ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 18-5-25 05:06:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cà Mau mời gọi đầu tư hạ tầng công nghiệp và xuất khẩu năng lượng tại Singapore

Báo Cà Mau Ngày 14/5, ngày thứ hai trong chương trình làm việc tại Singapore, Đoàn công tác tỉnh Cà Mau do Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi làm trưởng đoàn có buổi gặp và làm việc với Tập đoàn Sembcorp và Cơ quan quản lý năng lượng Singapore (EMA).

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi (thứ 6 từ trái sang) và các thành viên Đoàn công tác tỉnh Cà Mau chụp ảnh lưu niệm cùng Đại diện Tập đoàn Sembcorp. Ảnh: HỮU DUY

Tại buổi làm việc với Tập đoàn Sembcorp (nhà đầu tư, phát triển các khu công nghiệp VSIP tại Việt Nam), đại diện lãnh đạo tỉnh Cà Mau giới thiệu tổng quan về tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và các dự án mời gọi đầu tư, bao gồm các dự án hạ tầng khu công nghiệp: Hòa Trung, Tắc Thủ, Tân Thuận, Sông Đốc, đặc biệt là dự án hạ tầng Khu kinh tế Năm Căn.

Đại diện Tập đoàn Sembcorp, ông Lawrence Chan, Giám đốc dự án VSIP, đánh giá cao tiềm năng của tỉnh Cà Mau trong việc phát triển công nghiệp, đặc biệt là phát triển công nghiệp xanh theo hướng bền vững.

Ông Lawrence Chan cho biết, Tập đoàn Sembcorp sẽ tiếp tục nghiên cứu, trao đổi thông tin chi tiết về các dự án đầu tư mà tỉnh Cà Mau đang mời gọi. Đồng thời, nghiêm túc nghiên cứu, đề xuất các dự án mới, phù hợp với lĩnh vực Tập đoàn quan tâm đầu tư và đảm bảo khai thác hiệu quả, bền vững tiềm năng, lợi thế của Cà Mau.

Đoàn công tác tỉnh Cà Mau chụp ảnh lưu niệm cùng Đại diện Cơ quan quản lý năng lượng Singapore (EMA). Ảnh: HỮU DUY

Tại buổi gặp gỡ, trao đổi thông tin với Cơ quan quản lý năng lượng Singapore (EMA), Đoàn công tác giới thiệu những tiềm năng, thế mạnh, quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo của tỉnh Cà Mau; thảo luận hướng tới đề xuất dự án xuất khẩu năng lượng điện từ Cà Mau - Việt Nam sang Singapore với sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam, Singapore, Malaysia và các nhà đầu tư quốc tế khác.

Ông Chua Shun Loong, Đại diện EMA, chia sẻ, Singapore đặc biệt quan tâm đến việc nhập khẩu điện từ các quốc gia trong khu vực, bao gồm Việt Nam. Bên cạnh đó, ông cũng cung cấp một số thông tin về nhu cầu nhập khẩu năng lượng vào Singapore hiện tại và tương lai./.

 

Phúc Ngươn

Không để bị động trong giải ngân vốn đầu tư công

Tình hình tiến độ giải vốn đầu tư công luôn được tỉnh đặc biệt quan tâm, tuy nhiên, thời gian qua vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc. Ðặc biệt trong bối cảnh tiến hành sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và các đơn vị hành chính hiện nay đặt ra không ít thách thức phát sinh. Do đó, để tiến độ giải ngân vốn đầu tư công không bị ảnh hưởng, có thêm rào cản, thì cần đi trước một bước trong công tác quản lý, điều hành.

Gia đình làm lưới 3 thế hệ

Gắn bó với nghề làm lưới hơn 30 năm, qua thời gian cha truyền con nối, anh Phạm Ðức Mừng, Khóm 3, phường Tân Xuyên, TP Cà Mau, đã khẳng định được thương hiệu làm lưới thủ công trên thị trường, cung cấp nguồn lưới chất lượng trong và ngoài tỉnh.

Lúa gạo tạo vị thế từ chất lượng cao

Tạo vị thế trên thị trường trong và ngoài nước bằng phân khúc chất lượng cao là mục tiêu mà ngành sản xuất lúa gạo Cà Mau đặt ra trong mùa vụ 2025 này, cũng như những năm tiếp theo.

Mỹ áp thuế đối ứng - Lối đi nào cho con tôm xuất khẩu?

So với các quốc gia khác, Việt Nam là một trong những nước được Tổng thống Mỹ Donald Trump hoãn áp dụng mức thuế đối ứng trong 90 ngày, nhằm mở đường cho các phiên đàm phán, trong đó có con tôm, mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản vốn là thế mạnh kinh tế hàng đầu của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Ðiều cần bàn ở đây là không phải đến lúc thị trường tiêu thụ biến động, doanh nghiệp (DN) Việt Nam mới nghĩ đến chuyện ứng phó, mà trở thành vấn đề mang tính sống còn trong tái cơ cấu mô hình tăng trưởng cho ngành tôm, gắn với phát triển bền vững và luôn trong tư thế chủ động.

Nuôi tôm không xả thải - Hướng đi mới, hiệu quả

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh tuần hoàn, không thay nước, đang mở ra hướng đi mới cho ngành thuỷ sản tỉnh Cà Mau, với nhiều kỳ vọng về phát triển bền vững, thân thiện môi trường và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế.

Chủ động tiếp cận thị trường Halal

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tiếp cận thị trường Halal - nơi tập trung hơn 2 tỷ người tiêu dùng tại 112 quốc gia, không chỉ là xu hướng toàn cầu mà còn là cơ hội chiến lược để doanh nghiệp (DN) tỉnh Cà Mau mở rộng xuất khẩu, tăng trưởng bền vững và nâng tầm vị thế hàng hoá Việt trên thị trường quốc tế.

Chung tay bảo vệ nguồn lợi cá đồng

Thời gian qua, huyện Trần Văn Thời đã thực hiện khá tốt Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng trong ngăn chặn khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt; tuyên truyền sâu rộng đến người dân, nhất là người dân vùng ngọt hoá, từ đó nhiều hộ đã nhận thức và có nhiều cách làm hay để bảo vệ nguồn cá đồng tự nhiên.

Hỗ trợ đưa sản phẩm OCOP vươn tầm

Tỉnh Cà Mau với lợi thế 3 mặt giáp biển, cùng với hệ sinh thái mặn - ngọt - lợ đan xen đã tạo nên các sản phẩm đặc sản địa phương đa dạng, phong phú, góp phần thúc đẩy Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh mẽ. Thời gian qua, các ngành chức năng tỉnh tích cực đồng hành cùng chủ thể, doanh nghiệp (DN) kết nối tiêu thụ sản phẩm, nâng chất lượng và mẫu mã, đưa các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của tỉnh vươn xa hơn.

Cà Mau - Bạc Liêu hợp nhất - Cơ hội phát triển mang tính lịch sử

Vùng đất địa đầu cực Nam của Tổ quốc đang đứng trước một cơ hội phát triển mang tính lịch sử, việc sáp nhập 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính mà còn kiến tạo một không gian phát triển rộng lớn, hài hoà và bền vững. Tỉnh Cà Mau (mới) hứa hẹn trở thành một vùng kinh tế đa dạng, với các trụ cột vững chắc như nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng tái tạo, du lịch và đặc biệt là kinh tế biển.

Ðể người dân thụ hưởng tốt nhất tín dụng chính sách

Ông Nguyễn Thanh Ðồng, Phó giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Cà Mau, thông tin, đến nay, dư nợ cho vay nhà ở xã hội đạt 44,7 tỷ đồng/123 khách hàng.