ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 24-4-25 20:55:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phát huy lợi thế nông sản sạch

Báo Cà Mau Sản xuất nông sản sạch, hữu cơ và đạt những tiêu chuẩn quốc tế, là hướng phát triển được huyện Thới Bình hoạch định. Việc duy trì, thúc đẩy phát triển theo hướng này mở ra vận hội mới cho nông dân, tạo sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp địa phương.

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp huyện Thới Bình, việc sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện từng bước thay đổi đáng kể, nhiều cánh đồng liên kết sản xuất sạch, sản xuất hữu cơ dần hình thành; tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân về sản xuất nông nghiệp sạch, góp phần bảo vệ môi trường sống.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cho biết: "Thời gian qua, ngành nông nghiệp huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân sản xuất lúa hữu cơ, đồng thời kêu gọi doanh nghiệp tham gia xây dựng mô hình sản xuất liên kết tiêu thụ lúa hữu cơ trên địa bàn huyện. Tính riêng trong năm 2023, có 230 ha lúa đạt chứng nhận hữu cơ quốc tế gồm: Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ sản xuất lúa tôm Trí Lực (xã Trí Lực) 50 ha; HTX Kênh Ngang (xã Tân Lộc Bắc) 130 ha; HTX Thành Công (xã Thới Bình) 50 ha. Các giống lúa canh tác hữu cơ chủ yếu là ST24, OM2517, năng suất bình quân đạt từ 4,8-5,2 tấn/ha và được doanh nghiệp bao tiêu với giá cao hơn thị trường từ 1.000-1.500 đồng/kg".

Năm 2024, huyện Thới Bình dự kiến thực hiện khoảng 20.000 ha lúa hữu cơ. Ðến nay, đã xuống giống được hơn 10.000 ha.

Năm 2024, huyện Thới Bình dự kiến thực hiện khoảng 20.000 ha lúa hữu cơ. Ðến nay, đã xuống giống được hơn 10.000 ha.

Ðồng thời, huyện tổ chức Hội nghị Phát triển kinh tế tập thể, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện Thới Bình năm 2023; Hội nghị Triển khai một số chính sách mới và xúc tiến hợp tác, liên kết phát triển kinh tế tập thể huyện Thới Bình năm 2023, kết quả có trên 1.000 ha lúa - tôm được doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất.

Năm 2023, Công ty TNHH Tôm chứng nhận Minh Phú (Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú) phối hợp với HTX Dịch vụ sản xuất lúa tôm Trí Lực, HTX Ðoàn Phát tham gia xây dựng vùng nuôi tôm sú đạt chứng nhận nuôi thuỷ sản trách nhiệm (ASC) khoảng 1.000 ha.

Ông Nguyễn Văn Phúc thông tin, ngoài chứng nhận ASC, mới đây, hơn 600 ha nuôi tôm của hơn 230 hộ dân tại xã Biển Bạch Ðông cùng với đơn vị đồng hành xuyên suốt là Công ty TNHH Tôm chứng nhận Minh Phú đã được chứng nhận BAP (thực hành nuôi thuỷ sản tốt nhất của Tổ chức Liên minh thuỷ sản toàn cầu). Ðiều này mở ra nhiều cơ hội tiếp cận thị trường lớn hơn đối với con tôm tại địa phương.

Ðược chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế mở ra cơ hội mới cho nông sản nói chung, con tôm sú nói riêng trong tiếp cận những thị trường lớn.

Ðược chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế mở ra cơ hội mới cho nông sản nói chung, con tôm sú nói riêng trong tiếp cận những thị trường lớn.

Hiện nay, có nhiều tiêu chuẩn đã và đang được áp dụng trong nuôi thuỷ sản tại Việt Nam như: SQF, GlobalGAP, ASC, BAP, Naturland, AquaGAP, VietGAP... Tuy nhiên, các tiêu chuẩn rất quan trọng được áp dụng phổ biến cho con tôm xuất khẩu hiện nay là ASC, GlobalGAP và BAP.

“Hiện nay, Công ty TNHH Tôm chứng nhận Minh Phú đang tiếp tục phối hợp với nhiều HTX trên địa bàn huyện đánh giá khoảng 1.600 ha nuôi tôm theo chứng nhận ASC và chứng nhận BAP”, ông Phúc cho biết thêm.

Căn cứ định hướng quy hoạch chung của huyện và Bản đồ phân vùng sản xuất cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện (thuộc Ðề án Phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Thới Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030), Bản đồ phân bố các giống lúa trên địa bàn huyện Thới Bình năm 2021 và định hướng đến năm 2025, để bố trí lại sản xuất nông nghiệp một cách cụ thể, xác định cơ cấu diện tích sản xuất các vùng sản xuất lúa sạch và lúa hữu cơ theo kế hoạch. Huyện sẽ xây dựng các vùng nuôi tôm sạch và tôm hữu cơ gắn với các sản phẩm chủ lực như tôm sú, tôm càng xanh...; phát triển vùng nuôi trồng thuỷ sản sạch, hữu cơ gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu...

Huyện Thới Bình xác định thời gian tới cần tập trung đồng bộ những giải pháp nhằm hướng đến nền nông nghiệp sạch, thích ứng với biến đổi khí hậu, mang tính bền vững. Trong đó, đối với phát triển vùng sản xuất lúa sạch và lúa hữu cơ, sẽ ưu tiên các vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp và chọn những giống lúa thích ứng tốt với điều kiện thổ nhưỡng, chống chịu sâu bệnh và có thị trường tiêu thụ sản phẩm.

 

Văn Ðum

 

Nguồn vốn nhỏ, thay đổi lớn

Thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW (Chỉ thị số 39-CT/TW) ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Ðảng về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội giai đoạn mới, tỉnh Cà Mau ghi nhận chuyển biến rõ nét trong tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực và phát huy hiệu quả dòng vốn chính sách. Từ những khoản vay không lớn, dòng vốn chính sách đang từng ngày thay đổi đời sống người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa, đúng với tinh thần nhân văn “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Tận dụng tiềm năng phát triển thuỷ sản

Ngày 15/3/2021, Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện Ðầm Dơi ban hành nghị quyết về phát triển thuỷ sản trên địa bàn huyện, giai đoạn 2021-2025. Với sự hỗ trợ tích cực từ các ngành chức năng của tỉnh, sự lãnh đạo sâu sát của Huyện uỷ, quyết tâm thực hiện của UBND huyện, cùng nỗ lực của các ngành, các cấp, đã tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, phát triển thuỷ sản đạt kết quả tích cực.

Áp dụng kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất

Thực hiện theo lời Bác dạy, đó là muốn nông nghiệp tiến bộ thì phải biết học hỏi và áp dụng khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất, ông Quách Văn Sển, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, đã phát triển kinh tế gia đình với mô hình đa cây, đa con trên cùng diện tích, thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm, trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Trao 50 bộ giải pháp TOMOTA S3+ cho người nuôi tôm Cà Mau

 Chiều 20/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú trao sản phẩm và hướng dẫn cách sử dụng bộ giải pháp TOMATA S3+ cho các hộ dân nuôi tôm trên địa bàn tỉnh. Tổng trị giá khoảng 400 triệu đồng.

Đưa sản vật quê hương vươn tầm thế giới

Xuôi theo những con đường bê tông nối liền, chúng tôi tìm đến ấp Cái Bát, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước. Nơi đây hiển hiện những vuông tôm quảng canh xen lẫn những đầm nuôi công nghiệp, tạo nên một bức tranh sinh động của vùng đất chuyên canh thuỷ sản.

Tạo điều kiện để đồng bào phát triển đời sống tốt hơn

Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên, thời gian qua, các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện Trần Văn Thời dành sự quan tâm đặc biệt chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn, cũng như tạo điều kiện cho đồng bào giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp và làm đa dạng, phong phú bản sắc văn hoá các dân tộc anh em.

Biển thôi hào phóng

Theo thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội, sự xâm hại quá mức của con người đã làm cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt, trong đó có nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) trên biển.

Triển vọng từ chăn nuôi heo rừng lai

Xuất thân từ gia đình thuần nông, với tính cần cù, chịu khó và nhạy bén, chị Ðặng Hồng Ðông, ấp Cái Nước Biển, xã Phú Tân, đã kết nối với công ty ở tỉnh Ðồng Tháp, xây dựng mô hình nuôi heo rừng lai tại gia đình. Hiện tại, mô hình nuôi phát triển tốt và có nhiều triển vọng kinh tế.

Ðồng vợ đồng chồng thoát nghèo

Tại ấp Sào Lưới, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, vợ chồng chị Hồ Thị Thanh Xuân và anh Lâm Văn Khởi là tấm gương tiêu biểu về sự kiên trì, vượt qua khó khăn để thoát nghèo.

Nhãn hiệu chứng nhận cho nghêu Ðất Mũi

Xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ vùng cực Nam Tổ quốc, mà còn được biết đến với thế mạnh nghề nuôi nghêu - một trong những ngành kinh tế trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.