ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 18:01:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phát huy lợi thế ngành nghề nông thôn

Báo Cà Mau "Phát huy tiềm năng của khu vực nông thôn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập người dân, góp phần tôn tạo, giữ gìn, phát huy ngành nghề truyền thống gắn với phát triển kinh tế hiện đại" là một trong những mục tiêu trong Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030, thu nhập bình quân lao động trong các hoạt động ngành nghề nông thôn tăng ít nhất 2,5 lần so với 2020. (Ảnh chụp tại xã Tân Thành, TP Cà Mau).

Tỉnh Cà Mau có vị trí địa lý đặc biệt, với sự kết hợp hài hoà của biển, rừng, cùng sự đan xen giữa các hệ sinh thái mặn, ngọt, lợ, tạo cho vùng đất này sự đa dạng, phong phú sản vật, góp phần thúc đẩy sự hình thành các làng nghề truyền thống.

Theo Quyết định phê duyệt số 1206/QÐ-UBND ngày 20/8/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh, Cà Mau có 11 nghề, 37 làng nghề, 5 nghề truyền thống, 18 làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, qua rà soát, đối chiếu các tiêu chí theo quy định tại Nghị định số 52/2018/NÐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, hiện nay, tỉnh Cà Mau không có nghề truyền thống. Qua thời gian, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống dần mai một, chỉ còn vài hộ làm nghề, nên không đủ tiêu chí để lập hồ sơ công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống theo quy định.

Hiện nay, tỉnh có 740 cơ sở ngành nghề truyền thống, làng nghề truyền thống được công nhận (theo Quyết định số 1206/QÐ-UBND ngày 20/8/2008 của UBND tỉnh) hoạt động có hiệu quả với 4 nhóm ngành nghề, gồm: chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; sản xuất muối; các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn. Trong đó, có 35 doanh nghiệp, 40 hợp tác xã, 16 tổ hợp tác và 649 hộ gia đình, với doanh thu 785,259 tỷ đồng/năm; giải quyết việc làm cho 3.057 lao động, thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/tháng.

Ngành nghề sản xuất muối có 56 cơ sở (1 hợp tác xã, 55 hộ gia đình); doanh thu 12 tỷ đồng/năm; giải quyết việc làm cho 165 lao động, thu nhập bình quân 8 triệu đồng/người/tháng. (Ảnh chụp tại xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi).

Ông Phùng Sơn Kiệt, Phó chi cục trưởng phụ trách Chi cục Phát triển nông thôn (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nhìn nhận: “Nhiều ngành nghề nông thôn trong tỉnh chưa đủ tiêu chuẩn công nhận nghề truyền thống, làng nghề truyền thống. Do đó, Kế hoạch 125/KH-UBND ngày 28/5/2024 của UBND tỉnh thực hiện Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Cà Mau đến năm 2030, định hướng đến 2045, là một trong những bước đà quan trọng, nhằm phát triển nghề nông thôn. Ðể thực hiện kế hoạch này, chúng tôi đẩy mạnh tập huấn tuyên truyền nâng cao năng lực cán bộ phụ trách ở cơ sở. Ðây là công việc rất quan trọng, bởi lực lượng cán bộ phụ trách là những người trực tiếp, tiếp cận với từng hoạt động ở cơ sở, từ đó đề xuất chi tiết, cụ thể những thuận lợi, khó khăn để cùng người dân bảo tồn, gìn giữ nghề truyền thống. Bên cạnh đó, với những chính sách từ Nhà nước, người dân cũng tự tin, giữ gìn nghề nông thôn, góp phần tăng thu nhập cho chính họ, từ đó, nâng nghề nông thôn lên tầm cao mới”.

Ðể thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề ra trong các kế hoạch, việc tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý thực hiện chương trình ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết. Mục đích nhằm giúp cán bộ nắm được những kiến thức cơ bản về các chủ trương, chính sách phát triển ngành nghề nông thôn; tăng cường kiến thức, kỹ năng, năng lực quản lý, điều hành và thực thi của các cán bộ. Qua đó, tạo điều kiện cho các ngành nghề, làng nghề nông thôn phát triển bền vững, gắn với bảo tồn giá trị truyền thống, bản sắc văn hoá của làng nghề, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

“Những chính sách thuận lợi, cùng với vấn đề gắn bó, bảo tồn của chính người dân thực hiện nghề nông thôn là điều kiện để phát triển bền vững nghề truyền thống. Tuy nhiên, diện tích sản xuất nguyên liệu ngày càng bị thu hẹp, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, khả năng tiếp cận thị trường của hầu hết các cơ sở sản xuất còn hạn chế, cơ sở hạ tầng nông thôn và mức độ cơ giới hoá trong sản xuất còn chậm, làm ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm, chi phí cao, mẫu mã kém bắt mắt, thiếu đa dạng sản phẩm, chưa xây dựng thương hiệu... Từ những vướng mắc đó, tỉnh đang cần những cơ chế ”, ông Phùng Sơn Kiệt cho biết.

Chính vì lẽ đó, Cà Mau khuyến khích các cơ sở ngành nghề, làng nghề tham gia Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), khuyến khích phát triển ngành nghề mới sử dụng nguyên liệu, lao động tại chỗ, để hình thành các sản phẩm đặc trưng của địa phương. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn...

Bà Nguyễn Thị Hoàng Yến (bìa trái), Phó cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, chia sẻ những thuận lợi, khó khăn cùng cán bộ phụ trách cơ sở tại các xã trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Bà Nguyễn Thị Hoàng Yến, Phó cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), chia sẻ: “Quyết định số 1058/QÐ-TTg ngày 14/9/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2023, tầm nhìn đến 2045, là chính sách được Ðảng và Nhà nước ta quan tâm, để phát triển và bảo tồn ngành nghề nông thôn. Cùng với cả nước, tỉnh Cà Mau có nhiều làng nghề truyền thống đa dạng, phong phú, mang đậm bản sắc văn hoá bản địa; tạo nên nhịp sống sôi động ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, tăng sức cạnh tranh hàng hoá, sản phẩm nông thôn. Do đó, tiềm năng bảo tồn các làng nghề vùng mặn, ngọt ở Cà Mau là rất quan trọng. Chính vì thế, cụ thể hoá chính sách phù hợp với địa phương là điều tiên quyết, trong đó có nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở trực tiếp phụ trách, để từ đó cùng đồng hành, kịp thời hỗ trợ người dân trong bảo tồn, phát huy nghề truyền thống”./.

 

Hằng My

 

Ðiển hình nông dân làm theo lời Bác

Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu”, thời gian qua, một trong những cách làm thiết thực của nông dân trong huyện là lấy việc nâng cao hiệu quả sản xuất để làm mô hình cụ thể học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cách làm này góp phần khích lệ nông dân khắc phục khó khăn, vươn lên thoát nghèo, đổi mới tư duy, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Nông dân Ðinh Văn Khởi, 48 tuổi, ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ, là một điển hình.

Doanh số cho vay vốn chính sách năm 2024 hơn 1.000 tỷ đồng

Chiều 14/1, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân, Trưởng Ban Đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, chủ trì cuộc họp Ban Đại diện để đánh giá, tổng kết tình hình hoạt động năm 2024 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025.

Hứa hẹn bội thu vụ màu Tết

Thời gian qua, nông dân huyện U Minh tích cực cải tạo đất, xuống giống vụ hoa màu phục vụ thị trường Tết. Ðến nay, các diện tích hoa màu phát triển tốt, hứa hẹn bội thu.

Ứng dụng kỹ thuật, tăng giá trị cua nuôi

Thực hiện Ðề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thông qua chuyển giao khoa học - kỹ thuật, nông dân huyện Cái Nước đa dạng đối tượng nuôi, nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả đối với các mặt hàng chủ lực ở địa phương, trong đó có cua nuôi.

Chủ động khung lịch mùa vụ

Năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực trên lĩnh vực sản xuất lúa gạo, chăn nuôi, đặc biệt là lĩnh vực thuỷ sản.

Kỳ vọng những “ngôi sao” OCOP

Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) không chỉ hướng đến lợi ích thuần tuý kinh tế mà còn giải quyết nhiều vấn đề xã hội của vùng nông thôn. Tuy nhiên, để một sản phẩm từ làng, xã vươn tầm, đủ sức để tham gia, cạnh tranh sòng phẳng, khẳng định vị trí vững chắc ở sân chơi lớn, thị trường chung thì không phải là điều đơn giản.

Mùa vui giáp Tết

Những ngày này, trên các cánh đồng lúa - tôm ở khu vực phường Tân Xuyên, TP Cà Mau, nông dân bắt đầu thu hoạch tôm càng trên ruộng lúa. Ða phần bà con thu hoạch theo cách truyền thống, nhưng một số hộ lại dùng phương pháp thuốc tôm bằng dây thuốc cá, mục đích vừa thu hoạch tôm, cá vừa cải tạo ao đầm, chuẩn bị cho vụ mùa mới.

Cục Quản lý thị trường kiểm tra trên 900 vụ

Năm 2024, các đội quản lý thị trường (QLTT) trực thuộc đã tổ chức kiểm tra 932 vụ (đạt 103% kế hoạch), phát hiện vi phạm và đã xử lý 542 vụ (giảm 55 vụ). Theo đó, xử lý vi phạm hành chính gần 5,6 tỷ đồng, tổng số tiền thu nộp vào ngân sách Nhà nước trên 5,7 tỷ đồng. Trị giá hàng hoá vi phạm trong kỳ trên 1,7 tỷ đồng. Kết quả trên đạt 163,24% chỉ tiêu thi đua Tổng cục QLTT giao và 158,7% chỉ tiêu phấn đấu của cục.

Vận hội mới cho kinh tế tập thể

Ðể thúc đẩy kinh tế tập thể (KTTT) phát triển nhanh, bền vững, Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Quyết định số 2406/QÐ-UBND ban hành Ðề án Phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2025-2030 (Ðề án). Với những mục tiêu, giải pháp đề ra, Ðề án được kỳ vọng sẽ mở ra vận hội mới cho KTTT của tỉnh đột phá trong thời gian tới.

Tăng thu nhập từ chuối cau hương

Mô hình trồng chuối cau hương được hội viên Chi hội Phụ nữ ấp Tân Hiệp, xã Tân Ðức, huyện Ðầm Dơi, trồng thử nghiệm cách đây 1 năm, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm chuối có chất lượng ngon, dễ tiêu thụ. Hiện tại, lượng chuối thu hoạch không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.