ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 21:36:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sức sống vùng ngọt

Báo Cà Mau Ðược ví như một Cà Mau thu nhỏ, huyện Trần Văn Thời gần như hội tụ đầy đủ nét đặc trưng của vùng bán đảo Cà Mau với 3 hệ sinh thái: ngọt - mặn - lợ. Không có nguồn nước ngọt bổ sung, cùng với thách thức từ biến đổi khí hậu, nhưng đến nay huyện Trần Văn Thời vẫn giữ được vùng ngọt với đa dạng cây, con, hoa màu đầy sức sống.

Đến với Trần Văn Thời dịp mùa lúa trổ đòng vào sáng sớm, ai cũng ấn tượng bởi bức tranh đồng quê tươi đẹp. Những đồng lúa xanh ngát, toả hương thơm lựng như mùi cốm sữa. Phía xa xa, mặt trời lên trên màn sương, đâu đó làn khói bếp uyển chuyển bay lên như những dải sương mỏng.

Có được bức tranh thôn quê hữu tình như vậy là công sức bao lâu nay của Ðảng bộ, chính quyền và người dân Trần Văn Thời giữ gìn vùng ngọt, được quy hoạch là vùng ngọt hoá của tỉnh. Dòng sông Ông Ðốc chia đôi huyện thành 2 dòng mặn - ngọt. Trong đó, vùng ngọt chiếm ưu thế, trở thành vựa lúa, cá đồng và hoa màu lớn nhất tỉnh, với diện tích trên 44.000 ha; cây lúa giữ vai trò chủ lực với diện tích gần 30.000 ha, sản lượng lúa hằng năm thu về trên 330 ngàn tấn, đóng góp lớn vào an ninh lương thực cho tỉnh.

Nông dân ấp Rạch Cui, xã Khánh Bình, thu hoạch vụ lúa đông xuân 2024.

Nông dân ấp Rạch Cui, xã Khánh Bình, thu hoạch vụ lúa đông xuân 2024.

Ông Nguyễn Thế Châu, Chủ tịch UBND huyện, tâm tình: “Có thể nói, vùng ngọt hoá đã giữ gìn và phát huy nét đẹp của nền văn minh lúa nước, đây cũng là biểu tượng cho sự no ấm, đủ đầy. Gắn liền với đó là hình ảnh người nông dân chân chất, hồn hậu, nghĩa tình. Tất cả là niềm tự hào của quê hương giàu truyền thống anh hùng”.

Nông dân trong huyện đi đầu về ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tỷ lệ nông dân sử dụng lúa giống cấp xác nhận đạt trên 85%. Sản xuất tập trung, phát triển những mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi sản phẩm lúa gạo với quy mô trên 5.000 ha, vừa giải phóng sức lao động, vừa giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Bằng sự cần cù, chịu khó trên vùng đất ngọt hoá, từ 15 công ruộng lúa 1 vụ, đến nay lão nông Trần Thanh Lâm, Ấp 2, xã Khánh Bình Ðông, đã tăng diện tích sản xuất trên 6 ha, thực hiện mô hình nuôi cá bổi, cá đồng, mở thêm trang trại nuôi heo, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.

Ông Lâm là nông dân sản xuất giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Chứng kiến bao sự đổi thay trên vùng quê, ông trần tình: “Nông dân chúng tôi luôn tự hào về sản vật của quê hương, lúa sạch, rau sạch, cá đồng, cây ăn trái... được chăm bẵm từ bàn tay của những nông dân chăm chỉ, cần mẫn. Giờ lộ làng nối liền, thương lái tới tận nhà thu mua nông sản, đời sống người dân vùng ngọt rất ổn định, bền vững; nhà cửa khang trang, xóm làng sung túc hẳn lên”.

Mô hình trồng nho của ông Lưu Văn Hoàng, Ấp 12B, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời.

Mô hình trồng nho của ông Lưu Văn Hoàng, Ấp 12B, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời.

Không chỉ trù phú với vựa lúa lớn của tỉnh, trên vùng ngọt hoá hiện nay có hơn 2.000 ha vườn chuối được nông dân quan tâm cải tạo; hơn 7.800 ha đất lâm nghiệp, phát triển diện tích trồng rừng thâm canh 758 ha cho giá trị kinh tế cao và ổn định qua các chu kỳ khai thác. Vùng đất này còn kết hợp đa cây, đa con với 4 trang trại chăn nuôi heo tập trung, quy mô xuất chuồng 18 ngàn con/năm; 140 ha cá bổi thâm canh được duy trì phát triển hằng năm và được tỉnh công nhận nhãn hiệu tập thể “Cá khô bổi U Minh”.

Nhờ cải tiến quy trình, kỹ thuật sản xuất, đến nay Cơ sở sản xuất cá khô bổi Tám Oanh, ấp Kinh Cũ, xã Trần Hợi, có 2 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao: cá khô bổi và bổi 1 nắng. Ảnh: ANH QUỐC

Nhờ cải tiến quy trình, kỹ thuật sản xuất, đến nay Cơ sở sản xuất cá khô bổi Tám Oanh, ấp Kinh Cũ, xã Trần Hợi, có 2 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao: cá khô bổi và bổi 1 nắng. Ảnh: ANH QUỐC

Hiện toàn huyện có 17 sản phẩm đạt chuẩn OCOP (có 7 sản phẩm xếp hạng 4 sao và 10 sản phẩm xếp hạng 3 sao), ngoài ra có 4 nhãn hiệu tập thể, 8 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh.

Bên cạnh đó, huyện còn phát triển du lịch trải nghiệm, làng nghề, nông nghiệp - nông thôn với các mô hình, sản vật như 2 vụ lúa, rừng tràm, cá đồng, mật ong rừng, chuối khô...

Hằng năm, anh Phan Hữu Xị, ấp Rạch Bào, xã Khánh Bình, trồng khoảng 5.000 cây cải tùa xại bán cho người dân làm dưa ăn Tết.

Hằng năm, anh Phan Hữu Xị, ấp Rạch Bào, xã Khánh Bình, trồng khoảng 5.000 cây cải tùa xại bán cho người dân làm dưa ăn Tết.

Nhiều năm qua, sản vật của vùng ngọt này luôn được bảo vệ, duy trì, phát triển nhờ đầu tư hệ thống thuỷ lợi khép kín với 58 cống đảm bảo điều tiết nước, 9 trạm bơm/29 máy, tổng công suất 134.000 m3/h. Cùng với đó, Tiểu vùng III - Bắc Cà Mau được xây dựng 6 ô thuỷ lợi, đảm bảo duy trì sản xuất cho vùng ngọt hoá.

Ông Nguyễn Thế Châu tâm đắc: “Ðược UBND tỉnh cho chủ trương lập quy hoạch sản xuất nông nghiệp huyện, UBND huyện sẽ đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch sản xuất nông nghiệp để làm cơ sở bố trí sản xuất phù hợp với điều kiện sản xuất vùng ngọt hoá, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực trong huyện trước mắt và lâu dài; đảm bảo sử dụng có hiệu quả đất đai, tài nguyên, lao động, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất và sức cạnh tranh của các mặt hàng nông sản của huyện”.

Bước sang năm mới tin tưởng rằng Trần Văn Thời sẽ có bước đột phá trong  quy hoạch và đầu tư để phát triển nhanh và bền vững. Từ đó phát huy những nét đẹp đặc trưng vùng bán đảo Cà Mau, với đa dạng hệ sinh thái, tạo nên gam màu sáng trên bảng màu đa sắc của quê hương anh hùng.


Từ cánh đồng lúa một vụ, đến nay, huyện đã tạo những bước đột phá trong cơ giới hoá với 774 máy cày lớn, nhỏ; 201 máy gặt đập liên hợp; 76 máy bay phun thuốc; 64 máy cấy, máy sạ; 14 máy sấy; 2 máy cuộn rơm và 35 máy tuốt lúa. Toàn huyện có trên 200 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp; 8 cơ sở sấy lúa, công suất khoảng 493 tấn/ngày đêm.


 

Hồng Nhung

 

Cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên gương mẫu phát triển kinh tế

Không trông chờ, ỷ lại vào các chế độ, chính sách của Nhà nước và sự trợ giúp của địa phương, với bản chất của anh Bộ đội Cụ Hồ, cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên (72 tuổi, Ấp 2, xã Tắc Vân) luôn siêng năng, cần cù, tích cực trong lao động, thực hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Gỡ khó, tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp

Thời gian qua, rừng và đất lâm nghiệp không chỉ góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế, giảm nghèo, mà còn mang lại giá trị trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế lâm nghiệp vẫn chưa được phát huy xứng tầm với tiềm năng, do vẫn còn những điểm nghẽn.

Mùa chụp đìa

Vào mùa hạn, khi những cánh đồng nhấp nhô rơm rạ, các con kênh khô nước cũng là lúc vào mùa chụp đìa. Ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, mùa này là lúc bà con nô nức cùng nhau vần công để chụp đìa, chia cá. Dân ở xứ cá đồng cũng vui lây vì có thêm thu nhập lúc nông nhàn.

Hợp tác xã “Cây ăn trái sạch Khánh Hưng” hướng đến môi trường kinh doanh điện tử

Ðược thành lập và đi vào hoạt động hơn 5 năm qua, Hợp tác xã (HTX) "Cây ăn trái sạch Khánh Hưng", xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng. Ðặc biệt, HTX đang hướng đến môi trường kinh doanh điện tử, nhằm quảng bá sản phẩm và bắt nhịp với quá trình chuyển đổi số.

Sản xuất con giống - Phát triển nghề nuôi thuỷ sản

Giống thuỷ sản là đối tượng phục vụ nghề nuôi thuỷ sản, giúp tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, do môi trường nước ô nhiễm cùng với việc khai thác, đánh bắt theo cách huỷ diệt đã làm cho giống loài thuỷ sản ở môi trường tự nhiên gần như cạn kiệt.

Triển vọng nuôi cá tra thương phẩm

Hiện nay, nhiều hộ ở vùng ven TP Cà Mau thực hiện mô hình nuôi cá tra khá hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Khác với quy mô công nghiệp như ở các tỉnh trong khu vực, mô hình nuôi cá tra ở đây khá đơn giản, ít tốn chi phí, được xem là hướng đi triển vọng cho nông dân.

Ðổi mới để nuôi tôm hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động nên đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trong huyện đã đổi mới, sáng tạo và thành công với nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, trong đó có không ít mô hình là sáng kiến mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng.

Tạo động lực bứt phá cho ngành tôm

Ngành tôm - ngành kinh tế mũi nhọn, tiếp tục giữ vai trò chủ lực đóng góp cho phát triển kinh tế tỉnh, đóng góp 49% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2024, ước đạt 7.476 tỷ đồng. Không chỉ mang lại nguồn thu lớn, góp phần đưa Cà Mau vươn tầm trên bản đồ thuỷ sản Việt Nam và thế giới, ngành tôm còn tạo sinh kế bền vững cho hàng trăm ngàn hộ dân, thúc đẩy mô hình hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ.

Về xứ rừng bắt cá làm khô

Vùng đất ven biển Tây nói chung, rừng ngập mặn Mũi Cà Mau nói riêng có hệ sinh thái phong phú. Ðặc biệt, xứ này có nhiều hải sản sinh sống, phổ biến nhất là loài giáp xác, tôm, cá... Ngư dân đánh bắt, chế biến nhiều món ăn dân dã hấp dẫn, đặc biệt là các món khô: cá chét, cá đối, cá cơm...

Doanh nghiệp, người nuôi cùng bắt tay thúc đẩy đột phá ngành hàng tôm

Đó là mong muốn của Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại tại Hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch phát triển sản xuất đột phá ngành hàng tôm vào sáng nay (22/3). Đồng chủ trì hội nghị có Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử, Phó giám đốc phụ trách Sở Nông nghiệp và Môi trường Châu Công Bằng cùng hơn 280 đại biểu là đại diện các doanh nghiệp lĩnh vực ngân hàng; các tổ chức phi chính phủ, các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ thuỷ sản và người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.