ĐT: (0290) 383 1066 - 383 3905
Thứ tư, 4-10-23 11:02:59

Tạo môi trường nuôi tôm bền vững

Báo Cà Mau Những năm trước đây, giá lúa trên thị trường khá thấp, giá vật tư nông nghiệp thì luôn ở mức cao, nhưng bà con nông dân huyện Cái Nước vẫn duy trì sản xuất lúa trên đất nuôi tôm để cải thiện môi trường, tạo nguồn thức ăn tự nhiên giúp tôm nuôi phát triển. Năm nay, giá lúa tăng mạnh, tạo thêm động lực cho bà con nông dân sản xuất vụ lúa - tôm.

Vụ mùa năm 2023, huyện Cái Nước đề ra chỉ tiêu gieo sạ vụ lúa - tôm 500 ha, tập trung chủ yếu ở một số nơi có điều kiện như xã Thạnh Phú, Phú Hưng, Hưng Mỹ và Hoà Mỹ. Ðây là những địa phương có một phần diện tích nuôi thuỷ sản nằm trong Tiểu vùng Nam Cà Mau, có điều kiện ngăn mặn chống tràn, sản xuất thành công vụ lúa trên đất nuôi tôm rất cao. Tuy vậy, ngay từ đầu vụ giá lúa trên thị trường tăng mạnh, bà con nông dân vùng sản xuất lúa - tôm hết sức vui mừng, đăng ký thực hiện với tổng diện tích lên đến gần 1.000 ha (xã Thạnh Phú hơn 320 ha, Phú Hưng 525 ha, Hưng Mỹ 50 ha và Hoà Mỹ 46 ha). Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện tổ chức tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất vụ lúa - tôm cho bà con nông dân và cảnh báo tình hình thời tiết để bà con chủ động xuống giống theo lịch thời vụ khuyến cáo.

Hộ gia đình ông Nguyễn Văn Mol hoàn thành xuống giống hơn 1 ha lúa - tôm.

Ðể giúp nông dân lựa chọn giống lúa chất lượng, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương, có thời gian sinh trưởng ngắn và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, khi thu hoạch bán được giá cao, tăng lợi nhuận, chính quyền địa phương giao Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp - thuỷ sản Quyết Tiến (ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú) làm trung gian ký kết hợp đồng với Trung tâm Giống nông nghiệp Cà Mau, cung ứng lúa giống và vận chuyển đến nơi cấp phát cho bà con, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại. Theo đó, có gần 8 tấn lúa giống nhóm A, thời gian sinh trưởng trên dưới 100 ngày, được cung ứng cho bà con nông dân gieo sạ vụ lúa - tôm. Ðến thời điểm này, bà con xuống giống được 500 ha; hiện thời tiết đang thuận lợi, bà con tiếp tục bơm tát nước và ngâm giống gieo sạ hết diện tích còn lại.

Ông Nguyễn Văn Mol, ấp Láng Cùng, xã Thạnh Phú, phấn khởi: “Nếu như vụ mùa trước, vào thời điểm này độ mặn trong vuông tôm từ 1-2%o, bà con phải tích cực bơm tát nước rửa mặn, thì năm nay thời tiết hết sức thuận lợi, lượng mưa phân bố khá đồng đều, nguồn nước trong vuông tôm đã ngọt hoàn toàn, gia đình hoàn thành gieo sạ vụ lúa - tôm với diện tích hơn 1 ha”.

Hộ ông Chung Văn Nay, ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú, có điều kiện rửa mặn tốt nên gieo sạ vụ lúa - tôm sớm hơn, lúa hiện được hơn 10 ngày tuổi, đang phát triển khá tốt, gia đình đã bón phân đợt 1 và giặm tỉa, giúp cây lúa đẻ nhánh.

Ông Trần Hoàng Ðạo, Trưởng phòng NN&PTNT huyện, cho biết: “Căn cứ lịch thời vụ của Sở NN&PTNT, thời gian xuống giống vụ lúa - tôm có thay đổi và kéo dài đến hết tháng 9. Hiện thời tiết khá thuận lợi, bà con đang khẩn trương xuống giống. Lưu ý chính quyền các xã vùng sản xuất lúa - tôm tăng cường hướng dẫn bà con gia cố bờ bao vuông tôm, chủ động bơm tát nước khi mưa lớn kéo dài để phòng, chống ngập úng cục bộ, bảo vệ vụ mùa”.

Năm nay, giá lúa trên thị trường tăng mạnh không chỉ động viên bà con nông dân mở rộng diện tích gieo sạ vụ lúa - tôm, mà còn giúp nông dân thay đổi tư duy tập quán canh tác, lựa chọn giống lúa chất lượng gieo sạ để thu hoạch bán được giá cao, tăng thu nhập./.

 

Việt Tiến

 

Gieo sạ lúa trái vụ, rủi ro chực chờ

Vụ lúa hè thu này, giá lúa tăng cao, nên vừa thu hoạch lúa xong, nhiều nông dân vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời không tuân thủ lịch thời vụ, gieo sạ lại vụ 2 (vụ thu đông), làm gia tăng nguy cơ dịch bệnh.

Thí điểm sạ lúa cụm bằng máy

Vừa qua, UBND huyện Thới Bình phối hợp với Công ty TNHH TM DV Sài Gòn - Kim Hồng tổ chức trình diễn thí điểm máy sạ lúa cụm trên đồng đất lúa - tôm tại xã Tân Phú.

Nuôi cua trong hộp nhựa

Ðể nâng cao chất lượng cua tươi sống đến tay người tiêu dùng, anh Lê Hữu Nhiệm (ấp Lung Ðước, xã Tam Giang, huyện Năm Căn) đang thí điểm mô hình nuôi cua thương phẩm (vỗ béo) trong hộp nhựa, bước đầu cho kết quả khả quan.

Nông nghiệp Cà Mau - Phát huy lợi thế, tạo sự khác biệt

Hệ sinh thái mặn - ngọt - lợ đan xen đã tạo nên bức tranh nông nghiệp Cà Mau đa dạng sắc màu và vô cùng độc đáo. Trong đó, tôm sinh thái dưới tán rừng ngập mặn; tôm sạch, lúa hữu cơ... là những điểm chấm phá tiêu biểu.

Nuôi cua 2 giai đoạn - Hiệu quả, cải thiện môi trường

Cà Mau có diện tích nuôi cua lớn nhất, nhì đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Hình thức nuôi chủ yếu hiện nay là kết hợp với nuôi tôm sú, trên diện tích khoảng 248.000 ha; nuôi thâm canh, bán thâm canh khoảng 2.000 ha.

Tạo môi trường nuôi tôm bền vững

Những năm trước đây, giá lúa trên thị trường khá thấp, giá vật tư nông nghiệp thì luôn ở mức cao, nhưng bà con nông dân huyện Cái Nước vẫn duy trì sản xuất lúa trên đất nuôi tôm để cải thiện môi trường, tạo nguồn thức ăn tự nhiên giúp tôm nuôi phát triển. Năm nay, giá lúa tăng mạnh, tạo thêm động lực cho bà con nông dân sản xuất vụ lúa - tôm.

Vẫn còn tình trạng tàu cá mất kết nối

Tính đến ngày 17/8, tỉnh Cà Mau có 1.496/1.496 tàu cá đang hoạt động đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS), đạt 100%.

Giải pháp để nông nghiệp Cà Mau đột phá

Sau gần 8 năm thực hiện Ðề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp (Ðề án), nhiều chuyển biến từ cách thức tổ chức cho đến năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm... được nhìn nhận. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn, hạn chế mà tỉnh cần tiếp tục khắc phục để tạo đột phá, tiến tới mục tiêu nông nghiệp hiện đại, bền vững.

Quyết liệt, trách nhiệm chống khai thác IUU

(CMO) Những năm qua, cùng với nỗ lực chung của quốc gia trong thực hiện nhiệm vụ gỡ “thẻ vàng” của Uỷ ban Châu Âu (EC) cảnh báo đối với thuỷ sản Việt Nam, tỉnh Cà Mau đã quyết liệt, đồng bộ các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Nâng tầm kinh tế lâm nghiệp từ nguồn giống chất lượng

(CMO) "Năng suất, chất lượng rừng trồng phụ thuộc rất lớn vào chất lượng cây giống. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng nguồn giống có chất lượng phục vụ trồng rừng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất giống... trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế", ông Trần Văn Thức, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nêu thực trạng.