu nhỏ hẹp, bị sụp lún nhiều mảng, nứt đổ ngay bệ cầu thang, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, gây nguy hiểm cho các em thiếu nhi khi trình diễn. Sân khấu nhỏ lại thêm phần cánh gà chỉ có một bên, phía trên ánh sáng chiếu thẳng vào nên muốn biểu diễn văn nghệ thì khó có thể trình diễn một cách suôn sẻ.

Trẻ em vùng nông thôn "khát" sân chơi. 

Năm 2017, nhà thiếu nhi này tiếp tục được đầu tư kinh phí 200 triệu đồng để tu sửa phần nền sụp lún. Nền gạch bị thay thế nhiều đợt, những tấm gạch nhiều màu khác nhau, cũ mới xen lẫn, gây mất thẩm mỹ khi nhìn tổng thể.

Ngoài hội trường thì phần bên ngoài cũng xuống cấp, đọng vũng nước to ngay thềm nhà, gây ô nhiễm.

Phó bí thư Huyện đoàn, Giám đốc Nhà Thiếu nhi huyện U Minh Nguyễn Việt Trinh cho biết: “Vì hội trường xuống cấp nên mỗi khi có các cuộc thi diễn ra buộc phải đi thuê. Nếu hội trường sử dụng được chẳng những không mất chi phí thuê mà ngược lại có thể cho người khác thuê để có nguồn thu bảo trì, bảo dưỡng”.

Việc hạ tầng xuống cấp khi chưa sử dụng, các phòng thiết bị, dụng cụ cũng rất sơ sài. Vào mỗi dịp hè, các lớp kỹ năng được mở nhưng lại khó có thể chiêu sinh đủ, nếu có cũng “rơi rụng” qua ngày, do không tạo được sức hút. Vì thế, phần liên kết mời giáo viên về dạy cũng là việc khó.

Hội trường xuống cấp, đóng rong rêu dưới nền.

Chị Trinh chia sẻ: “Ban đầu chúng tôi cũng tâm huyết, ra sức kêu gọi các nhà đầu tư nhưng không khả thi. Phần sân bãi không có, nhà chức năng thì dụng cụ dạy cũng thiếu hụt, đầu tư không có đường thu hồi vốn nên việc kêu gọi hợp tác không thành công”.

Phụ huynh ngán ngẩm mỗi khi đăng ký, ghi danh cho con theo học các lớp năng khiếu nên sân chơi tiền tỷ đang trên đà xuống dốc không phanh.

Thiếu nhân sự quản lý sân chơi

Khác với Nhà Thiếu nhi huyện U Minh, các hạng mục tại Nhà Thiếu nhi huyện Trần Văn Thời có phần tươm tất và khang trang hơn do đầu năm nay được đầu tư duy tu khoảng 600 triệu đồng.

Dù hạ tầng có phần đảm bảo, thế nhưng việc thiếu kinh phí hoạt động từ năm 2016 đến nay dẫn đến thực trạng nhà thiếu nhi luôn trong tình trạng “vườn không nhà trống”.

Tại đây hiện vẫn duy trì các lớp năng khiếu với tần suất phục vụ khoảng 100 em mỗi ngày. Tuy nhiên, nhân lực phần lớn là đội ngũ cán bộ kiêm nhiệm, lại thiếu hụt trầm trọng dẫn đến hoạt động chưa hiệu quả.

Huyện đoàn hiện có 5 cán bộ, 2 người được phân giao kiêm nhiệm giám đốc, phó giám đốc. Do làm việc kiêm nhiệm ở 2 cơ quan khác nhau nên việc điều hành, trông coi, tổ chức các hoạt động chưa được tươm tất.  

Tại cầu thang, lối đi lên sân khấu xuất hiện nhiều vết nứt, sụp lún gây nguy hiểm cho các hoạt động biểu diễn. (Ảnh chụp tại Nhà Thiếu nhi huyện U Minh).

Chủ tịch Hội đồng Đội, Giám đốc Nhà Thiếu nhi huyện Trần Văn Thời Lâm Yến Nhi chia sẻ: “Các sân chơi tại nhà thiếu nhi đầu tư còn nhỏ lẻ từ một vài hộ cá nhân chứ chưa phải doanh nghiệp, chưa đầu tư chuyên môn vào các nội dung của trò chơi, chưa được nâng cấp. Trong khi đó, các em do phải thường xuyên chơi vài trò cũ nên dễ dẫn đến nhàm chán, ít đến”.

Hoạt động cầm chừng, không có hướng đi rõ rệt, chưa phát huy tác dụng của việc đầu tư kinh phí tiền tỷ ban đầu, nên nhà thiếu nhi các huyện chưa hoạt động đúng công năng của nó. Việc kêu gọi nhà đầu tư cũng hết sức khó khăn.

Chặng đường để thiếu nhi có được nơi vui chơi giải trí, học tập đúng nghĩa còn là đường dài và khó khăn vẫn ở phía trước. Sân chơi cấp huyện đã vậy, còn vùng ven, cấp xã và vùng sâu sẽ còn thiếu hụt tới mức độ nào?./.

Yến Nhi

Bài 2: Tìm đâu sân chơi cho trẻ?

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.