ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 19-1-25 02:10:14
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

NSƯT Tú Sương: "Con nhà nòi càng không được sơ suất"

Báo Cà Mau Là đời thứ 5 của gia tộc cải lương Bầu Thắng - Minh Tơ, NSƯT Tú Sương được sự dạy dỗ nghiêm khắc từ gia đình mới thành danh như hiện nay. Ðối với chị, đó là quá trình gian khổ để tích luỹ và thăng hoa.

NSƯT Tú Sương quyết nối dài vinh quang cho gia tộc cải lương. (Ảnh nhân vật cung cấp).

- Chào NSƯT Tú Sương, mỗi người con sinh ra trong gia tộc cải lương của chị đã được hướng đi theo nghề, hay do bản thân yêu thích nên tự chọn lựa?

NSƯT Tú Sương: Tôi yêu nghề từ nhỏ. Tôi rất may mắn khi được sinh ra trong đại gia tộc có truyền thống nối dõi nghề sân khấu tuồng cổ cải lương. Sự yêu nghề và lửa nghề được cha mẹ truyền rất nhiều. Từ lúc tôi 4 tuổi đã được lên sân khấu biểu diễn.

Chúng tôi được đóng thử các vai nhỏ, từ đó bồi dưỡng thêm. Tôi chỉ hát bài ca nhạc và được thưởng, tôi nhớ hoài kỷ niệm này. Tôi và các anh chị em khác khi lớn hơn một chút thì hay đứng ở cánh gà coi tuồng của cha mẹ, cô chú... diễn và học lóm. Sau này, vai diễn nào khó mà tôi chưa biết thì cha mẹ mới đứng ra chỉ dẫn. Lúc nhỏ, hơi ca hay diễn xuất của mình chưa tới, đều được chỉ dẫn tận tình.

- Áp lực nào từ lúc nhỏ đến lớn chị phải mang trên vai khi là con nhà nòi?

NSƯT Tú Sương: Là con nhà nòi, nếu tôi và các anh chị em khác có sơ suất gì sẽ ảnh hưởng nhiều hơn. Những lúc tôi biểu diễn, có sơ suất sợ ba mẹ la, một phần sợ khán giả chê, ảnh hưởng đến dòng họ. Còn khi mình diễn tốt vai diễn đó, khán giả cũng chỉ nói: “Nó là con nhà nòi mà”. Tiêu chí để khán giả đánh giá nghệ sĩ con nhà nòi khó hơn rất nhiều.

Dòng họ mình, ông bà, cha mẹ rất khó trong yêu cầu về biểu diễn nghệ thuật. Trong tích tắc, nếu chúng tôi không nhớ tuồng cũng bị la, bị mắng như thường. Bất chợt diễn không tập trung hay vô tình bị chọc cười là cũng bị méc lại, để gia đình rầy la. Ngay cả dù cố gắng cách nào, gia đình cũng không có tiếng khen. Gia đình chỉ dạy bảo và khuyên chứ không khen trước mặt.

- Ðể lên đào chính, nhiều nghệ sĩ phải đóng vai phụ, hát lót... còn với con nhà nòi như chị thì sao?

NSƯT Tú Sương: Ngay từ nhỏ, tôi đã phải đóng tất cả các vai phụ như: đào con, tì nữ, quân hầu... Muốn hát vai gì, mình phải có vốn liếng để nắm vững hơn bộ môn nghệ thuật của mình. Bên cạnh đó, cần nhờ sự góp ý của đạo diễn và bạn diễn, bản thân cũng tự tư duy thêm. Chúng tôi cũng diễn một số vai mà các cô, bác, anh, chị đã diễn qua, nên học hỏi thêm một số kinh nghiệm và được đại gia đình chỉ dẫn thêm. Từ đó, chúng tôi tiến bộ hơn và định hình phong cách riêng.

NSƯT Tú Sương cùng bạn diễn ăn ý là NSƯT Vũ Luân.

NSƯT Tú Sương cùng bạn diễn ăn ý là NSƯT Vũ Luân.

- Chị đánh đổi sức khoẻ nhiều đối với nghệ thuật cải lương phải không?

NSƯT Tú Sương: Ðầu gối của tôi chấn thương nhiều. Ðiều tệ nhất của tôi là dễ mập. Ngoài ra, tôi vốn có bệnh khớp, viêm xoang nặng, khi uống thuốc thì bệnh đỡ, nhưng có tác dụng phụ khiến cơ thể dễ tích nước, làm mặt tôi mập lên, tăng ký, mặc đồ diễn không đẹp. Tôi bắt buộc phải giảm thuốc. Mỗi lần hát, tôi bó chân bằng băng thun. Ðáng lý tôi không được mang giày cao, nhưng do toàn hát chung với mấy anh kép cao, mình mập và thấp quá không xứng đào, xứng kép. Tôi phải tự cải thiện chứ không thể than thở.

- Cải lương không còn đỉnh cao như ngày xưa, có bao giờ chị nghĩ lại và hối hận về con đường mình đang đi?

NSƯT Tú Sương: Nếu nói hối hận thì tôi không bao giờ có suy nghĩ đó. Tôi chỉ hối tiếc vì mình chưa đủ sức khoẻ để làm được những điều bản thân mong muốn, để phục vụ khán giả và gánh vác với gia đình, với các cô, chú, anh, chị, em nghệ sĩ. Không chỉ riêng cải lương, chúng ta cần chung tay để văn hoá nghệ thuật Việt Nam có nhiều cái mới mẻ hơn, hay hơn và những bộ môn truyền thống của gia tộc được tiếp nối mãi.

- Hiện tại, cải lương đang gặp nhiều khó khăn, đâu là điều khiến chị luôn vững lòng ở lại với môn nghệ thuật này?

NSƯT Tú Sương: Tôi rất yêu quý nghệ thuật cải lương và nó cũng là bộ môn nghệ thuật của gia đình. Tôi là đời thứ 5 của gia tộc Bầu Thắng - Minh Tơ; con tôi sẽ là đời thứ 6. Tôi cũng phải có trách nhiệm giữ gìn, phát huy và bảo tồn, chung tay cùng tất cả anh chị em trong gia tộc. Những lúc tôi nhận được vai diễn cải lương, tôi rất mừng và vinh hạnh khi nhận được sự tin yêu của các ông bầu, bà bầu dành cho mình. Ðiều đó buộc tôi mỗi ngày phải cố gắng hơn, để tiếp tục bảo vệ và chung vai sát cánh với đồng nghiệp, tạo nên những vở diễn hay, ưng ý, không uổng công ông bà, cha mẹ đã đào tạo cho tôi có cái nghề để cống hiến.

- Thời gian qua, chị diễn nhiều vở ở Sân khấu kịch 5B, chị có thể nói về cơ duyên lấn sân sang lĩnh vực này không?

NSƯT Tú Sương: Tôi may mắn đã 3 lần tham gia diễn trên Sân khấu kịch 5B của chị Mỹ Uyên. Trên sân khấu cải lương, tôi đóng đào đẹp thì trên sân khấu kịch, tôi đóng vai bà mẹ nhớ nhớ quên quên, số phận nhân vật cũng nhiều bi thương.

Ðối với tôi, cải lương và sân khấu kịch đều có những khó khăn riêng. Nói về vũ đạo, bên cải lương tuồng cổ hồ quảng chắc chắn sẽ nặng hơn. Cách luyến láy, ca diễn, đài từ của mỗi lĩnh vực có sự khác nhau. Bên cải lương, chúng tôi phải xuất thần, hỗ trợ bạn diễn, vừa diễn, vừa phải có vũ đạo, vừa phải duyên dáng, sáng sân khấu, phải có nét sáng tạo. Còn bên kịch, mình phải diễn thật và ăn ý với bạn diễn. Những cái "ăn rơ" với ánh sáng, âm thanh, mỗi bên đều cần sự cố gắng hết mình, không dám ỷ lại.

- Cảm ơn NSƯT Tú sương về buổi trò chuyện này!

 

Lam Khánh thực hiện

 

Cội nguồn xứ “Khánh” xưa...

Tìm hiểu về điều thú vị này, tôi gặp ông Ðỗ Văn Nghiệp (Sáu Sơn) - người đã dành hơn 20 năm qua để viết sách về lịch sử các vùng đất trên địa bàn tỉnh, hiện ông là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Kể chuyện lịch sử thuộc Bảo tàng tỉnh, cũng như đang tham gia biên soạn Lịch sử Ðảng bộ huyện U Minh. Tôi được ông cung cấp nhiều tư liệu, thông tin vô cùng quý giá về vùng đất U Minh, Trần Văn Thời xưa.

Tranh bút sắt - Những gam màu mới lạ

Tranh bút sắt là thể loại nghệ thuật đặc biệt trong hội hoạ, đặc trưng bởi việc sử dụng bút sắt (trong khi đó thường là bút chì, bút mực hoặc các dụng cụ bút màu để tạo ra những đường nét sắc sảo và chi tiết). Những tác phẩm tranh bút sắt thường tập trung vào các yếu tố như trắng, đen và đệm màu, tạo ra chiều sâu và tính chân thực đặc biệt.

Thầy giáo Mỹ thuật mê... ảnh

NSNA Lê Hữu Dụng sinh năm 1971, quê tỉnh Thái Bình, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Bình, Phó chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Chi hội Nhiếp ảnh Thái Bình, Hội phó Chi hội NSNA Việt Nam tỉnh Thái Bình.

"Chào năm mới 2025"

Tối 31/12, trong không khí phấn khởi chào đón năm mới 2025, mang theo những hy vọng, niềm vui về những khởi đầu mới, Trung tâm Văn hóa tỉnh kết hợp Vincom Plaza Cà Mau tổ chức Chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc "Chào năm mới 2025". Đây cũng là hoạt động hướng tới chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), mốc son lịch sử quan trọng của dân tộc.

NSNA Nguyễn Khắc Hào - Hái “quả ngọt” cùng nhiếp ảnh

Là nhà thơ, tuy đến với nhiếp ảnh khá muộn, tham gia sáng tác từ năm 2019 đến nay, nhưng Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Nguyễn Khắc Hào đã tạo được dấu ấn đẹp cùng nhiếp ảnh.

Soạn giả Nguyễn Ngọc Cung mong có một ngày…

Thuở thiếu thời, Nguyễn Ngọc Cung đam mê bộ môn đờn ca tài tử, cải lương và mong muốn bộ môn này ngày càng được phát triển rộng rãi phục vụ đông đảo người dân. Điều mong muốn đó đã trở thành hiện thực khi ông đến với văn hoá, văn nghệ cách mạng. Nhưng còn một mong muốn rằng, ngày nào đó bộ phim nhựa “Biển động” được trình chiếu cho Nhân dân Cà Mau xem, thì đã trải qua hơn 60 năm vẫn chưa thực hiện được.

Thú chơi kỳ công

Trong giới chơi sinh vật cảnh hệ ngập nước, thuỷ sinh nước mặn được xem là cấp độ cao mà người chơi nào cũng muốn chinh phục. Ðể có được một góc đại dương thu nhỏ trong không gian sống, ngoài chi phí đầu tư đắt đỏ ban đầu còn cần sự đam mê, tỉ mẩn, nghiêm túc tìm hiểu.

Cà Mau có Câu lạc bộ Đá cảnh nghệ thuật

Sáng 22/12, Câu lạc bộ (CLB) Đá cảnh nghệ thuật tỉnh Cà Mau (trực thuộc Hội Sinh vật cảnh tỉnh Cà Mau) tiến hành đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025-2029. Đây là CLB Đá cảnh đầu tiên ở tỉnh Cà Mau. Ông Tạ Hoàng Nguyên, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh Cà Mau, dự và chỉ đạo đại hội.

Nhà vườn sáng tác của Hoạ sĩ Dư Minh Chiến

Với niềm đam mê nghệ thuật mạnh mẽ, Hoạ sĩ Dư Minh Chiến đã thực hiện được ước mơ bấy lâu, đó là tạo nên một nhà vườn sáng tác mini tại vùng quê thanh bình ấp Kinh Hội, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời. Ðây không chỉ là nơi anh thoả sức sáng tác, mà còn là chốn để những người yêu mỹ thuật tìm về, cùng sáng tác, thư giãn, hoà mình vào không gian bình yên và giao lưu, gặp gỡ, học hỏi lẫn nhau.

Thêm sân chơi cho người yêu ảnh ở Thủ đô

Nhằm tạo thêm sân chơi, tập hợp những người yêu ảnh để cùng giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức, kỹ năng chụp ảnh, Câu lạc bộ (CLB) Nhiếp ảnh Lavender vừa được thành lập. Ðây là CLB nhiếp ảnh thứ 23 của Hội Nhiếp ảnh Hà Nội.