ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 15-1-25 17:26:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bánh dân gian vẫn “đỏ lửa”

Báo Cà Mau Theo sự phát triển của xã hội, rất nhiều loại bánh hiện đại xuất hiện. Thế nhưng, bánh dân gian vẫn chiếm giữ vị thế nhất định trên thị trường. Nhiều gia đình, nhiều thế hệ vẫn tiếp nối, duy trì nghề làm bánh dân gian. Họ gìn giữ nghề không chỉ vì kinh tế mà còn vì tình yêu, tâm huyết giữ nét văn hoá ẩm thực truyền thống được trao truyền từ bao đời.

Gần 70 tuổi, bà Phạm Thị Năm (ấp Tân Hưng, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau) vẫn bám trụ với nghề gói bánh lá dừa. Theo bà Năm, bà biết làm bánh lá dừa từ khi còn rất trẻ, lúc đó bà cùng mẹ và phụ nữ ở ấp gói bánh gửi bộ đội. Không khí ấy bà nhớ mãi đến bây giờ. Khi đất nước thống nhất, bà lập gia đình, bên cạnh việc đồng áng, bà còn làm bánh bán để tăng thu nhập, nuôi các con và gìn giữ nghề đến nay.

Hằng ngày, bà Phạm Thị Năm (trái) và con gái vẫn miệt mài làm bánh lá dừa bán. Ðây là nghề gắn liền với bà từ thời con gái.

Hằng ngày, bà Phạm Thị Năm (trái) và con gái vẫn miệt mài làm bánh lá dừa bán. Ðây là nghề gắn liền với bà từ thời con gái.

Bánh lá dừa được tạo ra từ những nguyên liệu rất đỗi gần gũi, gắn liền với đời sống người dân Nam Bộ như: nếp, chuối, đậu, dừa, lá dừa... Qua bàn tay khéo léo, kinh nghiệm của bà Năm đã tạo nên món bánh được nhiều người ưa chuộng. Trong không gian bếp rộng rãi, thoáng mát, hằng ngày, bà Năm và con gái vẫn cần mẫn với nghề làm bánh lá dừa.

Ngày nay, bánh dân gian được sự ủng hộ của thực khách gần xa, cũng như sự quan tâm của chính quyền địa phương trong phát triển nghề truyền thống, nên đã tạo động lực cho nhiều hộ gìn giữ nghề.

Bánh xà lam dừa, bánh khéo gắn liền với cuộc sống gia đình bà Nguyễn Thị Ngọc Thuý (Khóm 2, Phường 1, TP Cà Mau) từ nhiều năm qua. Bà Thuý chia sẻ, bà giữ nghề không đơn thuần vì mưu sinh, mà còn bởi đây là nghề truyền thống của gia đình.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Thuý (phải), là thế hệ thứ 3 trong gia đình tiếp nối nghề làm bánh xà lam dừa, bánh khéo.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Thuý (phải), là thế hệ thứ 3 trong gia đình tiếp nối nghề làm bánh xà lam dừa, bánh khéo.

“Những loại bánh tôi làm tuy không mới, nhưng hương vị đậm chất truyền thống và có nét riêng. Nét riêng ấy có từ thời bà ngoại tôi truyền lại”, bà Thuý tâm sự. Tuy không quá dư dả, nhưng nghề làm bánh dân gian đã mang lại cuộc sống ổn định cho gia đình bà.

Bánh dân gian rất đa dạng, từ tên gọi đến cách chế biến nhưng nguyên liệu làm bánh lại rất đơn giản, dễ tìm. Ngày nay, dù thị trường bánh ngày càng xuất hiện và du nhập nhiều loại bánh tây hiện đại, thiết kế sang trọng, nhưng bánh dân gian vẫn chiếm giữ vị trí quan trọng trong thực đơn của nhiều người. Chính vì thế, những người tâm huyết với nghề làm bánh dân gian vẫn tỉ mỉ, miệt mài hằng ngày qua từng công đoạn làm bánh, cung ứng ra thị trường những sản phẩm chất lượng nhất. Họ tự tay làm bánh không chỉ để tăng thu nhập mà còn gửi gắm tâm tình, lưu giữ giá trị văn hoá ẩm thực có từ thời xa xưa.

Bánh ít miền Tây quen thuộc, thường xuất hiện vào các dịp đám giỗ ở gia đình.

Bánh ít miền Tây quen thuộc, thường xuất hiện vào các dịp đám giỗ ở gia đình.

Với bàn tay khéo léo, chị Thái Thị Thuý Loan (Ấp 3, xã Trí Phải, huyện Thới Bình) gìn giữ nghề làm bánh bông lan, góp phần tạo sinh kế, tăng thu nhập cho gia đình.

Với bàn tay khéo léo, chị Thái Thị Thuý Loan (Ấp 3, xã Trí Phải, huyện Thới Bình) gìn giữ nghề làm bánh bông lan, góp phần tạo sinh kế, tăng thu nhập cho gia đình.

Phụ nữ xã Trí Lực và Trí Phải, huyện Thới Bình tham gia Hội thi Gói bánh tét nhân Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024).

Phụ nữ xã Trí Lực và Trí Phải, huyện Thới Bình tham gia Hội thi Gói bánh tét nhân Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024).

Màu sắc bắt mắt của bánh tét ngũ sắc.

Màu sắc bắt mắt của bánh tét ngũ sắc.

Văn Đum

 

Vị Hà thành trên đất cực Nam

Từ những cơ duyên khác nhau, nhiều người con đất Bắc xa quê vào Nam lập nghiệp, trong hành trang họ mang theo có phong vị của món ăn quê nhà. Ðể rồi chính những món ăn thân thuộc của quê hương đã tạo cho họ sinh kế mới ở vùng đất cực Nam.

Nấu đám miệt vườn

Ẩm thực trong đám tiệc ở miền Tây tựa như bức tranh văn hoá đầy màu sắc, phản ánh được nếp sống, phong vị của đất và người nơi đây. Các món ăn đậm chất quê nhưng được chế biến cầu kỳ, qua bàn tay khéo léo của những thợ nấu là các mẹ, các dì, các chị tại nhà.

Sương sâm - Ngọt ngào hương vị tuổi thơ

Thế hệ 8X, 9X chắc hẳn ai cũng từng biết đến món sương sâm - món ngon dân dã được chế biến từ loại lá của dây leo hoang dại, dây dại này có sức sống mãnh liệt, mọc quanh năm nơi các bờ vườn ở miền Tây.

Mùa bông điên điển

Đến hẹn lại lên, vào tháng 7-11 (âm lịch), khi cơn gió bắt đầu se lạnh, nước cũng dâng cao hơn, cá tôm mập ú, hoa súng nở trắng đồng, rau thì xanh mơn mởn... cũng là lúc bông điên điển bắt đầu trổ, khoe sắc vàng rực soi bóng khắp các bờ kênh, tạo nên khung cảnh đặc sắc, nên thơ, đặc trưng của vùng sông nước miền Tây.

Mắm ngon từ con tôm, con ruốc

Cà Mau là vùng sông nước, được thiên nhiên ưu đãi nhiều loài thuỷ sản như: tôm, cá và các loài giáp xác, đặc biệt là con ruốc. Cũng từ những thứ này, người dân Cà Mau đã chế biến ra nhiều món ẩm thực độc đáo như mắm tôm, mắm ruốc làm nức lòng bao thực khách.

Xe tàu hũ của bà

“Hũ đây”, “Tàu hũ nóng đây”, “Ai tàu hũ không”, tiếng rao ấy của cụ bà Tô Thị Y (86 tuổi, ở Phường 1, TP Cà Mau) đã trở nên quen thuộc gần 40 năm qua.

Mắm chay ngày giỗ nội

Bà nội mất khi tôi còn nhỏ xíu, vì vậy ký ức của tôi về bà không nhiều, chỉ lờ mờ nhớ hình ảnh lúc bà nội nấu món chay trong cái nồi nhỏ có tay cầm, lúc bà lom khom hái bông bí, đọt bí sau nhà. Bà nội tôi ăn chay trường, nên sau này mỗi lần giỗ bà nội, ba mẹ tôi làm món chay để cúng, thường là món gỏi cuốn chay, nấu canh kiểm và đặc biệt luôn trộn món mắm chay.

Chả cá thu xứ biển

Cà Mau có bờ biển dài 254 km, với ngư trường rộng lớn (trên 100.000 km2), rất dồi dào nguồn lợi thuỷ hải sản, trong đó có nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao như: cá cơm, cá ngừ, cá thu...

Chiếc bánh “hạnh phúc”

Bánh phu thê (hay còn gọi là bánh xu xê) là món ăn tượng trưng cho tình cảm vợ chồng thuỷ chung, son sắt, một lòng một dạ gìn giữ tình yêu bền chặt. Ðây cũng là một trong những loại bánh cổ truyền của người Việt Nam qua bao đời nay.

Ba khía vào mùa

Con ba khía rừng ngập mặn Cà Mau tập trung nhiều ở các huyện: Ngọc Hiển, Năm Căn và Ðầm Dơi, với sản lượng hàng ngàn tấn mỗi năm. Năm 2019, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã công nhận nghề làm ba khía muối Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, là Di sản Văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia, từ đó được cả nước chú ý và lượng tiêu thụ cũng ngày càng tăng lên.