ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 26-1-25 22:17:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tự tin trồng lúa trên đất mặn

Báo Cà Mau Tháng 10 âm lịch, nước triều dâng cao, nhiều miếng vuông tôm ở ấp Bào Kè, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước ngập nước, nhiều người lo rào chắn, bồi đất vì sợ tôm, cua đi hết, riêng cả nhà ông Tám Hoàng (Châu Văn Hoàng, 61 tuổi), thì từ sáng tinh mơ đã ra vuông đuổi chim.

Đó là chuyện của năm trước, còn năm nay, vợ chồng ông Tám Hoàng cũng ra đồng, nhưng không phải đuổi chim mà để ngắm nhìn những bông lúa chín vàng uống sương căng mẫy.

Ông Tám Hoàng nhấp ngụm nước trà, kể về mấy năm nuôi tôm lận đận, có khi 3-4 tháng chỉ được vài triệu đồng, nhà đông người, tiền mua gạo một tháng cũng nhiều, chưa nói đến việc lo cho 3 đứa cháu nội học hành. Dù cả nhà cố gắng làm đủ nghề: nuôi chồn, nuôi dê, nuôi heo, nuôi thỏ, rồi bồ câu, gà vịt... Nói chung, loại nào cũng bán được, cũng có lời, mỗi năm cho thu nhập 4-5 chục triệu đồng, nhưng đối tượng nuôi chính là con tôm thường thất bát nên cuộc sống vẫn khá chật vật.

Ông Tám Hoàng thu hoạch lúa trên đất nuôi tôm.

Ông Tám Hoàng thu hoạch lúa trên đất nuôi tôm.

Với bản chất nông dân, ông Tám Hoàng nghĩ cứ mạnh dạn làm một vụ lúa, nếu có thì đỡ mua gạo, không có lúa thì cũng có gốc rạ cho tôm ăn, có thể cải tạo môi trường nước, biết đâu tôm sẽ trúng hơn, chuyện này đài, báo đã đưa tin rồi. Nghĩ là làm, giữa tháng 6 âm lịch năm 2023, ông bắt đầu cải tạo đất. Ông rút hết nước mặn, phơi đất, trữ nước mưa ngâm đất khoảng một tháng, chờ có nắng lại rút hết nước lần nữa, nắng thì phơi, mưa thì chứa nước ngọt ngâm tiếp. Cuối tháng 8 âm lịch, ông mua lúa giống về ngâm, sạ.

Vụ mùa năm 2023, ông mua 60 kg lúa giống về sạ, sau 3 tháng thu hoạch được hơn 60 giạ lúa. Tạm gọi là thành công, bởi năm đầu chưa có kinh nghiệm, ông sạ quá thưa, lại gặp mưa nhiều, đúng lúc triều cường dâng... kết quả không cao. Qua vụ mùa, ông nghiệm ra rằng, đâu phải chỉ ở vùng khép kín giữ ngọt mới làm được lúa, mà vùng đất mặn của ông nếu rửa mặn tốt, bờ bao chắc chắn thì làm một vụ lúa sẽ thành công.

Vụ mùa năm 2024, ông Tám Hoàng bắt đầu rửa mặn đúng theo kinh nghiệm tích luỹ ở vụ trước. Vụ này, ông mua máy suốt, máy múc đất bồi bờ, để nước không rò rỉ vô được, lại còn bỏ tiền mua cao su dày bao quanh cả miếng vuông để chuột không vào được. Trên bờ vuông làm rập bắt chuột theo kiểu truyền thống. Với gần 1 ha đất, ông mua 120 kg lúa giống Hương Châu 6 và DNG 20 về ngâm, sạ. Năm nay mưa nhiều, triều cường lại cao hơn những năm trước, nhưng nhờ chuẩn bị chu đáo nên luôn có lượng nước đủ cho lúa phát triển.

Hơn 1 tháng, nhìn cánh đồng xanh mướt, ai cũng trầm trồ. Sau 3 tháng, lúa đã chín vàng đồng. Hiện ông đã thu hoạch gần 0,2 ha, được khoảng 1.200 kg lúa. Vợ ông, bà Huỳnh Thị Ý khoe: "Ðà này, gần 1 ha lúa của nhà tui chắc ăn sẽ được trên 5 tấn lúa hột. Một kết quả mà vợ chồng tui không dám mơ".

Ông Tám Hoàng tâm sự: "Làm lúa trên đất mặn không phải vùng quy hoạch cực lắm, phải tính toán sao cho lúa chín trước khi nước mặn độ cao vào, rồi bờ bao phải cao, do ít người làm nên nguy cơ chim chuột phá hại cao... Phải tìm hiểu về kỹ thuật gieo sạ, chăm sóc. Vì làm lúa trong vuông tôm nên không được sử dụng thuốc trừ sâu, chỉ bổ sung phân bón để cây lúa phát triển, nhưng bổ sung phân gì, thời điểm nào, liều lượng ra sao... phải nghiên cứu tỉ mỉ".

Ông Tám Hoàng cho biết, làm được một vụ lúa trên đất tôm không đơn thuần là để có lúa ăn, mà môi trường vuông tôm được cải tạo rõ rệt, nuôi tôm trúng hơn, con tôm cũng đẹp hơn, giá bán cao hơn. Năm trước, do chưa có kinh nghiệm, chỉ nuôi một vụ tôm, bán được hơn 30 triệu đồng. Năm nay, rút kinh nghiệm, ông mua tôm giống về dèo trước, khi cắt hết lúa sẽ thả tôm nuôi ngay. Ông dự kiến một năm sẽ nuôi được 2 vụ tôm và làm một vụ lúa.

Thấy ông Tám Hoàng làm lúa hiệu quả, những người có đất cặp ranh cũng đã làm theo. Hai năm liên tục, ông Tám Hoàng làm một vụ lúa trên đất nuôi tôm ngoài vùng khép kín đạt kết quả cao, mở ra cơ hội để nông dân ngoài vùng khép kín ngọt hoá tự tin làm một vụ lúa trên đất tôm./.

 

Huyền Linh

 

Mở hướng liên kết, nâng cao thu nhập

Thời điểm này, các chủ vườn, thành viên Hợp tác xã (HTX) Trái cây sạch Khánh Hưng, ấp Kinh Ðứng, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, chuẩn bị thu hoạch vụ bưởi Tết, hứa hẹn mang đến niềm vui cho xã viên.

Nông dân huyện Ngọc Hiển trúng vụ dưa hấu Tết

Những ngày này, nông dân vùng đất mặn huyện Ngọc Hiển đang tất bật chăm sóc vụ dưa hấu để cung ứng cho người tiêu dùng trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Vụ dưa hấu Tết năm nay bà con rất phấn khởi.

Mùa vàng trên đồng lúa hữu cơ

Năm 2024 là năm thứ 4 huyện U Minh triển khai thực hiện Nghị quyết 03 của Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện về sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; diện tích năm sau cao hơn năm trước. Riêng năm 2024, huyện đã triển khai thực hiện sản xuất hơn 1.650 ha lúa hữu cơ, theo hướng hữu cơ và sản xuất lúa an toàn; hầu hết các diện tích lúa này đều cho năng suất khá nên người dân rất phấn khởi.

Ðồng hành cùng người dân vượt khó

Thời gian qua, nhờ thực hiện hiệu quả các hoạt động cho vay vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng chính sách khác là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Trần Văn Thời vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Mùa vui cải tùa xại

Trong mâm cơm ngày Tết của người phương Nam, bên cạnh nồi thịt kho trứng, sắc dưa hấu đỏ thì vị dưa cải tùa xại là món ăn không thể thiếu vắng. Hương vị độc đáo, dễ biến tấu thành nhiều món, giải ngán cho những ngày ê hề thịt cá, nhiều lợi ích cho sức khoẻ, dưa cải tùa xại còn mang cả hồn cốt, phong vị Tết đặc trưng của vùng đất, con người miền đất mới.

Tránh phát sinh sản xuất không đúng quy định

Xác lập, củng cố chặt chẽ hồ sơ đối với các hộ dân đã xuống giống, không xem xét, hỗ trợ khôi phục sản xuất nếu xảy ra thiệt hại; rà soát cơ sở pháp lý, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định và xử lý trách nhiệm quản lý địa bàn đối với tổ chức, cá nhân có liên quan. Ðó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh trong Công văn 225/UBND-NNTN liên quan đến tình trạng người dân sản xuất lúa vụ 3 trên địa bàn huyện Trần Văn Thời.

Lợi ích kép từ quỹ Hỗ trợ nông dân

Những năm qua, quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp đã giúp nhiều hội viên hội nông dân (hội viên) được vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi và trồng trọt. Qua đó, từng bước giúp nông dân cải thiện thu nhập và cuộc sống, góp phần hiệu quả vào công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Dưỡng cua bán Tết

Thời gian này, thương lái ở xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời đang tất bật thu mua cua, cải tạo vuông hay hầm tôm bỏ trống để về thả nuôi lại, chuẩn bị bán vào dịp Tết. Vì khi đó nhu cầu tiêu thụ tăng cao hơn ngày thường nên bán sẽ có giá hơn, mang về lợi nhuận cao.

Chăm chút vụ màu xuống ruộng

Khi những cánh đồng lúa chín vàng rực tại xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời được thu hoạch xong cũng là lúc nông dân đưa màu xuống ruộng, những dây bí, bầu xanh mướt. Thời tiết cuối năm khá thuận lợi nên nhiều nông dân tranh thủ xuống giống sớm, hạn chế tình trạng thiếu nước tưới.

Quyết tâm làm giàu trên đất rừng

Thời gian qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi ở huyện U Minh được đẩy mạnh. Qua đó, tác động tích cực đến ý thức của hội viên, nông dân, hăng hái lao động, nâng cao đời sống, vươn lên làm giàu. Cũng từ phong trào này xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, nhiều tấm gương điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Ông Nguyễn Văn Bí, Ấp 12, xã Nguyễn Phích, là một điển hình.