ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 24-7-25 10:26:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quyết liệt tạo đột phá về tăng trưởng

Báo Cà Mau Dù phải đối diện với không ít khó khăn nhưng trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề đang cho thấy đã có những bước tiến, sự tăng trưởng quan trọng. Kết quả này mở ra những kỳ vọng cho bức tranh kinh tế Cà Mau năm 2024 sẽ có thêm nhiều gam màu sáng.

Năm 2024 là chặng đường nước rút thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau 5 năm (2021-2025), do đó, ngay từ đầu năm, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc với quyết tâm tạo bước đột phá cho nền kinh tế.

Thời gian qua, hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh từng bước được hoàn thiện, đã tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Ðánh giá khái quát tình hình kinh tế - xã hội 7 tháng, ông Trần Công Khanh, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư, cho biết, từ đầu năm đến nay, cơ bản các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội, nhất là 3 khu vực kinh tế chính: ngư - nông - lâm nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đều tăng so với cùng kỳ.

Ðược xem như "Cà Mau thu nhỏ", huyện Trần Văn Thời là địa phương có nền kinh tế đa dạng và phong phú từ cây lúa cho đến nuôi trồng và khai thác thuỷ sản... Theo đó, ông Nguyễn Thế Châu, Chủ tịch UBND huyện, cho biết, từ đầu năm đến nay huyện đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Tiêu biểu như thu ngân sách 76,5 tỷ đồng, đạt 60% so với dự toán; đã xây dựng hoàn thành 192 căn nhà ở tránh trú bão cho người dân và 33 căn nhà tình nghĩa cho người có công...

Sự khởi sắc của nền kinh tế - xã hội Cà Mau thể hiện rõ nhất qua tốc độ tăng trưởng 6 tháng mà Tổng cục Thống kê vừa công bố. Theo đó, 6 tháng đầu năm, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) có tốc độ tăng trưởng 6,98%. Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê cũng đưa ra dự báo tốc độ tăng trưởng của tỉnh cả năm lại giảm và ước đạt khoảng 6,58%, tức thấp hơn mục tiêu tăng trưởng mà tỉnh đã đề ra trong kế hoạch là 7%. Bởi theo phân tích, nhận định thì những tháng còn lại của năm 2024 tiếp tục có nhiều yếu tố tác động đến nền kinh tế. Một trong số đó là những thách thức đến từ tình hình xung đột leo thang trên thế giới, biến đổi khí hậu gia tăng, doanh nghiệp thiếu vốn, thiếu lao động, thị trường tiêu thụ giảm...

Những dự báo của tình hình kinh tế thế giới đang tác động đến kinh tế của tỉnh, nhất là khu vực ngư - nông - lâm nghiệp. Ðây là khu vực chiếm đến 1/3 trong nền kinh tế của tỉnh. Hiện nay, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên dù có tăng trưởng nhưng vẫn còn thấp. Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm 2024, sản lượng thuỷ sản dù tăng nhưng chỉ đạt mức 1,7%, so với kế hoạch cả năm là tăng 3%.

Trong 7 tháng đầu năm, riêng sản lượng tôm tăng khoảng 0,8%, vẫn còn thấp hơn so với mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch.

“Việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện hiện vẫn còn một số khó khăn. Cụ thể như phần lớn các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn có quy mô còn nhỏ, sức cạnh tranh thấp, hoạt động trong phạm vi hẹp, các loại hình HTX đa dịch vụ, đa ngành nghề ít; công tác quản lý đất đai chưa chặt chẽ và việc xử lý trong lấn chiếm đất đai chưa được dứt điểm thời gian qua đã ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công”, ông Châu nhìn nhận.

Theo kế hoạch đăng ký với tỉnh năm 2024, huyện Thới Bình xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm để tạo đột phá là xây dựng nông thôn mới, xây dựng an ninh nông thôn vững mạnh và phát triển kinh tế tập thể. Theo đó, hiện nay chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện đang gặp khó khăn. Ông Lý Minh Vững, Chủ tịch UBND huyện, cho biết, mục tiêu đạt huyện nông thôn mới năm nay sẽ không đạt theo kế hoạch; theo dự báo, nếu phấn đấu quyết liệt thì cũng phải đến tháng 6/2025 mới có thể hoàn thành.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện vẫn phải đối mặt với những khó khăn về thị trường đầu ra, thiếu đơn hàng, thiếu vốn và lao động có kỹ năng... Ðây là nguyên nhân khiến số doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong 7 tháng đầu năm 2024 ở mức cao. Cụ thể, từ đầu năm đến nay, đã có 78 doanh nghiệp giải thể tự nguyện, 275 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động.

Ngoài ra, một yếu tố quan trọng tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế là tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Theo ông Khanh, đến cuối tháng 7, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt hơn 34,7%, dù cao hơn so với bình quân chung cả nước nhưng lại thấp hơn so với năm 2023 (44,2%). Từ nay đến hết năm, nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công là rất nặng nề. Do đó, giải pháp trước mắt đã được tỉnh xác định là đẩy nhanh tiến độ các công trình chào mừng Ðại hội Ðảng bộ tỉnh. Ðồng thời, tỉnh cũng đã xác định 11 dự án trọng điểm của tỉnh để đề ra giải pháp và quy định mốc thời gian cụ thể về tiến độ giải ngân.

Ðể tháo gỡ những khó khăn, thách thức, tạo đột phá trong những tháng còn lại của năm 2024, tỉnh đã chọn và xác định 37 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành của UBND trong phát triển kinh tế - xã hội, cải cách thủ tục hành chính và đầu tư công. Theo đó, để việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp này đạt kết quả cao nhất, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi chỉ đạo, từng ngành, từng địa phương lựa chọn những nhiệm vụ giải pháp trọng tâm ưu tiên làm trước; trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, cái gì đã rõ, đúng, đủ thì phải giải quyết dứt điểm, không để xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm./.

 

Nguyễn Phú

 

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh ký kết phối hợp với các hội, đoàn thể

Chiều 18/7, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động uỷ thác 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.

Mô hình tiền triệu giữa lòng đô thị hóa

Không chỉ là vùng đất ven đô đang đô thị hoá nhanh chóng, phường Lý Văn Lâm (TP Cà Mau cũ) còn nổi bật với những mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Trong đó, trồng dưa hấu trái vụ đang mở ra hướng đi mới, giúp nông dân nâng cao thu nhập, thích ứng linh hoạt với thị trường và biến đất trống thành đất sinh lời.

Xanh những mùa rau màu, ấm những mái nhà

Mùa bắp ngọt trên đất Phước Long

Từ trung tâm tỉnh Cà Mau, men theo tuyến Quản lộ Phụng Hiệp, qua cầu Hoà Bình, thuộc ấp Mỹ I, xã Phước Long là đến xứ sở của bắp. Những ngày này, trên vùng đất ngọt hóa ấy, bắp đang vào vụ rộ. Những cánh đồng trải dài ngút mắt, xanh non đang “phất cờ” ngậm sữa, chuẩn bị cho một mùa thu hoạch trĩu quả.

Khởi đầu tiềm năng bán tín chỉ carbon 

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp, việc trồng, bảo vệ và phát triển rừng bền vững không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để doanh nghiệp tạo ra giá trị mới từ việc bán tín chỉ carbon. Với diện tích rừng rộng lớn, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ (Công ty U Minh Hạ) đang có lợi thế rất lớn để tham gia vào thị trường này. 

Rau má được mùa

Khoảng 2 tuần nay, rau má tại các khu vực trồng rau màu của xã Vĩnh Thanh, tỉnh Cà Mau đang được thương lái thu mua với giá từ 16-18 ngàn đồng/kg. Với mức giá này, nông dân rất phấn khởi vì sản xuất có lợi nhuận khá cao.

Cà Mau lần đầu có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

Trong đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia đợt 1 năm 2025, Hội đồng OCOP Trung ương đã công bố 47 sản phẩm mới đạt chuẩn OCOP 5 sao. Trong đó, tỉnh Cà Mau vinh dự có 2 sản phẩm đầu tiên được xếp hạng ở cấp quốc gia.

Cà Mau trước bài toán bảo tồn đa dạng sinh học 

Là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu những đặc điểm riêng biệt với các hệ sinh thái nước ngọt độc đáo. Nổi bật là hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ và các vùng ngọt hoá nhân tạo. Thế nhưng, việc bảo vệ đa dạng sinh học (ĐDSH) khu vực này đã và đang đối diện với nhiều thách thức. 

Mùa dọn kèo ong giữa rừng U Minh

Mùa mưa đến cũng là lúc những người dân gác kèo ong ở vùng lâm phần rừng tràm U Minh tất bật vào vụ dọn kèo, để chuẩn bị đón mùa ong mới. Ở vùng đất mà rừng tràm bạt ngàn như Ấp 13, xã Khánh An, nghề Gác kèo ong không chỉ là sinh kế mà còn là nếp nghề truyền đời, gắn bó với bao thế hệ.

Tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Nhìn vào thực tế tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) 6 tháng đầu năm, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại thẳng thắn chỉ rõ, việc thi công các công trình trọng điểm còn khá ì ạch, chậm chạp và khả năng cuối năm tỷ lệ giải ngân của các đơn vị sẽ không đạt yêu cầu, bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ. Quan trọng hơn, sẽ làm chậm và mất thời cơ để tỉnh tăng tốc, phát triển, làm lỡ nhịp đáp ứng nhu cầu vốn cấp thiết đối với những công trình là niềm mong mỏi của Nhân dân, nhất là công trình y tế.