ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 14-5-25 10:37:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nỗi niềm rơm rạ

Báo Cà Mau Cách đây không lâu, một buổi biểu diễn thời trang của một nhà thiết kế Việt đã làm dấy lên một cuộc tranh luận - nhưng không hẳn liên quan đến yếu tố thời trang, mà là liên quan đến việc nhà thiết kế đã "chịu chơi" khi đưa vào show diễn của mình gần 40 tấn rơm với trị giá trên dưới 1 tỷ đồng (do phải qua công đoạn sấy khô, khử mùi, tiệt trùng, tiền công thiết kế cho sàn diễn...).

Cách đây không lâu, một buổi biểu diễn thời trang của một nhà thiết kế Việt đã làm dấy lên một cuộc tranh luận - nhưng không hẳn liên quan đến yếu tố thời trang, mà là liên quan đến việc nhà thiết kế đã "chịu chơi" khi đưa vào show diễn của mình gần 40 tấn rơm với trị giá trên dưới 1 tỷ đồng (do phải qua công đoạn sấy khô, khử mùi, tiệt trùng, tiền công thiết kế cho sàn diễn...).

Bên cạnh những lời khen về ý tưởng khác lạ cũng có lời chê rằng đó là sự lãng phí khi bỏ ra ngần ấy số tiền chỉ vì... rơm, mà dường như quên rằng những người nông dân cũng có lợi phần nào khi bán đi số rơm rạ ấy cho buổi biểu diễn. Và rơm rạ đã được đường hoàng bước lên sàn diễn thời trang, nơi mà sự hào nhoáng, xa hoa như là một phần tất yếu.

Trong những năm gần đây, các thiết kế đường hoa, nhà hàng, khu du lịch… tại các khu đô thị, thành phố lớn, hình ảnh rơm rạ, lu nước, cầu khỉ, giàn bầu bí, xe cổ mộ… thường được đưa vào và được đón nhận nồng nhiệt bởi những cư dân (đôi lúc) không phân biệt đâu là rơm, đâu là cỏ khô hoặc những người mang trong lòng nỗi hoài nhớ về mùi khói đốt đồng, món cá nướng, chén cơm gạo mới được nấu bằng rơm rạ, những buổi chơi trò trốn tìm và cả những giấc trưa ngã mình chợp mắt quanh các ụ rơm giờ đã trở thành một phần của kỷ niệm.

Nhưng thật lòng mà nói, khi “bị” tách khỏi không gian quen thuộc, bó rơm, lu nước, cây cầu tre…, tuy tái hiện lại phần nào khung cảnh mà nơi chúng thuộc về nhưng ít nhiều vẫn có gì đó… lạc điệu. Có chút gì đó như là sự sắp đặt để “biểu diễn” (mà quả thật là mang tính biểu diễn, trưng bày) chứ không còn là tự thân của rơm, rạ, bến nước, cầu ao… nơi mà những người đã được sinh ra và lớn lên nơi ấy cảm thấy thân thuộc.

Mà cũng khó mà thân thuộc bởi đụn rơm kia nếu ở dưới quê thì sẽ dùng cho bò ăn, để nhóm lửa, để làm phân bón ủ cho cây, trồng nấm, để nướng cá đồng, đôi lúc còn được trộn chung với bùn để đắp tường nhà; cái lu kia sẽ dùng để chứa nước mưa, là nơi lóng phèn cho nước giếng, nước sông, có khi dùng để rộng cá (nếu như nhà không có ao), có nhà còn dùng lu để chứa mắm, dưa ở nhà làm, vừa để bán, vừa ăn quanh năm.

Còn chiếc cầu tre, cầu khỉ là nơi kẽo kẹt lại qua của biết bao người chứ không phải được dựng lên chỉ để ngắm hoặc để chơi trò tập đi cầu khỉ, cầu tre nhằm tìm cảm giác lạ giữa không gian đô thị đầy nghẹt người và xe cộ.

Nơi đó, mùi rơm rạ không còn là mùi khói đốt đồng, không gợi nhớ được đến món cá nướng hay chén cơm thơm thơm mùi khói hay cái lu đơn giản chỉ là một vật tròn là lạ làm từ đất nung chứ nào biết đến vị ngọt của nước mưa hay vị chua của nước phèn, món mắm dưa dậy mùi chứa đựng trong đó…

Lan man về điều đó lâu lâu thấy giật mình vì trong các thiết kế ấy, đôi lúc có những dòng ghi chú nhỏ đặt bên cạnh để “giải thích” từng tấm món, chẳng hạn như cái lờ bắt cá dùng để bắt cá ra sao, cái nia, cái sàng, cái vại, cái chum… thường được người quê dùng vào việc gì… Nghe qua cảm giác cứ như thể mình đang tham quan… bảo tàng chứ không còn cảm giác thân thuộc của đụn rơm, lu nước, rổ rá… trong chái bếp hiên nhà.

Cũng khó trách khi ban tổ chức làm điều ấy bởi nói không ngoa, một số trẻ con, người trẻ ở các đô thị lớn bây giờ có người còn không thể phân biệt được đâu là trái mướp, đâu là dưa leo hoặc không hề biết nấm rơm vốn được trồng từ rơm rạ… nên việc “chú giải” ấy là điều cần thiết. Chỉ thương cho những người khách tham quan đến để mong tìm lại được chút hình bóng quê nhà trong ký ức, giờ nhìn thấy những bản chú giải kia, thấy bó rơm, lu nước, vại sành… tuy quen thuộc với một phần đời mình, giờ như lạ, như quen, như lạc lõng với chút hẫng hụt… mà không cách gì lý giải nổi…

Ðoàn Ngọc

Fan hâm mộ Cà Mau gặp gỡ diễn viên Lý Hải cùng ê kíp làm phim Lật Mặt 8 

Chiều nay (8/5), ê kíp đoàn phim Lật mặt 8 "Vòng tay nắng" có mặt tại Cà Mau để giao lưu cùng khán giả.

Ấn tượng không gian trưng bày sách, ảnh tư liệu chào mừng 50 năm ngày thống nhất

Diễn ra từ ngày 26/4-4/5, tại khuôn viên Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cà Mau, không gian trưng bày giới thiệu sách, các hình ảnh, tư liệu, hiện vật quý giá về cuộc kháng chiến chống Mỹ; Chiến dịch Hồ Chí Minh và đại thắng mùa xuân 1975 lịch sử; hành trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau qua các thời kỳ... thành công tốt đẹp và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khách tham quan.

Một lần gặp Bác Ba Phi

Đã hơn 6 thập kỷ trôi qua kể từ ngày ông Trịnh Thành Thân đóng quân ở vùng Lung Tràm, được gặp bác Ba Phi. Thế nhưng, khi nhắc lại kỷ niệm này, trong ánh mắt và giọng nói của người cựu chiến binh tuổi ngấp nghé 80 này vẫn bộc lộ niềm vui xen lẫn tự hào. Có lẽ, bởi những câu chuyện “nói dóc tỉnh bơ” của bác Ba Phi không chỉ mang lại tiếng cười, mà còn là ký ức đẹp về vùng đất Cà Mau một thời trù phú...

Dấu ấn Việt Nam tại triển lãm “Thế kỷ Nghệ thuật Châu Á 2025”

Cuộc triển lãm “Asian Art Century - Thế kỷ Nghệ thuật Châu Á” lần thứ I năm 2025, diễn ra tại Chiang Mai, Thái Lan, là một sân chơi nghệ thuật tầm cỡ, nơi hội tụ những sáng tạo đương đại đặc sắc của các hoạ sĩ đến từ khắp nơi trong khu vực. Với tinh thần giao lưu, hội nhập, các hoạ sĩ Việt Nam đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ mỹ thuật quốc tế.

Văn hoá, văn học - nghệ thuật phải mang hơi thở đương đại

“Văn hoá, văn học - nghệ thuật  là nền tảng, là động lực phát triển, tạo thành sức mạnh cộng hưởng để đóng góp và sự nghiệp phát triển của địa phương, mang hơi thở đương đại cuộc sống xã hội, trở thành nền công nghiệp văn hoá”, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Nguyễn Đức Hiển nêu tại buổi Toạ đàm 50 năm nền văn học, nghệ thuật tỉnh Cà Mau sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975-30/4/2025), chiều 29/4.

CẢM XÚC THÁNG NĂM

Chào tháng Năm ! Chào quê hương tươi đẹp thanh bình Tháng Năm vẫn trời xanh mây trắng Cánh đồng vàng thêm màu nắng Rơm rạ còn lưu dấu một mùa vui

Văn nghệ sĩ tỉnh Cà Mau với tất cả tấm lòng vì một cơ đồ Việt Nam

Chiều nay (28/4), tại Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Cà Mau diễn ra Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Chung một cơ đồ Việt Nam”.

Bản hùng ca thống nhất

Hoà chung không khí cả nước mừng dấu mốc lịch sử trọng đại: Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Văn hoá tỉnh phối hợp Phòng Văn hoá, Khoa học và Thông tin các huyện, TP Cà Mau và xã, thị trấn tổ chức biểu diễn Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Bản hùng ca thống nhất”.

Chương trình nghệ thuật "Vang mãi bản hùng ca thống nhất"

Với chủ đề “Vang mãi bản hùng ca thống nhất”, tối 25/4, tại Khu dân cư Minh Thắng (Phường 9, TP Cà Mau), tỉnh Cà Mau tổ chức chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Khởi sắc vùng căn cứ

Di tích lịch sử Khu Căn cứ Tỉnh uỷ tại Lung Lá - Nhà Thể (ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước) là niềm tự hào của Nhân dân 2 tỉnh: Cà Mau và Bạc Liêu. Với sự quan tâm đầu tư của cấp uỷ, chính quyền các cấp, cùng sự nỗ lực vươn lên kiến thiết quê hương của người dân, vùng quê cách mạng đã và đang chuyển mình đi lên mạnh mẽ.