ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 5-2-25 19:51:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Công nhận 18 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2024

Báo Cà Mau

Có 18 sản phẩm OCOP vừa được nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao gồm: bò viên và bắp bò ngâm nước mắm (hộ kinh doanh Thúy Lực (số 107, đường Phạm Văn Ký, phường 2, TP Cà Mau); thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng Gạo lứt - Hạt sen An An; thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng Gạo lứt - Đậu đen xanh lòng - Mè đen An An; thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng Bột 5 loại đậu An An (hộ kinh doanh Quách Tệt (số 205-207, đường Phan Bội Châu, Khóm 4, Phường 7, TP Cà Mau); rượu Hương lúa Xóm Dừa, Rượu nhàu của Công ty TNHH MTV Nguyễn Gia Cà Mau (số 136, đường Nguyễn Tất Thành, Khóm 1, Phường 8, TP Cà Mau); tôm khô và tôm khô chà bông Trúc Thương, HTX Trúc Thương (ấp Tân Hiệp, xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi); ba khía muối nước mắm, HTX Ba khía Đầm Dơi (ấp Cây Kè, xã Quách Phẩm Bắc, huyện Đầm Dơi); bánh phồng tôm Cái Bát, Hợp tác xã CBTMDV NTTS Cái Bát (ấp Cái Bát, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước); tôm khô nguyên vỏ, Hợp tác xã Tân Phát Lợi (ấp Tân Lập, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển).

Và các sản phẩm mới: tôm khô tách vỏ và bánh phồng hàu của HTX Tân Phát Lợi (Ấp Tân Lập, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển); các sản phẩm: yến chưng đường phèn, tổ yến chưng sẵn dành cho trẻ em, yến chưng đường ăn kiêng, yến tinh chế của Công ty TNHH TM DV Yến sào Đất Mũi (số 42-44-46, đường Tạ Uyên, Khóm 4, Phường 9, TP Cà Mau).

Các sản phẩm được công nhận hạng sao nêu trên được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận; sử dụng biểu trưng của chương trình OCOP và thứ hạng sao để in ấn trên bao bì sản phẩm; được hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP theo quy định hiện hành.

Các sản phẩm của hộ kinh doanh Quách Tệt, phường 7, thành phố Cà Mau đã hoàn thiện hơn và được công nhận 3 sản phẩm 4 sau cấp tỉnh trong năm 2024Các sản phẩm của hộ kinh doanh Quách Tệt được nâng hạng 4 sao.

UBND tỉnh đề nghị các chủ thể được công nhận sản phẩm OCOP tiếp tục tiêu chuẩn hoá, phát triển sản phẩm, khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết, bổ sung, hoàn thiện sản phẩm để tham gia nâng hạng sản phẩm; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại để quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng. Kết quả công nhận đánh giá, phân hạng sản phẩm có giá trị trong 36 tháng kể từ ngày ban hành quyết định.

Phú Hữu

 

Ðặc sản OCOP

Huyện Ðầm Dơi là một trong những địa phương có tiềm năng về nuôi thuỷ sản, đặc biệt là các mặt hàng tôm, cua, ba khía... Với nguồn nguyên liệu dồi dào, nhiều cơ sở sản xuất đã phát huy thế mạnh sẵn có ở địa phương để chế biến thành những mặt hàng đạt chuẩn OCOP, góp phần nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm.

Thành tựu xứ Ðầm

Trong không khí xuân của đất trời và xuân của lòng người hội tụ, giao hoà, Ðảng bộ và Nhân dân huyện Ðầm Dơi nhìn lại năm qua với niềm vui mừng khi đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Ðó là nền tảng vững chắc, tiếp thêm sức mạnh để quê hương xứ Ðầm vững bước tương lai.

Ðất “Chín Rồng” bước vào kỷ nguyên mới

Ðồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) có nhiều tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh. Khi điểm nghẽn lớn nhất về hạ tầng giao thông đang dần được tháo gỡ bằng những công trình thế kỷ, đã và đang "vượt sông, băng đồng", tạo nên sự kết nối, sức bật mới, để vùng đất này bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Bắt nhịp nông nghiệp xanh

Trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xu hướng sản xuất nông nghiệp xanh, nông sản sạch đã trở thành mục tiêu chính trong phát triển nông nghiệp của tỉnh Cà Mau, nhằm tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng, đảm bảo sản xuất bền vững.

Khẳng định giá trị hạt gạo

Với mục tiêu không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo mà còn tiến đến bán tín chỉ carbon, tăng thêm thu nhập cho người trồng lúa, Ðề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (gọi tắt là Ðề án) là bước khởi đầu cho nâng tầm giá trị hạt gạo.

Giữ thương hiệu “Cua ngon nhất Việt Nam”

Cua Cà Mau được mệnh danh là “Cua ngon nhất Việt Nam”, bởi được sinh trưởng ở nơi có điều kiện thiên nhiên tuyệt vời, khó nơi nào có được.

Năng động kinh tế biển

Ba mặt giáp biển, có chiều dài bờ biển lên đến 254 km, ngư trường rộng khoảng 80.000 km2 và tiếp giáp với vùng biển các nước Ðông Nam Á... là những điểm nhấn đặc biệt mỗi khi nhắc đến Cà Mau. Những điều kiện này đã tạo ra hàng loạt lợi thế như nguồn lợi thuỷ sản lớn, thuận tiện cho khai thác và nuôi trồng; phát triển kinh tế hàng hải, năng lượng tái tạo và cả du lịch biển, đảo.

Thông điệp từ mũi đất xanh

Cà Mau, tỉnh địa đầu cực Nam Tổ quốc, đang đứng trước những vận hội lớn lao và cả không ít những thách thức để khẳng định sức vóc, vươn tầm phát triển. Nhìn về bối cảnh của Cà Mau, từ thiên thời, địa lợi đến nhân hoà; từ chiều sâu lịch sử - văn hoá; vốn liếng tài nguyên, có thể mạnh dạn khẳng định đây là thời điểm để Cà Mau xây dựng, định hình và lan toả thông điệp của riêng mình đặt trong mối liên hệ chung với khu vực và cả nước trong hành trình vươn tới.

Vững vị thế con tôm Cà Mau

Cà Mau có diện tích nuôi tôm gần 280.000 ha, chiểm 45% diện tích nuôi tôm của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và chiếm 40% diện tích nuôi tôm cả nước, trong đó diện tích nuôi tôm siêu thâm canh hiện nay khoảng 6.800 ha. Những năm qua, người nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh ở Cà Mau đã chủ động ứng dụng khoa học – kỹ thuật, các phương pháp tiên tiến, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế.

Tự tin bước vào năm mới

Năm 2024, tỉnh Cà Mau đã ghi đậm dấu ấn trong tiến trình phát triển với bức tranh tổng thể của gam màu tươi sáng, tích cực. Những thành tựu toàn diện về kinh tế, văn hoá - xã hội chính là nền tảng vững chắc cho mục tiêu phát triển nhanh, bền vững của tỉnh địa đầu cực Nam Tổ quốc.