ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 18:36:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phát triển không đánh đổi môi trường - Bài 2: Huê lợi và “lỗ hổng” quản lý

Báo Cà Mau (CMO) Với cái nhìn tổng thể, đã qua, công tác quản lý Nhà nước đối với một số ngành nghề cho lợi nhuận cao chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến tình trạng hành nghề tự phát, không theo quy hoạch, thậm chí gây ỗ nhiễm môi trường. Từ đó, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xử lý sau này cũng như tạo dư luận không tốt, gây nhiều bức xúc trong Nhân dân. Nuôi chim yến và những hệ luỵ đi kèm là góc nhìn rõ nhất về vấn đề này.

“Bom ngầm” từ nuôi chim yến

Thực tế, phong trào nuôi chim yến đã có từ hàng chục năm trước, nhưng chỉ rộ lên trong vài năm gần đây khi có thông tin những “ngôi nhà yến” đem lại lợi nhuận hàng chục triệu đồng, thậm chí cả trăm triệu đồng/tháng. Nhiều hộ dân bắt đầu cơi nới nhà, hoặc cải tạo nhà cũ, thuê chuyên gia đến xây tổ cho chim yến, đặt máy dẫn dụ yến và sẵn sàng "sống chung" với chim yến.

Trước sức hút lợi nhuận đem lại từ nuôi yến, rất nhiều nhà yến tự phát được dựng nên, tồn tại ở những vị trí không được phép như thách thức ngành chức năng, bất chấp những bức xúc của hàng xóm láng giềng.

Theo thống kê chưa đầy đủ, Cà Mau có 130 nhà nuôi chim yến đang hoạt động, tập trung nhiều ở TP Cà Mau và các huyện: Trần Văn Thời, Ðầm Dơi, Năm Căn, Phú Tân. Hoạt động này chẳng những làm phát sinh tiếng ồn và mùi hôi, gây ô nhiễm môi trường sống của cộng đồng dân cư mà còn làm mất mỹ quan đô thị, cần được chấn chỉnh, sắp xếp lại theo đúng quy định của pháp luật.

Cà Mau có 130 nhà nuôi chim yến đang hoạt động, tập trung nhiều ở TP Cà Mau và các huyện: Trần Văn Thời, Ðầm Dơi, Năm Căn, Phú Tân. Việc nuôi yến tự phát ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống người dân khu vực.

Tại trung tâm TP Cà Mau có khoảng 20 hộ nuôi chim yến nằm rải rác ở hầu hết các phường. Các cơ sở này đều tự phát vì TP Cà Mau không có quy hoạch khu vực nuôi chim yến.

Việc nuôi yến tự phát tại TP Cà Mau không những làm mất vẻ mỹ quan thành phố mà còn khiến nhiều người dân bức xúc. Nhưng những bức xúc khó nói ra vì đó là chuyện làm ăn của những người hàng xóm. Họ bức xúc bởi những tác động xấu đến môi trường nước, không khí, âm thanh làm đảo lộn cuộc sống, hơn hết là nỗi lo về sức khoẻ.

Tại khu vực chợ nông sản thực phẩm Phường 5 có một cơ sở nuôi yến tồn tại nhiều năm nay, gây bức xúc cho người dân trong khu vực. Ông Lê Th.T, một hộ dân nơi đây, cho biết: “Việc nuôi yến tự phát trong khu dân cư mang đến nhiều phiền toái. Nào là tiếng ồn, phân chim yến gây mùi hôi. Nhà tôi cách cơ sở nuôi không xa, tôi rất ngán ngẫm mỗi khi lên sân thượng nhà mình, vì lên đó mùi hôi của cơ sở nuôi yến toả ra rất khó chịu”.

Một hộ dân ở Phường 5 cũng bức xúc: “Nhà tôi phân chim đầy trên mái. Những lúc sáng sớm và xế chiều, chim yến bay lượn rất đông. Thời gian trước, mùa mưa gia đình còn hứng nước mưa để sử dụng. Nhưng gần đây, khi phát hiện phân chim yến đóng lớp trên mái nhà, gia đình không còn dám sử dụng nguồn nước này”.

Việc nuôi chim yến cũng có những quy định khá khắt khe như: phải tuân thủ quy hoạch, xa khu dân cư, đảm bảo tính bền vững, phòng chống dịch bệnh, khoa học công nghệ, phù hợp với môi trường tự nhiên cho chim yến sinh sống và phát triển; quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng nhà yến, không phát triển tự phát ảnh hưởng đến nghề nuôi chim yến, lợi ích kinh tế của cộng đồng và sức khoẻ Nhân dân...

Thế nhưng, chỉ vì quản lý lỏng lẻo, không kiểm soát từ giai đoạn đầu nên số nhà nuôi chim yến tự phát trên địa bàn tỉnh mọc lên ngày một nhiều. Ða phần vị trí nuôi đều nằm trong khu vực dân cư. Hiện tại, công tác quy hoạch lại và kế hoạch di dời ra khỏi khu dân cư chỉ bắt đầu manh nha. Ðiều này đồng nghĩa vẫn còn một thời gian dài người dân sống và chịu đựng với những gì bất cập do nuôi chim yến tự phát gây ra.

Sức ép từ rác sinh hoạt

Cà Mau hiện có 13 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại II, 2 đô thị loại IV và 10 đô thị loại V. Dân số khu vực đô thị khoảng 275.000 người (chiếm 23% tổng dân số cả tỉnh). Ước tính có khoảng 220 tấn rác thải ở khu vực này mỗi ngày; trong đó, chất thải rắn sinh hoạt 180 tấn và 40 tấn từ rác chợ.

Cơ bản ở 13 đô thị đã có tuyến thu gom, vận chuyển rác về Nhà máy xử lý rác TP Cà Mau quy mô công suất 200 tấn/ngày đêm để xử lý. Riêng một bộ phận thị trấn Cái Ðôi Vàm, Sông Ðốc và Rạch Gốc còn có tuyến dân cư chưa thể thu gom rác chuyển về nhà máy xử lý do vấn đề giao thông. Giải pháp xử lý vẫn là chôn lấp tạm.

Rác sinh hoạt ứ đọng, ảnh hưởng mỹ quan tại thị trấn Sông Ðốc.

Rác sinh hoạt là vấn đề nan giải tồn tại nhiều năm qua. Mặc dù đã qua, ngành chức năng tỉnh Cà Mau đã triển khai nhiều giải pháp, song với góc nhìn tổng thể rác sinh hoạt và việc xử lý rác sinh hoạt còn tồn tại nhiều mặt hạn chế. Trong đó có nguyên nhân chủ quan và khách quan. Cũng từ hạn chế này đã ảnh hưởng lớn tiến độ xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh.

Theo đánh giá của ngành chức năng tỉnh, hiện tại một số tuyến sông trên địa bàn TP Cà Mau nói riêng và tỉnh Cà Mau nói chung thường xuyên bị ô nhiễm. Nước sông ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và nuôi trồng thuỷ sản của người dân địa phương mà còn ảnh hưởng đến sản xuất các khu vực lân cận vùng hạ lưu.

Nguyên nhân gây ô nhiễm được nhìn nhận là do mật độ tập trung cao của nhà ở ven sông, chợ và các cơ sở sản xuất nằm ở ven sông, hoạt động mua bán của các phương tiện thuỷ... đã tạo nguồn chất thải lớn vào sông, rạch, đặc biệt là chất thải rắn trôi nổi trên sông và không phân huỷ như thùng xốp, túi nhựa.

Mặt khác, vẫn chưa có con số thống kê chính thức về lượng rác thải tại khu vực nông thôn. Vì phần lớn việc thu gom và xử lý rác đều thực hiện dựa trên ý thức và hiểu biết của người dân. Quá trình xử lý rác thải được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Nhưng phần lớn là vứt thẳng xuống khúc sông, bãi đất trống.

Việc làm thiếu ý thức này không chỉ tác động xấu đến môi trường sống, mà còn trực tiếp ảnh hưởng sức khoẻ và sự phát triển bền vững trong tương lai. Ở nhiều địa phương, những bãi rác tạm, điểm tập kết rác thải sinh hoạt thi nhau mọc lên len lỏi trong khu vực dân cư, các nhánh sông.

Những năm qua, con kênh được người dân quen gọi là cống Hội đồng Nguyên, tuyến kênh định ranh giữa Phường 8 và xã Lý Văn Lâm là nỗi ám ảnh của nhiều người bởi mùi hôi khó chịu, nguồn nước ô nhiễm nặng. Con kênh có chiều dài chưa đầy 1 cây số, đấu nối giữa cống Hội đồng Nguyên và kênh Rạch Rập. Hơn trăm hộ dân dọc theo tuyến từ nhiều năm qua đã quen cảnh sống chung với ô nhiễm.

Ông Phù Minh Hoàng, người dân trong khu vực, cho biết: “Ðây là con kênh hẹp với nguồn nước đen ngòm. Vào những tháng nắng nóng, kênh bốc mùi nồng nặc khó chịu. Mùa mưa, dưới lòng kênh dày đặc rác thải. Ô nhiễm đã nhiều năm nay, nhưng phản ánh mãi vẫn chưa chuyển biến. Chất lượng cuộc sống của người dân mang danh đô thị loại II vì thế cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng”./.

 

Phong Phú - Văn Ðum

BÀI CUỐI: CẦN GIẢI PHÁP KHOA HỌC

 

Thiết kế biệt thự nhà vườn đẹp

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.