ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 4-12-23 22:55:09

Nỗi niềm y tế cơ sở - Bài cuối: Giải "bài toán" khó

Báo Cà Mau (CMO) “Do không có kinh phí bảo trì, bảo dưỡng từ các dự án, nguồn ngân sách đầu tư còn hạn chế trong nhiều năm qua, nhất là 2 năm vừa qua tỉnh Cà Mau tập trung nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, nên việc đầu tư sửa chữa, mua sắm trang thiết bị ngành y rất hạn chế”, Bác sĩ Vương Hữu Tiến, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau, trao đổi cùng phóng viên báo Cà Mau.

>> Bài 1: Gồng mình vượt khó

Hình ảnh cơ sở vật chất xuống cấp tại Trạm Y tế xã Thạnh Phú.

- Theo nắm bắt tình hình, hiện nay toàn tỉnh Cà Mau, các trạm y tế tuyến xã đều xuống cấp nghiêm trọng. Việc chậm hoặc chưa được đầu tư mua sắm trang thiết bị, nâng cấp cơ sở vật chất nguyên nhân do đâu, thưa ông?

Bác sĩ Vương Hữu Tiến: Hệ thống y tế tuyến xã hiện nay đã phủ kín 101 xã, phường, thị trấn; bao gồm 94 trạm y tế và 7 phòng khám đa khoa khu vực Tắc Vân (TP Cà Mau), Khánh An (huyện U Minh), Sông Ðốc, Khánh Bình Tây (huyện Trần Văn Thời), Phú Tân (huyện Phú Tân), Nguyễn Huân (huyện Ðầm Dơi), Ðất Mũi (huyện Ngọc Hiển). Trước đây đã được các dự án đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế. Theo đó, về trang thiết bị y tế tuyến xã, qua rà soát, hiện tại có 4.261 trang thiết bị, trong đó có 2.154 trang thiết bị đang hoạt động, chiếm 50,6%; đã thanh lý 522 trang thiết bị, chiếm 12,2%; 1.585 trang thiết bị đủ điều kiện thanh lý, chiếm 37,2%.

Về cơ sở vật chất, nhìn chung cơ sở y tế tuyến xã trước đây đã được xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa cơ bản đạt Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế; góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho Nhân dân. Tuy nhiên, qua hơn 10 năm đưa vào hoạt động, các cơ sở y tế cấp xã chưa được đầu tư thêm, đa số đã xuống cấp, đặc biệt là các cơ sở y tế trước đây chỉ được nâng cấp, sửa chữa. Một số cơ sở y tế cấp xã ở vùng ngập mặn có nhiều hạng mục bị xuống cấp nặng, gây ảnh hưởng hoạt động chuyên môn. Nguyên nhân do không có kinh phí bảo trì, bảo dưỡng, nguồn ngân sách đầu tư hạn chế trong nhiều năm qua. Ðặc biệt, trong 2 năm vừa qua tập trung nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 nên việc đầu tư sửa chữa, mua sắm càng ít.

- Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế đối với tuyến y tế cơ sở, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, những nơi cách xa trung tâm của tỉnh như thế nào, thưa ông?

Bác sĩ Vương Hữu Tiến: Hệ thống y tế cơ sở (bao gồm y tế tuyến huyện, y tế tuyến xã, phường, thị trấn) thời gian qua luôn được Chính phủ, Bộ Y tế, UBND tỉnh quan tâm đầu tư, sửa chữa, mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế... Sự đầu tư này cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho Nhân dân tỉnh nhà, đặc biệt tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, nhất là công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 vừa qua.

Các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện được đầu tư cơ bản, đảm bảo khám, điều trị bệnh nhằm giảm tải cho tuyến tỉnh; y tế tuyến xã, phường, thị trấn đảm bảo công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã phơi bày những yếu kém của hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng. Ðầu tư cho y tế cơ sở, y tế dự phòng chưa được quan tâm đúng mức; điều kiện về thuốc, trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất hạn chế. Do đó, việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cho tuyến cơ sở là rất cần thiết trong thời gian tới.

Hiện nay có một số chương trình, dự án đang triển khai đầu tư cho y tế cơ sở. Cụ thể, chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn tại Cà Mau, trong đó đầu tư 23 trạm y tế, đã được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư tại Quyết định số 2036/QÐ-UBND ngày 30/9/2021. Chương trình này xây mới 13 trạm y tế, nâng cấp, sửa chữa 10 trạm y tế. Tổng mức đầu tư 103,168 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn Trung ương (vay ADB) 86,023 tỷ đồng, vốn đối ứng 17,145 tỷ đồng (dự án này đang triển khai thực hiện giai đoạn 2021-2025).

Bên cạnh đó là chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội lĩnh vực y tế, được UBND tỉnh cho chủ trương dự án đầu tư. Tổng vốn đầu tư do Trung ương hỗ trợ 177 tỷ đồng (sửa chữa, nâng cấp và mua sắm trang thiết bị cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật 25 tỷ đồng; xây mới, mua sắm trang thiết bị cho Trung tâm Y tế TP Cà Mau, Trung tâm Y tế Cái Nước và Trung tâm Y tế Ngọc Hiển 97 tỷ đồng). Xây mới và sửa chữa, mua sắm trang thiết bị cho 19 trạm y tế tuyến xã với tổng mức đầu tư 70 tỷ đồng, trong đó vốn Trung ương 55 tỷ đồng, vốn đối ứng địa phương 15 tỷ đồng. Dự án này sẽ hoàn thành trong năm 2023.

Dự kiến đến tháng 6/2024 sẽ có 42 trạm y tế được đầu tư xây mới, nâng cấp, sửa chữa và mua sắm trang thiết bị y tế. Các trạm y tế còn lại, Sở Y tế sẽ tiếp tục xây dựng đề án tổng thể về đầu tư, xây dựng, sửa chữa, mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030.

Trang thiết bị y tế, máy móc được đầu tư tại Trung tâm Y tế huyện U Minh.

- Ðể tạo điều kiện thuận lợi cho các trạm y tế hoạt động hiệu quả, đảm bảo nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho Nhân dân, ngành y tế có định hướng gì trong thời gian tới, thưa ông?

 Bác sĩ Vương Hữu Tiến: Ðể tạo điều kiện thuận lợi cho các trạm y tế đảm bảo nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho Nhân dân trong thời gian tới, ngành y tế sẽ tiếp tục đề xuất đầu tư xây dựng, nâng cấp và mua sắm trang thiết bị y tế cho 59 trạm y tế còn lại. Ðề án này đã được Thường trực Tỉnh uỷ, UBND tỉnh cho chủ trương.

Trước mắt, ngành y tế tổ chức, thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Cà Mau tại Công văn số 4703/UBND-KGVX ngày 22/7/2022 về việc chỉ đạo triển khai một số nội dung của ngành y tế. Theo đó, Sở Y tế tiến hành xây dựng “Ðề án tổng thể về đầu tư, xây dựng, sửa chữa, mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế giai đoạn 2023-2025, định hướng năm 2030”.

Bên cạnh đó, ngành y tế đề xuất cấp thẩm quyền có ưu tiên nguồn kinh phí mua sắm trang thiết bị máy móc, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu cho tuyến y tế cơ sở.

Ðối với 59 trạm y tế tuyến xã, phường còn lại sẽ được đầu tư sửa chữa và xây mới một số phòng chức năng để đảm bảo nhu cầu theo quy định. Ðối với các công trình hết niên hạn sử dụng hoặc xuống cấp, đầu tư sửa chữa không đạt hiệu quả kinh tế... sẽ đề xuất xây dựng mới. Cụ thể, giai đoạn 2025 xây dựng mới 3 trạm y tế; đến năm 2030 xây dựng mới 8 trạm y tế; các trạm y tế khác sẽ được đầu tư sửa chữa giai đoạn tiếp theo. Ðặc biệt, tăng cường công tác đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ y sĩ, bác sĩ, nhất là nguồn nhân lực phục vụ tuyến y tế cơ sở, nhằm ngày càng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân.

- Xin cảm ơn ông!

 

Tuyết Mỉnh - Hoàng Vũ thực hiện

 

Lợi nhuận cho nông dân trăm bề khó khăn - Bài cuối: Giải quyết vấn đề cấp bách

Làm gì để nông dân hưởng lợi là câu hỏi có lẽ phải cần rất nhiều thời gian, công sức và cả nguồn lực để có được câu trả lời. Bên cạnh những tính toán vĩ mô, tầm nhìn dài hạn, trước mắt cần nhất các giải pháp cấp bách để giảm chi phí, giúp người dân duy trì và tái sản xuất, quan trọng nhất là mang lại lợi nhuận trực tiếp cho nông dân.

Lợi nhuận cho nông dân trăm bề khó khăn - Bài 3: Nông dân ở thế yếu

Vụ mùa lúa - tôm năm 2022 tại huyện Thới Bình là câu chuyện vẫn còn mang tính thời sự về sự rủi ro của nông sản Cà Mau. Lúa trúng, nhưng vì điều kiện chủ quan lẫn khách quan, nông dân không bán được lúa, hoặc bán với giá thấp. Phía đối tác ký hợp đồng bao tiêu nói rằng lúa không đảm bảo chất lượng; còn nông dân, người trực tiếp làm ra hạt lúa, thì ngậm ngùi vì không có lợi nhuận, thậm chí lỗ chi phí sản xuất. Phải chăng, trong chuỗi liên kết giá trị nông sản, nông dân vẫn là người chịu thiệt hại cuối cùng khi có bất trắc xảy ra?

Lợi nhuận cho nông dân trăm bề khó khăn - Bài 2: Kinh tế tập thể chưa phát huy hiệu quả

Thành phần kinh tế tập thể (KTTT), tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX), liên hiệp HTX, được coi là đầu tàu dẫn dắt nông dân tham gia vào chuỗi giá trị liên kết, “sân chơi lớn” thị trường. Những kết quả đạt được của lĩnh vực KTTT Cà Mau là tích cực, song thực tế, nông dân khi tham gia vào KTTT vẫn phải đối diện với nhiều thách thức, khó khăn, dẫn đến lợi nhuận không ổn định, thiếu bền vững.

Lợi nhuận cho nông dân trăm bề khó khăn

Kinh tế ngư - nông - lâm nghiệp là trụ cột quan trọng của kinh tế tỉnh Cà Mau, khi chiếm khoảng 35% tổng sản phẩm GRDP toàn tỉnh. Lợi thế, tiềm năng của lĩnh vực nông nghiệp ở Cà Mau là nổi trội, trong đó có những ngành hàng chủ lực chiến lược như tôm, lúa, cua... Dù đã đạt nhiều kết quả toàn diện, quan trọng, song thực tế, vấn đề căn cơ nhất là cải thiện lợi nhuận cho nông dân, chủ thể sản xuất vẫn còn nhiều bất cập. Nông dân vẫn đứng ngoài hoặc ở “tầng dưới” trong chuỗi giá trị kinh tế nông nghiệp, thụ động, dễ bị tổn thương và chịu nhiều rủi ro.

Ðể du lịch nông nghiệp Cà Mau bứt phá - Bài cuối: Liên kết chặt - Lấy người dân làm trung tâm

Cà Mau là một trong những khu vực sản xuất nông nghiệp quan trọng của ÐBSCL. Do đó, hoàn toàn có cơ sở cho việc nhìn nhận tiềm năng to lớn trong phát triển du lịch nông nghiệp.

Ðể du lịch nông nghiệp Cà Mau bứt phá - Bài 3: Cần quy hoạch và đầu tư phù hợp

Ðể phát triển du lịch nông nghiệp đòi hỏi địa phương cần có những quy hoạch cụ thể trên cơ sở lợi thế sẵn có. Ðây cũng là nền tảng để mỗi địa phương có những định hướng phát triển dài hơi cũng như thu hút, mời gọi đầu tư, tập trung nguồn lực để khắc phục hạn chế đã được nhìn nhận.

Ðể du lịch nông nghiệp Cà Mau bứt phá - Bài 2: Tạo sự khác biệt

Cà Mau với nhiều lợi thế về tự nhiên, văn hoá đặc sắc cùng với đời sống thuần nông đã góp phần hình thành nên những sản phẩm du lịch nông nghiệp đặc thù.

Ðể du lịch nông nghiệp Cà Mau bứt phá

Du lịch nông nghiệp là loại hình du lịch tạo ra sản phẩm phục vụ du khách chủ yếu dựa trên nền tảng của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tại Cà Mau, với lợi thế rừng vàng, biển bạc, cùng với đó là những vùng đất thuần nông đã tạo ra sự đa dạng, nhiều cơ hội để loại hình du lịch này phát triển. Trên thực tế, dù đã có những tính toán từ nhiều năm qua, nhưng du lịch nông nghiệp vẫn đang ở giai đoạn "sơ khai". Ðể du lịch nông nghiệp Cà Mau bứt phá, cần hoạch định lộ trình và giải pháp phù hợp.

Hình thành văn hoá hoá đơn - Bài cuối: Cần chế tài đủ mạnh

Trước thực trạng trục lợi từ hoá đơn (HÐ), Cục Thuế tỉnh Cà Mau đã tổ chức thực hiện kiểm tra định kỳ, tần suất lớn để nhận diện dấu hiệu vi phạm, kịp thời phát hiện, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn các hành vi mua bán, sử dụng HÐ, chứng từ không hợp pháp, gian lận, trốn thuế.

Hình thành văn hoá hoá đơn - Bài 2: Chưa rõ quyền lợi khi lấy hoá đơn

Hiện nay, tình trạng người mua hàng không có thói quen lấy hoá đơn (HÐ) và người bán không xuất HÐ rất phổ biến. Có nhiều cơ sở kinh doanh lợi dụng thói quen này để mua bán khống HÐ, hợp thức hoá chi tiêu ngân sách Nhà nước. Mặc dù ngành thuế đã tích cực tuyên truyền và có chế tài xử lý để chống thất thu, đảm bảo sự công bằng trong kinh doanh, nhưng dường như tình trạng mua hàng không lấy HÐ vẫn chưa giảm...