ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 25-11-24 02:29:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sức khoẻ công nhân là sống còn của doanh nghiệp

Báo Cà Mau (CMO) Sông Ðốc, thị trấn biển sầm uất của huyện Trần Văn Thời, thu hút nhiều công ty, nhà máy. Riêng số lượng công ty, nhà máy chế biến các mặt hàng thuỷ sản đã có chục công ty lớn, thu hút hàng ngàn lao động từ các địa bàn lân cận.

So với trước, những ngày ghe vô hiện nay, không khí lao động ở thị trấn miền biển này không còn nhộn nhịp như trước. Tình hình kinh doanh khó khăn chồng chất, kéo theo lượng lao động giảm nhiều. Tuy bức tranh lao động kém tươi hơn hẳn, nhưng ai cũng tin rằng chỉ cần thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch bệnh, mọi chuyện rồi sẽ ổn.

Bà Trần Thị Kiều Oanh, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Chế biến thuỷ sản và Xuất nhập khẩu Quốc Ðạt (Khóm 11, thị trấn Sông Ðốc) bộc bạch: “Bảo vệ sức khoẻ công nhân là bảo vệ sản xuất, kinh doanh của công ty”. Vì vậy, ngay từ khi dịch Covid-19 xảy ra, đặc biệt là trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4 hiện nay, bà Oanh chỉ đạo công nhân thường trực của công ty và cả người lao động theo thời vụ thực hiện nghiêm khuyến cáo "5K" của Bộ Y tế.

“Công ty trang bị đầy đủ máy đo thân nhiệt, dung dịch sát khuẩn, người nào đến công ty phải thực hiện nghiêm việc đo thân nhiệt, sát khuẩn, hướng dẫn quét mã QR code, đeo khẩu trang. Dù có thiếu lao động, công ty cũng không dám nhận người mới, vì lo sợ những người mất việc từ vùng dịch trở về địa phương. Ðồng thời, nếu có các loại cá thu mua để chế biến thì sẽ chia lao động làm việc theo ca. Dịch bệnh diễn biến phức tạp, tác động nhiều đến đời sống xã hội, vì vậy sức tiêu thụ hàng hoá cũng giảm 50% so với trước. Thị trường tiêu thụ thuỷ sản của công ty gồm nhiều tỉnh, thành, riêng TP Hồ Chí Minh là chủ yếu, nhưng hiện nay dịch bệnh phức tạp quá, công ty cũng không còn cho vận chuyển hàng hoá nữa. Như vậy, việc kinh doanh, doanh thu gặp khó khăn nhiều nhưng sức khoẻ người lao động là trên hết”, bà Oanh cho biết thêm.

Sức tiêu thụ hàng hoá giảm mạnh so với trước, hiện Công ty TNHH Quang Bình (Khóm 11, thị trấn Sông Ðốc) cũng đang gồng mình vượt qua khó khăn. Nếu trước đây, sản lượng thuỷ sản xuất đi hàng tháng cả 100 tấn các loại cá, tôm, mực... ở nhiều thị trường nước ngoài như châu Âu, Hàn Quốc, Singapore, Ðài Loan, Hồng Kông, Nam Mỹ... thì hiện nay chỉ còn 60-70 tấn. Không chỉ kinh doanh gặp khó mà nguồn nguyên liệu thuỷ sản có phần giảm hơn trước đây. Tình hình sản xuất, kinh doanh như vậy sẽ tác động đến việc thuê mướn nhân công lao động.

Ông Lê Trung An, Trưởng phòng Chất lượng, Công ty TNHH Quang Bình, cho biết: “Lượng lao động thời vụ ở công ty phụ thuộc vào lượng hàng hoá. Ðể phòng chống dịch, bảo vệ sản xuất, kinh doanh của công ty, hiện nay chúng tôi chia ca và giãn cách trong quá trình sản xuất, mỗi ca dao động trên dưới 20 người. Ðồng thời, trong quá trình chế biến, người lao động sẽ đảm bảo thực hiện việc đeo khẩu trang, sát khuẩn, khoảng cách. Ðặc biệt, công ty thuê mướn xe vận chuyển và tài xế, khi đến công ty nhận hàng hoá thì tài xế phải thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch bệnh, đeo khẩu trang, sát khuẩn, hạn chế xuống xe và tiếp xúc với người trong công ty”.

Ông Yên Xuân Thu, nhân viên bảo vệ Công ty TNHH Quang Bình, cho biết: “Mỗi ngày, người lao động hoặc khách đến công ty làm việc, tôi đều thực hiện việc đo thân nhiệt, sát khuẩn, ghi thông tin vào sổ theo dõi”.

Người lao động thực hiện nghiêm khẩu hiệu “5K” của Bộ Y tế khi tham gia sản xuất. (Trong ảnh: Người lao động ở Công ty TNHH Quang Bình).

Còn đối với chị Ðặng Thị Sáng (Khóm 6, thị trấn Sông Ðốc), lương công nhân hàng tháng của việc làm cá, mực ở Công ty TNHH Quang Bình là nguồn sống duy nhất của gia đình chị mấy năm nay. Bởi vậy, cũng như bao người lao động ở công ty, chị Sáng nhận thức rõ thực hiện tốt công tác phòng chống dịch là vừa bảo vệ bản thân, bảo vệ mọi người, vừa giúp công ty giữ vững sản xuất, kinh doanh. “Công ty làm ăn được, bản thân mình mới có việc làm, có thu nhập lo cuộc sống. Vì vậy, khi đến công ty làm việc, tôi đeo khẩu trang suốt, sát khuẩn khi vào công ty, hạn chế giao tiếp, giữ khoảng cách khi làm việc, khi về nhà cũng ít đi đây đó như trước”, chị Sáng chia sẻ.

 Phó chủ tịch UBND thị trấn Sông Ðốc Nguyễn Phương Ðông thông tin: “Ðịa phương kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp không thực hiện tốt quy định phòng chống dịch bệnh. Mới đây, thị trấn xử phạt hành chính 4 trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng. Ðể theo dõi, nắm chặt địa bàn, địa phương thành lập 2 tổ kiểm tra ở 2 bờ Bắc, Nam và 13 tổ cộng đồng. Ðiều đáng mừng là người dân nâng cao ý thức hơn trong phòng, chống dịch, nhiều gia đình chấp hành tốt việc khai báo y tế, cách ly theo hướng dẫn khi có con cái, người thân trở về từ các vùng có dịch bệnh”./.

 

Ngọc Minh

 

Xây dựng TP Cà Mau thành trung tâm tổng hợp, chuyên ngành

(CMO) Ngày 17/8, UBND tỉnh Cà Mau phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo xây dựng TP Cà Mau thành trung tâm tổng hợp, chuyên ngành.

Khởi sắc những tuyến dân cư kiểu mẫu

Những ngày này, xuôi xe về các xóm, ấp trong huyện Cái Nước, lòng bỗng thấy phấn khởi vì làng quê có nhiều thay đổi. Những tuyến dân cư kiểu mẫu hiện ra như khoác lên làng quê chiếc áo mới. Ðó là thành quả từ sự chung tay góp sức của Nhân dân xây dựng quê hương.

Khởi sắc Nguyễn Huân

Địa bàn rộng lại nằm xa trung tâm huyện, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi còn gặp khó khăn về nhiều mặt. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình kinh tế của người dân trong xã có bước tiến rõ nét, nhiều mô hình kinh tế kết hợp mang lại hiệu quả cao đang mở hướng phát triển mới cho xã trong thời gian tới.

Năm Căn trên đường phát triển

Năm Căn là một huyện được thụ hưởng nhiều công trình của Trung ương, của tỉnh đầu tư về cơ sở hạ tầng để tạo đà phát triển mạnh về kinh tế. Các công trình có tính chiến lược như: sân bay, cảng biển, Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh. Ðặc biệt, Năm Căn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành lập Khu kinh tế Năm Căn với diện tích 11.000 ha, tỉnh Cà Mau phê duyệt Cụm công nghiệp Năm Căn trên 2.000 ha và Năm Căn còn được xác định là 1 trong 3 đô thị động lực của tỉnh Cà Mau.

Rộn ràng Xóm Mới

Tiêu chí giao thông là một trong những tiêu chí khó thực hiện trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, bởi cần nguồn vốn đầu tư khá lớn. Xác định được khó khăn này, người dân ấp Xóm Mới, xã Đất Mới, huyện Năm Căn đã tự nguyện góp tiền để xây dựng hơn 1.000 m lộ để đấu nối đến thị trấn Năm Căn và một số xã lân cận. Không trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước là việc làm đáng được biểu dương, nhân rộng.

Tạo đà xây dựng nông thôn mới

“Xác định giao thông nông thôn là tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM xã Tân Thành đã tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là nguồn lực trong Nhân dân để xây dựng nhiều tuyến lộ giao thông nông thôn”, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thành Trương Huỳnh Lãm nhận định.

Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới

Xác định Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, góp phần bảo vệ an ninh - quốc phòng ngày càng vững chắc. Thời gian qua, bên cạnh tập trung củng cố, xây dựng lực lượng vũ trang không ngừng lớn mạnh, Ðảng uỷ, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Cái Nước còn triển khai thực hiện hiệu quả phong trào “Quân đội chung sức xây dựng NTM”.

Điều tra vốn đầu tư làm cơ sở định hướng phát triển

Ông Nguyễn Văn Bé, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Cà Mau, cho biết, điều tra vốn đầu tư phát triển năm 2015 nhằm thu thập thông tin về tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển năm 2014, năng lực vốn tăng của dự án, công trình hoàn thành trong năm 2014 và năng lực sản xuất chủ yếu hiện có của các thành phần kinh tế trên phạm vi toàn tỉnh.

Niềm vui trên cánh đồng lúa - tôm càng xanh

Tận dụng điều kiện thực tế của địa phương, nhiều năm qua huyện Thới Bình đã phát triển nhiều mô hình kinh tế đa cây, đa con mang lại thu nhập cao. Trong đó, mô hình lúa - tôm càng xanh ngày càng khẳng định được vị thế trên đồng đất Thới Bình.

Hiệu quả từ trồng dây thuốc cá

Năm Căn là vùng đất phèn, mặn, việc trồng cây gì, nuôi con nào cũng cần có thời gian thử nghiệm. Ở xã Đất Mới, bà con đã thêm cây thuốc cá vào “danh sách vàng” những cây hiệu quả.