ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 24-9-24 15:34:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phân khúc khách hàng cho... cải lương

Báo Cà Mau (CMO) Nghe thì có vẻ lạ vì thuật ngữ này dùng trong marketing hay kinh doanh là chủ yếu, thế nhưng khi đặt nghệ thuật, đặc biệt là cải lương như một sản phẩm hàng hoá đặc biệt trong mối quan hệ khách hàng (khán giả), chúng ta sẽ có những cái nhìn khác hơn về phương thức quản lý cũng như làm nghề. 

Thật ra với những người đã ăn cơm Tổ hầu hết khi bắt tay làm nghề ai cũng muốn gửi những điều hay nhất, đẹp nhất đến với khán giả của mình. Thế nhưng, thật sự đó chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ nếu gán nó cùng với tiêu chí bảo tồn và phát triển.

Việc đoàn hát về quê, mỗi đêm khán giả chen nhau mua từng tấm vé từ hạng sang đến hạng "cá kèo" để cốt coi bằng được cải lương đã trở thành miền ký ức rất đẹp. Phần lớn các đoàn cải lương Nhà nước hiện nay (không kể các thành phố lớn) đều hoạt động bằng nguồn kinh phí Nhà nước, biểu diễn phục vụ ở sân bãi thường xuyên, nhưng khán giả vẫn ngày một thưa dần, có những khi chương trình bị cắt lại vì càng về đêm khán giả càng ít, nghệ sĩ cũng không còn hào hứng để diễn. Một câu hỏi đặt ra: Tại sao khán giả lại ít mặn mòi với cải lương trong khi nhiều chương trình đảm bảo tính nghệ thuật, giải trí rất cao?

Đoàn Cải lương Hương Tràm vừa tung ra một số clip tiểu phẩm hài với nội dung chống dịch Covid-19.

Lần nào gặp nhau và có dịp trau đổi về cách làm cải lương hiện đại, Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương, Giám đốc Trung tâm Văn hoá tỉnh Cà Mau, cho rằng, thực sự khán giả hiện nay không thể ngồi coi một vở cải lương dài lê thê hàng giờ, với từ giao đãi đến thắt nút rồi mở nút kéo dài như trước mà phải ngắn gọn càng tốt, sao cho khán giả coi chỉ thời gian ngắn là hiểu được vấn đề, thấy được mình trên chính sân khấu đó. 

Vừa qua, Đoàn Cải lương Hương Tràm đã cho ra 1 sê-ri hài với nhiều clip tiểu phẩm mang nội dung chống dịch. Những clip này ngắn, chỉ vỏn vẹn vài phút nhưng lồng vào nội dung tuyên truyền cụ thể, với các đề tài ở nhà chống dịch, cách ly xã hội, hẹn qua mùa dịch... Kịch bản đơn giản, nói thẳng vào vấn đề, vừa mang tính giải trí, vừa lan toả những thông điệp tích cực. Theo Trưởng đoàn - Nghệ sĩ Quốc Tín, việc dàn dựng những clip ngắn này đơn giản là mong muốn cùng anh em diễn viên mang những món ăn tinh thần, bổ ích phục vụ khán giả trong lúc đoàn tạm dừng hoạt động biểu diễn, từ đó góp một phần nhỏ sức mình chung tay chống dịch.

Lời chia sẻ đầy chân tình chỉ gọn hơ là vậy, nhưng thực ra, khi những clip được post lênFanpage, Youtube... đã cho thấy manh nha bước chuyển về cách làm nghệ thuật, cách tiếp cận khán giả hết sức mới mẻ của đơn vị nghệ thuật địa phương, biết làm mới mình để phục vụ khán giả. Tạm gác qua những mặt còn hạn chế, việc làm cải lương như thế trước mắt đáp ứng những tiêu chí mà khán giả thời đại 4.0 đang cần: ngắn gọn, thực tế, dễ coi.

Khi cuộc đua khó bề cân sức giữa loại hình sân khấu truyền thống (đặc biệt là cải lương) với những loại hình nghệ thuật khác thì việc tiếp cận, lắng nghe thị hiếu và xa hơn là kéo khán giả về với mình qua các kênh mạng xã hội là điều vô cùng thiết thực. 

Tôi từng nghe lời tâm sự chân tình cùng cái tặc lưỡi buồn của nghệ sĩ các đoàn hát địa phương, thậm chí ngay cả đoàn lớn như Trần Hữu Trang, về tình trạng khi đến giờ diễn sân bãi loe hoe khán giả, thậm chí chỉ đếm trên đầu ngón tay, hay không ít sự lo lắng của người làm nghề một số tỉnh khi đoàn cải lương đã sáp nhập với trung tâm văn hoá. Câu hỏi đặt ra: Liệu với cách quản lý như thế nào mới có thể vực dậy được loại hình nghệ thuật này? 

Thực ra, các đoàn hát địa phương hoạt động chủ yếu bằng nguồn kinh phí Nhà nước, biểu diễn nghệ thuật đi cùng với tuyên truyền chính trị, để cân bằng hai trách nhiệm này vừa duy trì nghệ thuật văn hoá truyền thống là điều không dễ dàng.

Có lần với vai trò phóng viên, thử thăm dò ý kiến khán giả tại một điểm biểu diễn, có người thắc thỏm "Sao lâu rồi không có tuồng cổ?" hoặc "Cải lương bây giờ ít có hài coi cho vui hen!"... Trên kia, những nghệ sĩ đang cháy hết mình, cũng nhận được những tràng vỗ tay mỗi khi xuống câu vọng cổ, nhưng khi được hỏi ngày mai nếu diễn tiếp, anh đi coi nữa không, câu trả lời chẳng cần nghĩ ngợi: "Cũng hay thiệt nhưng nếu như vầy nữa thì chắc không tới, ở nhà lên mạng coi cũng được". 

Lúc ấy chợt thương cải lương, thương người nghệ sĩ thật, rõ ràng "khách hàng" của cải lương vẫn còn đó, nhưng chữ nhạt nhoà đã tồn tại bởi đâu đó trên sân khấu kia, họ chưa thoả mãn được nhu cầu thưởng thức khi tìm đến.

Đã tới lúc (thực ra là đã muộn nhiều) nhìn về nghệ thuật cải lương bằng con mắt khác. Hãy coi đây là loại "hàng hoá đặc biệt", chăm chút sản xuất kỹ lưỡng nhưng song song đó phải phân tích thị trường, nắm thị hiếu, phân khúc "khách hàng" và lắng nghe những ý kiến phản hồi... Từ đó mới có thể vực dậy cải lương theo đúng tinh thần bảo tồn và phát triển, để các đoàn nghệ thuật cải lương nói chung, Hương Tràm của tỉnh nhà nói riêng có thể ngày một đường hoàng, tự tin đồng hành với khán giả hiện đại./.

Minh Hoàng Phúc

Liên kết hữu ích

Xã Lý Văn Lâm trên đường về đích nông thôn mới kiểu mẫu

Theo kế hoạch, những tháng cuối năm 2024 xã Lý Văn Lâm sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu (NTMKM). Ðây là một trong những công trình chào mừng Ðại hội Ðảng bộ TP Cà Mau nhiệm kỳ 2025-2030.

Tình thương tiếp sức đường học vấn

Sự tâm huyết và yêu thương của các thầy cô Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau được hiện thực hoá bằng những suất học bổng, phần quà như gạo, quần áo... dành tặng sinh viên nghèo vượt khó, giúp nhiều bạn trẻ viết tiếp ước mơ học vấn.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Đổi thay nhờ Dự án 8

Xã Tân Phú là 1 trong 6 xã của huyện Thới Bình triển khai thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi”, với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm của học sinh, sinh viên; chủ động tìm việc làm sau khi tốt nghiệp là mục đích được đề ra trong Kế hoạch triển khai công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2024, vừa được UBND tỉnh ban hành.

Xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp, phòng bệnh tim mạch

Do áp lực từ cuộc sống, rất nhiều người đã lơ là, chủ quan trong bảo vệ sức khoẻ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro các bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ bản thân, trong đó có các bệnh lý về tim mạch. Đáng nói hơn, bệnh lý này không loại trừ bất cứ ai và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Bệnh ung thư đang tăng cao

Theo số liệu thống kê ghi nhận được tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, hiện nay đơn vị đã tiếp nhận chăm sóc, khám và chữa trị thường xuyên cho gần 3.200 bệnh nhân mắc ung thư, tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (không kể số bệnh nhân tự đi thăm khám, phát hiện và được điều trị ở tuyến trên).

Mang niềm vui đến trẻ kém may mắn

Luôn quan tâm đến những hoàn cảnh kém may mắn, trong đó có trẻ em, thời gian qua, Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, không chỉ giúp đỡ về vật chất cho trẻ mà còn mang lại ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần.

Cẩn trọng với nguồn thực phẩm từ gia cầm chưa qua kiểm dịch

Thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) là loại thực phẩm thiết yếu trong hầu hết các bữa ăn của nhiều hộ gia đình hiện nay. Bởi đây là loại thực phẩm có nguồn protein khá cao và rất tốt cho sức khoẻ, do có ít calo và chất béo bão hoà so với các loại thịt đỏ như: heo, cừu, trâu, bò… từ đó cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch hơn.

Tái diễn lấn chiếm lòng đường trước cổng bệnh viện

Theo ghi nhận và xác minh thực tế của phóng viên Báo Cà Mau, khu vực trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau gần đây thường xuyên xuất hiện tình trạng mua bán thức ăn lấn chiếm lòng đường.