ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 2-5-25 10:06:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nỗi buồn của bà tôi

Báo Cà Mau Dưới bóng chiều bảng lảng, bên cạnh ngôi mộ mới xanh cỏ là bóng dáng gầy gò, xanh xao, hốc hác vì thiếu ngủ và buồn bã của chú tôi. Chú tự hành xác mình bên mộ bà tôi đã ba ngày nay. Ngày chú bỏ quê đi, tôi còn bé.

Dưới bóng chiều bảng lảng, bên cạnh ngôi mộ mới xanh cỏ là bóng dáng gầy gò, xanh xao, hốc hác vì thiếu ngủ và buồn bã của chú tôi. Chú tự hành xác mình bên mộ bà tôi đã ba ngày nay. Ngày chú bỏ quê đi, tôi còn bé. Tôi cũng thấy đôi chút trống vắng trong mỗi bữa cơm tối vì không thấy bóng chú tôi. Nhưng cảm giác ấy qua nhanh. Bà tôi từ dạo ấy ít cười, hay ngồi trước cổng nhà nhìn về xa xôi. Tôi thuở ấy còn quá nhỏ để hiểu chuyện, nhưng tôi biết bà tôi ngóng chú tôi về.

Ðộ mươi năm trước, quê tôi nghèo. Bữa cơm quen thuộc toàn độn khoai với sắn, thêm dĩa rau luộc chấm tương. Bà tôi già nhưng lúc nào tôi cũng thấy bà làm việc. Bà lấy đó làm vui. Bà chăm đàn vịt phụ cha tôi. Luống đất trồng rau trong vườn chưa khi nào ngơi nghỉ. Bà trồng đủ thứ rau theo mùa. Nào rau muống, rau mồng tơi, rau ngót, rau cải… Tôi thích nhất là luống hoa cúc vàng bà trồng. Chúng luôn kiêu hãnh vươn mình trong nắng, thu hút mọi ánh nhìn. Bà hay hái chúng đem sao rồi nấu với nước uống cho mát.

Minh hoạ: HOÀNG VŨ

Tôi thấy quê tôi yên bình. Tôi yêu những đường làng quanh co, uốn lượn, yêu những tán lá bàng che mát lối tôi đi học về, yêu những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Tôi yêu chúng vì đó là những gì thân thuộc với tôi nhất. Ðặc biệt, tôi yêu gia đình tôi. Nhưng chú tôi thì chán cái vùng quê nghèo này. Chán thấy bóng bà tôi lầm lũi sớm hôm. Chú tôi đi cả ngày, tối chú mới về. Chú theo người ta học nghề buôn bán gì đó. Tôi cũng chẳng rõ.

Bà hay kể chú rất thương tôi. Chú thường ẵm bồng tôi từ khi tôi còn tấm bé. Dần lớn lên, tôi đi học, chú tôi đi cả ngày. Tôi dần xa chú. Mỗi bữa cơm tối, tôi thấy chú ăn vội vàng chén cơm. Nghe tiếng gọi, chú buông đũa và theo người ta luôn. Ðó đã thành cái lệ.

Hôm đó, bỗng dưng chú tôi lạ. Chú ở nhà cả ngày. Bữa cơm tối đó, chú không ăn trong vội vã như những bữa cơm khác. Chú vừa ăn vừa nói bao nhiêu là chuyện tốt đẹp trong tương lai không xa. Chú nói sẽ mua cho bà đôi bông tai vàng để bà cất, xây cho bà căn nhà mới. Bà chỉ cười. Cha tôi cho rằng đó là những lời nói ngông nghênh, tự đắc. Chú hứa sẽ mua cho tôi chiếc xe đạp mới. Tôi thích mê.

Sau bữa cơm, tôi thấy chú tôi gấp quần áo. Nghe tiếng gọi, chú xách ba lô vơi thõm, chắc độ có hai, ba bộ đồ. Chú chào bà tôi. Chú hứa Tết chú sẽ về. Bà chưa kịp nói gì, chú đã nhảy ào lên xe. Mẹ tôi nói, đêm đó bà thức trắng. Từ đó, gia đình tôi chẳng nghe tin tức gì về chú. Năm ấy, chú hai mươi.

Năm ấy, tôi bắt đầu vào lớp một. Cha mẹ tôi bận đi làm thuê cho người ta. Bà dẫn tôi đi tựu trường. Ðám bạn tôi kêu tên tôi ríu rít. Tôi khẽ buông bàn tay bà đang nắm hờ tay tôi. Tôi ùa vào đám bạn.

Thi thoảng tôi có nhìn ra phía cổng xem bà đang làm gì thì lúc nào tôi cũng nhận được ánh mắt bà hướng về tôi. Bà mỉm cười hiền hậu. Tôi giơ tay vẫy vẫy. Tuổi thơ tôi lớn lên êm đềm bên câu hát ru, bên những câu chuyện cổ tích của bà. Tôi chỉ biết nói yêu bà. Ngày đó, tôi còn bé quá. Chú đi không biên thư về. Tôi biết bà buồn.

Mùa thu, lá bàng đua nhau rơi rụng. Ðó là thời điểm chú tôi đi. Rồi cái lạnh se sắt cũng đến. Tôi thích thú mỗi khi hờ hơi thấy miệng mình như có khói. Mẹ tôi may cho tôi áo mới. Ngày hai mươi chín Tết, bà tôi, mẹ tôi gói bánh, tôi phụ lau lá. Tôi vui vì được giúp bà, giúp mẹ tôi. Ai cũng ngóng trông chú, nhất là bà.

Người ta, dù đi đâu xa thì hai mươi chín đều đã đoàn tụ bên gia đình. Vậy mà chú tôi chẳng thấy đâu. Tôi vừa lau lá, vừa lắng tai nghe tiếng chú. Tôi sẽ có chiếc xe đạp. Tôi sẽ tập đi xe. Lũ bạn sẽ thi nhau chạy theo sau tôi. Chúng sẽ ngưỡng mộ, rồi ao ước lắm đây. Tôi cười khoái chí.

Rạng sáng ba mươi, mẹ tôi dậy vớt bánh. Tôi cố mở hai mắt, gắng gượng dậy. Nhưng rồi tôi lại chìm vào giấc ngủ. Tôi cuộn tròn như con mèo lười biếng, ngốc nghếch trong chăn. Tôi mơ về chiếc xe đạp mới.

Tết đến rồi. Tôi cùng đám bạn sung sướng reo hò. Tết dần trôi qua. Mùng bốn rồi mùng năm, rồi mùng tám. Tôi lại tiếp tục đi học. Tôi bắt đầu đánh vật với các chữ cái, các con số… Chúng lúc nào cũng nhảy tung tăng trong đầu tôi. Tôi quên khuấy chiếc xe đạp. Tôi quên luôn nỗi buồn của bà tôi.

Hai năm qua, không thấy chú quay về. Tôi thấy mắt bà mờ dần. Nhiều khi, bà còn đọc sai chữ cho tôi. Tôi hỏi mẹ. Mẹ nói do bà già rồi. Người già hay bị thế. Tôi thấy bà thằng An nằm liệt giường, chẳng phân biệt được ai. Tôi sợ. Tôi từ đó ôm bà nhiều hơn, ngoan hơn và cố gắng học giỏi hơn vì mẹ nói nếu tôi hư, không thương bà thì bà sẽ nằm giống bà thằng An.

Ðôi khi tôi nghe người ta xì xầm về cái cớ chú tôi không về. Họ nói do cha tôi hắt hủi rồi đuổi chú tôi. Chú phẫn uất nên bỏ đi. Tôi chỉ biết nghe. Ngày ấy tôi còn quá bé để thanh minh cho cha tôi. Tôi chỉ thấy cha mẹ tôi quần quật làm ăn, hết gánh đất làm gạch thuê, lại đi cắt lúa thuê. Cha tôi nuôi thêm đàn gà, đàn vịt để bán. Dù nghèo khó, nhưng cha mẹ tôi lúc nào cũng hoà thuận, chưa từng để mẹ già, con thơ bị đói rách. Chú tôi thì một anh, hai chị, chưa bao giờ cự cãi cha mẹ tôi. Thiên hạ thật biết đặt điều.

Ngày ông tôi mất vì bạo bệnh, cha tôi lúc ấy là cậu học trò thông minh, sáng sủa nhất lớp cũng đành nghỉ học. Ngày giặc Mỹ nghênh ngang trên Tổ quốc ta, bà tôi ngày ấy còn trẻ. Bà tham gia du kích. Ông bà tôi lấy nhau do cha mẹ sắp đặt, nhưng ông bà tôi yêu nhau trọn đời. Bà bị thương thời còn tham gia kháng chiến nên mắt bà càng có tuổi càng kém. Cha tôi nghỉ học phụ bà lo chuyện đồng áng và em nhỏ. Chú được học hành tử tế, bằng chúng bằng bạn. Chú hứa với cha tôi sẽ học thay phần của cha tôi.

Cha tôi lớn lên trong lam lũ nên tướng cha tôi nhìn thật khắc khổ. Cha tôi hồi trẻ là anh thanh niên cũng có chí hướng làm ăn, nhưng vẫn nghèo. Mẹ tôi xinh đẹp, đảm đang. Cả tuổi thơ của mẹ là những ký ức nhọc nhằn do đói kém mất mùa. Nhà lại đông anh em. So ra, gia cảnh nhà cha tôi khấm khá hơn. Mẹ nói, từ lúc sinh ra đến khi lấy cha tôi, mẹ tôi mới có được những bữa no.

Chú thương cha tôi phải lo toan đủ điều. Tôi sinh ra, gánh nặng trên vai cha tôi lại thêm oằn xuống. Tôi chập chững lên ba, chú tôi nghỉ học ngang.

- Sao con phụ lòng anh con? - bà tôi buồn rầu nói.

- Thôi con học đến đây là đủ chữ làm người rồi mẹ à -  giọng chú nghèn nghẹn.

Bà tôi nước mắt lưng chừng. Cha tôi chỉ lặng im.

Từ ngày chú nghỉ học, chú theo phụ cha tôi đi gánh gạch. Tướng thư sinh nên chẳng mấy chốc chú theo không nổi. Chú hay nói với cha tôi về “chí nam nhi”. Cha tôi cho chú là người có chữ mà lại có chí, ắt sẽ làm việc lớn. Vậy là cha tôi cũng mừng. Chứ như cha tôi, hay lam hay làm mà có thấy đồng nào dư.

Chú quyết đi buôn. "Phi thương bất phú". Từ đó, chú tôi nghĩ về sự giàu.

Thấm thoắt đã năm năm trôi kể từ ngày chú đi. Ðôi ba người cùng quê làm ăn trên Tây Bắc nói có gặp chú tôi. Chú vẫn vậy, sương gió làm chú sạm đi đôi chút. Chú nói là chú nhớ bà nhưng đợi ngày chú thành công chú mới về cho bà mừng. Chú đâu biết rằng mắt người mẹ già sau bao ngày gắng gượng cũng đến ngày không thể chống được. Bà tôi mắt mờ dần, nay chỉ thấy màu tối om.

- Bà ơi, con đi thi viết chữ đẹp con được giải nhì tỉnh đó bà. Bà nhìn này - tôi giơ tấm giấy khen.

- Ừ đẹp thật - tay bà quơ quơ, rồi ôm tôi vào lòng.

Bà tôi bệnh. Bà tôi nhớ chú. Cộng với tâm bệnh nên bà tôi cứ đuối sức dần. Bà kêu cha tôi đi tìm chú tôi về. Bà mong thấy chú tôi lập gia đình. Bà muốn thấy con thành gia lập thất rồi bà mới đi gặp ông được. Chú tôi chưa về, chưa có vợ con là trách nhiệm của bà chưa dứt. Năm ngoái cha tôi có lên Lai Châu tìm chú mà không gặp.

Năm tôi học lớp bảy, bệnh bà tôi ngày càng nặng hơn. Bà không còn nắm tay tôi như những ngày trước nữa. Những ngày tôi còn học trường làng, mỗi đợt tiêm phòng bà lại đưa tôi đi lên trạm xá để tiêm phòng. Tôi không khóc như các bạn, vì tôi thấy mình to lớn khi có bà bên cạnh. Tôi vững tin khi bàn tay bà nắm chặt tay tôi. Ðến tận bây giờ, mỗi lần nhớ về bà là hình ảnh đứa cháu nhỏ loắt choắt tay nắm chặt bàn tay bà đi trên con đường làng thơm nồng mùi lúa, mùi rơm rạ lại hiện về trong tâm trí tôi. Tôi yêu đồng ruộng quê tôi. Tôi yêu mỗi mùa lúa. Với tôi, mỗi thời điểm lúa lại có hương khác nhau. Từ lúc cây còn non tơ cho đến khi theo bà con nông dân về nhà, nó đều có vị, có mùi riêng, thơm nồng nàn. Cái mùi mà tôi gọi một cách trìu mến là mùi quê hương ấy đã ăn sâu vào tâm thức của tôi, mãi chẳng bao giờ tôi quên được.

Mùa thu năm ấy, lá bàng vẫn rơi xào xạc trong khu vườn nhà tôi. Nhà tôi ngập đầy màu khăn trắng. Bà tôi không còn. Tôi thấy mình trống rỗng, vô hồn, lặng lẽ. Mưa buồn rả rích. Người ta nói, nếu người nào mất vào ngày có mưa thì cuộc đời người đó chắc u buồn lắm. Tôi nghĩ đó là sự trùng hợp. Bà tôi cũng có thời thanh xuân bất khuất đầy sức trẻ gắn với bom đạn, chiến trường. Bà đã sống trọn tuổi thanh xuân của mình cùng anh em, đồng chí. Bà luôn có ông kề vai sát cánh. Tôi ngưỡng mộ bà.

Chú vẫn không về. Chắc bà tôi mệt lắm rồi. Tôi ngóng chú về. Cơn mưa tạnh dần, những tia nắng yếu ớt bắt đầu len lỏi qua kẽ lá. Tôi đưa tay hứng những tia nắng và giữ trọn chúng trong lòng bàn tay.

Cỏ đã bắt đầu mọc xanh trên mộ bà, chú tôi về. Chú theo người ta buôn bán bên biên giới, nhưng thất bại. Chú tay lại trắng tay. Chú không dám quay về, nên chú hứa với lòng khi nào có nhiều tiền chú sẽ về với mẹ già. Chắc chú cũng biết bà chỉ cần chú thôi, nhưng “chí làm trai” của chú không cho phép mình thảm hại quay về chăng?

Hôm đó, tiết trời lạnh, chú vẫn lặng im bên ngôi mộ hiu quạnh của bà. Hương vị quê thoang thoảng đâu đây, tôi cứ ngẩn ngơ đứng nhìn và xoè bàn tay bé con của mình để mặc ánh nắng tự tan chảy./.

Truyện ngắn của Chu Thị Lý

Khởi sắc vùng căn cứ

Di tích lịch sử Khu Căn cứ Tỉnh uỷ tại Lung Lá - Nhà Thể (ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước) là niềm tự hào của Nhân dân 2 tỉnh: Cà Mau và Bạc Liêu. Với sự quan tâm đầu tư của cấp uỷ, chính quyền các cấp, cùng sự nỗ lực vươn lên kiến thiết quê hương của người dân, vùng quê cách mạng đã và đang chuyển mình đi lên mạnh mẽ.

Giao thoa văn hoá 3 dân tộc

Trong quá trình gần 300 năm, đồng bào 3 dân tộc Kinh - Hoa - Khmer đã cùng nhau cộng cư trên mảnh đất Cà Mau với tinh thần đoàn kết, tương trợ cùng nhau phát triển. Mặc dù mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng, nhưng trải qua cuộc sống xen cư với nhau từ bao đời nay đã tạo nên sự giao thoa, gắn kết hài hoà, tạo nên bản sắc văn hoá độc đáo, đa sắc của xứ sở Cà Mau.

Trao kỷ niệm đẹp cho ngày trọng đại

Bỏ công sức để làm những chiếc cổng cưới lá dừa truyền thống thay lời chúc phúc, Xã đoàn Khánh Hải và Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời đã góp sức tạo nên một đám cưới đáng nhớ cho các đoàn viên, thanh niên (ÐVTN).

Phim lịch sử trỗi dậy

Từ năm 2023 đến nay, các bộ phim về đề tài lịch sử nhận được sự quan tâm của công chúng. Các nhà làm phim cũng chỉn chu, đầu tư hơn hẳn cho thể loại phim đặc biệt này.

Liên hoan văn nghệ học sinh sinh viên năm 2025: Huyện Trần Văn Thời đoạt giải Nhất toàn đoàn

Trong 2 ngày (19 và 20/4/2024), Tỉnh đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Cà Mau phối hợp với Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Liên hoan văn nghệ học sinh sinh viên với chủ đề “Bài ca thống nhất” năm 2025.

Khám phá bản thân cùng nhảy múa

Ngày nay, bên cạnh các môn thể thao, nhiều bạn trẻ lựa chọn học thêm kỹ năng nhảy múa. Ðặc biệt là dân văn phòng tìm đến các lớp nhảy múa như cách rèn luyện cơ thể dẻo dai, giảm căng thẳng.

“Những người bạn” hội ngộ

Những chàng sinh viên trường Mỹ thuật năm nào nay tìm về bên nhau trong cuộc hội ngộ nghệ thuật mang tên “Art friends”. Các tác phẩm được dệt nên từ những kỷ niệm đẹp mà họ cùng trải qua trong suốt những năm lao động nghệ thuật.

Người giữ hồn văn hoá dân tộc

Bằng niềm đam mê, tâm huyết của mình, nhiều nghệ nhân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói chung, nghệ nhân người Khmer nói riêng đã và đang miệt mài tham gia gìn giữ, truyền dạy, phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc mình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong đó phải kể đến Nghệ nhân Hữu Văn Kel, ở ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình.

Ðồng bào Khmer đón Tết no ấm

Những ngày qua, đồng bào dân tộc tại xóm Khmer Lớn, Ấp 6, xã Khánh Hoà tất bật trang hoàng nhà cửa, làm cỏ hai bên đường, tập trung tại salatel dọn dẹp vệ sinh, tạo không gian xanh - sạch - đẹp để đón Tết cổ truyền của dân tộc.

Phim trường phục dựng bối cảnh xưa cũ: Nỗ lực lớn của nhà làm phim Việt

Cùng với nội dung và dàn diễn viên chuyên nghiệp, việc tìm đúng bối cảnh để phục dựng tạo nên phim trường chân thực, sát với thời gian, không gian mà phim miêu tả, là nỗ lực lớn của các nhà làm phim, góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.