ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-7-25 09:50:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khẳng định giá trị hạt gạo

Báo Cà Mau Với mục tiêu không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo mà còn tiến đến bán tín chỉ carbon, tăng thêm thu nhập cho người trồng lúa, Ðề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (gọi tắt là Ðề án) là bước khởi đầu cho nâng tầm giá trị hạt gạo.

Tăng lợi nhuận, giảm phát thải       

Hiện nay, giảm phát thải khí nhà kính là một trong những vấn đề nóng đang được toàn thế giới quan tâm, trước biến đổi khí hậu đang tác động mạnh mẽ đến nhiều quốc gia. Trong đó, giảm phát thải trong sản xuất nông nghiệp là một trong những nội dung quan trọng nằm trong Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phê duyệt tại Quyết định số 896/QÐ-TTg ngày 26/7/2022.

Theo báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, qua 1 năm triển khai thực hiện thí điểm 7 mô hình sản xuất lúa theo Ðề án tại các tỉnh: Ðồng Tháp, Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh, cho thấy các mô hình đã mang lại những kết quả tích cực, như tổng chi phí đầu vào giảm 10-15%, trong đó lượng giống sử dụng giảm 2-2,5 lần, giảm 30% lượng phân bón, giảm 30-40% lượng nước tưới; năng suất lúa của mô hình thí điểm đạt 6,13-6,51 tấn/ha so với mức 5,89 tấn/ha của mô hình đối chứng. Ðặc biệt, nhiều doanh nghiệp đã cam kết thu mua toàn bộ lúa, với giá cao hơn 300 đồng/kg so với giá ngoài thị trường. Lợi nhuận của nông dân theo đó cũng tăng cao hơn mô hình bên ngoài từ 3,9-7,3 triệu đồng/ha.

Hiện đại hoá trong sản xuất nông nghiệp giúp tăng giá thành, đầu ra sản phẩm. (Trong ảnh: Thu hoạch lúa hè thu ở vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời). Ảnh: NHẬT MINHHiện đại hoá trong sản xuất nông nghiệp giúp tăng giá thành, đầu ra sản phẩm. (Trong ảnh: Thu hoạch lúa hè thu ở vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời). Ảnh: NHẬT MINH

Theo các chuyên gia, mô hình còn làm giảm 2 tấn CO2/ha so với mô hình đối chứng lấy rơm rạ khỏi đồng ruộng và giảm 12 tấn CO2/ha so với mô hình đối chứng ngập liên tục áp dụng phương thức vùi rơm rạ sau khi thu hoạch. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), khi Ðề án được hình thành có thể làm giảm đến 10 triệu tấn carbon mỗi năm.

Sản xuất nông nghiệp nước ta đã trải qua nhiều cuộc cách mạng, từ canh tác thuần nông đến thực hiện cơ giới hoá, hiện đại hoá, thâm canh tăng vụ. Giờ đây, nền nông nghiệp đang bước vào thực hiện chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh. Ðây được xem là mô hình sản xuất bền vững, một mắt xích quan trọng để tăng trưởng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, nên nhận được rất nhiều sự quan tâm của doanh nghiệp và các đối tác quốc tế.

Khởi tạo phương thức sản xuất mới

Với 3 mặt giáp biển, lại không có nguồn nước ngọt tưới bổ sung, Cà Mau là tỉnh không có nhiều thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp so với các tỉnh, thành trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, với mục tiêu quan trọng của Ðề án, tỉnh đã nhanh chóng triển khai nhiều giải pháp quan trọng như: tập huấn sản xuất lúa bền vững và phát thải thấp, ứng dụng công nghệ thu gom, xử lý rơm rạ; xây dựng kế hoạch tuyên truyền chuyển đổi số trong nền nông nghiệp; dồn sức đầu tư cho hạ tầng; xây dựng mối liên kết theo chuỗi giữa hợp tác xã (HTX) với doanh nghiệp; hỗ trợ vốn cho HTX và doanh nghiệp bao tiêu lúa trong Ðề án.

Kỹ sư Nguyễn Trần Thức, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, cho biết: "Ðơn vị đã phối hợp với các huyện: Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình và TP Cà Mau chọn các khu vực phù hợp theo các tiêu chí, hướng dẫn người dân đăng ký tham gia thực hiện Ðề án. Theo đó, tổng diện tích đăng ký tham gia trên 23.304 ha, trong đó lúa 2 vụ trên 12.888 ha và lúa - tôm 10.415 ha. Vụ mùa năm 2025, thực hiện mô hình sản xuất lúa chất lượng cao giảm phát thải 90 ha tại các xã: An Xuyên (TP Cà Mau), Khánh Lâm (huyện U Minh), Khánh Bình Tây và Khánh Hải (huyện Trần Văn Thời)".

Sản xuất lúa - tôm được xem là mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu và phù hợp với mục tiêu phát triển Ðề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao. (Ảnh minh hoạ)

Sản xuất lúa - tôm được xem là mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu và phù hợp với mục tiêu phát triển Ðề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao. (Ảnh minh hoạ)

HTX Nông nghiệp sinh thái và Du lịch Ðá Bạc, ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, là một trong những HTX đăng ký tham gia thí điểm Ðề án. Ông Phạm Tuyển, Phó giám đốc HTX, chia sẻ: “Việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trên đồng ruộng từ lâu đã được HTX triển khai rất hiệu quả và được sự đồng tình ủng hộ của bà con xã viên. Việc HTX được chọn thực hiện mô hình điểm khởi động Ðề án được xem là cột mốc quan trọng trong việc xây dựng chuỗi ngành hàng lúa gạo theo hướng bền vững. Nếu làm tốt các giải pháp theo Ðề án, không chỉ giúp gia tăng giá trị hạt gạo mà còn tạo ra môi trường sản xuất lúa gạo bền vững cho thế hệ sau".

Ông Nguyễn Văn Quân, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chia sẻ: “Ðề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao được kỳ vọng tạo ra bước chuyển mình mạnh mẽ mang tính đột phá về tư duy làm kinh tế nông nghiệp; khởi tạo một phương thức sản xuất mới phù hợp với xu thế sản xuất và tiêu dùng của thế giới, mở ra hướng đi bền vững cho ngành lúa gạo. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân và hiện thực hoá mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050”.

Ðể thực hiện thành công Ðề án còn rất nhiều việc phải làm, nhưng với sự quyết tâm cao của địa phương, sự hưởng ứng tích cực của người dân trong triển khai, tin rằng Ðề án sẽ đạt hiệu quả kinh tế và các mục tiêu đề ra./.

 

Trung Ðỉnh

 

Khởi đầu tiềm năng bán tín chỉ carbon 

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp, việc trồng, bảo vệ và phát triển rừng bền vững không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để doanh nghiệp tạo ra giá trị mới từ việc bán tín chỉ carbon. Với diện tích rừng rộng lớn, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ (Công ty U Minh Hạ) đang có lợi thế rất lớn để tham gia vào thị trường này. 

Rau má được mùa

Khoảng 2 tuần nay, rau má tại các khu vực trồng rau màu của xã Vĩnh Thanh, tỉnh Cà Mau đang được thương lái thu mua với giá từ 16-18 ngàn đồng/kg. Với mức giá này, nông dân rất phấn khởi vì sản xuất có lợi nhuận khá cao.

Cà Mau trước bài toán bảo tồn đa dạng sinh học 

Là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu những đặc điểm riêng biệt với các hệ sinh thái nước ngọt độc đáo. Nổi bật là hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ và các vùng ngọt hoá nhân tạo. Thế nhưng, việc bảo vệ đa dạng sinh học (ĐDSH) khu vực này đã và đang đối diện với nhiều thách thức. 

Tái sinh rừng phòng hộ 

Với trên 300 km chiều dài bờ biển, tỉnh Cà Mau sở hữu tiềm năng kinh tế biển rất lớn. Những bãi bồi ven biển mang theo phù sa trù phú, dần hình thành không gian phát triển rộng lớn trong tương lai.

Mùa dọn kèo ong giữa rừng U Minh

Mùa mưa đến cũng là lúc những người dân gác kèo ong ở vùng lâm phần rừng tràm U Minh tất bật vào vụ dọn kèo, để chuẩn bị đón mùa ong mới. Ở vùng đất mà rừng tràm bạt ngàn như Ấp 13, xã Khánh An, nghề Gác kèo ong không chỉ là sinh kế mà còn là nếp nghề truyền đời, gắn bó với bao thế hệ.

Nông dân lãi thấp vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân ở xã Ninh Quới đang bước vào giai đoạn thu hoạch vụ lúa hè thu sớm. Tuy nhiên, niềm vui ngày mùa không trọn vẹn khi giá lúa giảm, năng suất không cao, trong khi giá vật tư đầu vào lại tăng mạnh. Ðiều này khiến lợi nhuận của nông dân sau một mùa vụ chăm sóc vất vả chỉ ở mức thấp, thậm chí một số hộ chỉ hoà vốn.

Những giải pháp nuôi tôm bền vững

Những năm gần đây, người nuôi tôm đối mặt với nhiều thách thức do nhiều nguyên nhân.

Nhiều ưu đãi cho nông dân tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn

Những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã tiến hành xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML).

Sinh kế trên đất rừng U Minh Hạ

Có truyền thống gắn bó lâu đời trên đất rừng, nay ở cơ chế mới, cùng với tinh thần lao động cần mẫn, đời sống người dân lâm phần rừng tràm U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau càng được cải thiện. Mô hình sản xuất xen canh trên đất rừng song hành phát triển du lịch là hướng đi đúng cần được nghiên cứu và nhân rộng.

Khẩn trương tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025

Cuộc Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm thu thập thông tin cơ bản về nông thôn, nông nghiệp và nông dân để phục vụ việc hoạch định, điều chỉnh chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong giai đoạn mới.