ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 7-5-25 11:47:39
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thích ứng để phát triển trong tình hình mới - Bài 2: Bên trong bệnh viện dã chiến

Báo Cà Mau (CMO) Cùng đội ngũ nhân sự như trước đến nay, giờ phải chia thực hiện 3 nhóm việc; chuyển hoàn toàn trạng thái từ khám, điều trị bệnh cho người dân sang công tác thu dung điều trị Covid-19. Ðó là hiện trạng ở các bệnh viện dã chiến, trung tâm y tế đang thực hiện công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Công việc mới nhưng không còn lạ lẫm.

Nhân viên kỹ thuật kiểm tra thiết bị cung cấp ôxy và các thiết bị giặt, ủi phục vụ điều trị Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến số 3.

Tất cả vì sức khoẻ nhân dân

Nhận bệnh thường vào khoảng giữa đêm khuya và kéo dài đến sáng. Người điều trị nhanh nhất để khỏi bệnh cũng từ 10 ngày, có người phải điều trị gấp đôi thời gian trên. Tiễn bệnh ra viện, nhận bệnh mới, chăm bệnh nhân lớn tuổi, vỗ về bệnh nhi..., công việc cứ lặp lại ở tần suất cao. Toàn bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải, đó là những gì đã và đang diễn ra ở các bệnh viện dã chiến số 1 và số 2 (2 bệnh viện đưa vào hoạt động đầu tiên trong điều trị Covid-19 ở Cà Mau). Nhưng không vì thực tế khó khăn, bệnh nhân đông mà công tác chăm sóc bệnh xao nhãng hoặc manh nha tâm lý tiêu cực trong đội ngũ y, bác sĩ. Trái lại, họ luôn thể hiện tinh thần lạc quan, tin tưởng vào công tác chuyên môn.

Những ngày cuối tháng 10, Bác sĩ Ðoàn Văn Tư, Phó giám đốc Bệnh viện dã chiến số 2 chăm chú theo dõi các giải pháp vật lý trị liệu y học cổ truyền của đội ngũ y, bác sĩ bệnh viện cho 146 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại đây (150 giường) thông qua hệ thống camera.

"Tất cả việc trao đổi chuyên môn giữa y sĩ, bác sĩ trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19 và Ban giám đốc đều thông qua môi trường mạng. Vùng "đỏ" và vùng "xanh" chỉ cách nhau 1 hàng rào chì lưới hoặc những đoạn dây băng. Thế nhưng, công tác chuyên môn từ khi vận hành vào ngày 11/8 đến nay luôn hiệu quả", Bác sĩ Ðoàn Văn Tư chia sẻ.

Mỗi lượt 8 bệnh nhân vào buồng trị liệu theo phương pháp xông hơi (ngoài các giải pháp y tế theo hướng dẫn chung của Bộ Y tế về điều trị Covid-19) trong trật tự. Sau khi xông hơi, bệnh nhân sẽ được bù nước bằng hỗn hợp chanh - sả - gừng rồi tự do vận động ở khu vực buồng bệnh hoặc hành lang an toàn khu điều trị.

Ở Bệnh viện dã chiến số 2, bệnh nhân Covid-19 còn làm bạn với các môn thể thao, bóng chuyền hay bóng đá, cầu lông. "Mỗi ngày, họ có thể chia nhóm nhỏ để vận động đến 22 giờ. Ai nấy đều thoải mái. Chúng tôi luôn tìm mọi biện pháp kết nối để không một bệnh nhân nào có tâm lý hoang mang, lo lắng", Bác sĩ Tư chia sẻ.

Tiếng bóng nẩy huỳnh huỵch như những điệu nhạc, phía hành lang là những "tay vợt" đặc biệt khác: bệnh nhân Covid-19 tuổi thiếu nhi. Các em hồn nhiên bên những người bạn, người thân.

"Vì họ đều là bệnh nhân (tuyến bệnh tầng 1 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ) nên việc tiếp xúc không hạn chế sau khi áp dụng các liệu pháp điều trị", Bác sĩ Tư giải thích.

Ðiều đó được minh chứng bằng số lượng thu dung, lượng bệnh nhân khỏi bệnh, chuyển tầng điều trị từ ngày 11/8-19/10/2021. Ðã có 404 bệnh nhân vào điều trị, 229 người khỏi bệnh, 146 đang điều trị, 12 chuyển tầng điều trị (theo yêu cầu).

Cuộc chiến vẫn còn dài

Tại Bệnh viện dã chiến số 1, Bác sĩ Bùi Ðức Văn, Giám đốc bệnh viện, cho biết: “Ðây là bệnh viện tuyến cuối và được trang bị khả năng thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 cả 3 tầng (theo chuyên môn Covid-19). Hiện tầng 3, khu vực bệnh nhân chuyển nặng có đến 25 người/40 giường đang điều trị. Bệnh viện dã chiến số 1 trong tháng 10 đã nhanh chóng tăng lượng giường từ 150 lên 200 giường để đáp ứng yêu cầu thu dung điều trị, có 165 người đang điều trị. Chúng tôi đã cố gắng, nếu tình hình diễn biến theo chiều hướng gia tăng thì nguồn lực hiện tại khó có thể đảm đương”.

16 giờ 20 phút mỗi ngày, tại khu vực điều trị bệnh nhân Covid-19 của Bệnh viện dã chiến số 1, nhân viên y tế đều đặn xếp gọn và chuyển cơm đến bệnh nhân. Khu vực này vừa tăng quy mô từ 150 lên 200 giường để đảm bảo công tác thu dung điều trị.

Cuộc chiến dài ngày của đội ngũ y, bác sĩ trong bảo vệ sức khoẻ Nhân dân, đặc biệt với người bệnh Covid-19 ở Cà Mau nhiều tháng qua hết sức khó khăn, áp lực. Nguyên nhân là do hệ thống y tế, lực lượng y sĩ, bác sĩ thiếu mọi mặt, từ cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, kinh nghiệm... Trong khi dịch bệnh lại bùng phát mạnh (từ đầu tháng 10/2021) và số người mắc, nguy cơ tử vong cao. Khó khăn chung lớn nhất hiện nay là cơ sở vật chất, vật tư y tế... cho điều trị Covid-19. Vấn đề này tỉnh đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế. Về nhân lực cũng đang trưng dụng, kêu gọi nhân lực nội tỉnh và sự hỗ trợ từ tuyến trên theo phân bổ của Bộ Y tế.

Tình trạng lây nhiễm chéo giữa bệnh nhân với y sĩ, bác sĩ và giữa y sĩ, bác sĩ với nhau là vấn đề không thể tránh khỏi. Bác sĩ Bùi Ðức Văn cho hay: “Sau gần 2 năm điều trị, Bệnh viện Ða khoa Cà Mau, Bệnh viện dã chiến số 1 đã gặp phải tất cả những vấn đề, thậm chí còn cao hơn các bệnh viện dã chiến khác trong tỉnh mắc phải, đó là lây nhiễm chéo. Sau hội chẩn ý kiến chuyên gia, chúng tôi phát hiện do sai sót trong quy trình đảm bảo an toàn điều trị. Vì một sơ suất nhỏ sẽ gây mất an toàn. Chúng tôi đã chấn chỉnh kịp thời”.

Ðội ngũ tham gia điều trị Covid-19 ở Cà Mau nói riêng và cả nước nói chung thực sự vơi đi bao nỗi cực nhọc suốt thời gian dài vừa qua bằng những hoạt động tuyên dương, hỗ trợ, động viên từ các cấp, các ngành. Ðặc biệt, từ những bệnh nhân, người nhà bệnh nhân khỏi bệnh.

“Vui nhất, được an ủi nhất là mỗi ngày đều thấy bệnh nhân tại viện tham gia các liệu pháp điều trị. Khi rời viện, họ lại bày tỏ tình cảm như người thân quen. Và ở chúng tôi có cả bệnh nhân khỏi bệnh tình nguyện xin ở lại phụ giúp thêm trong việc chăm lo bệnh nhân”, Bác sĩ Ðoàn Văn Tư chia sẻ.

Vừa hoàn thành cách ly y tế theo quy định sau thời gian trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19, Bác sĩ Nguyễn Yên Trường và nhóm y sĩ, bác sĩ ở Bệnh viện dã chiến số 2 bắt tay ngay vào việc tập huấn chuyên môn chuẩn bị cho tình huống thu dung mới từ kinh nghiệm của đội ngũ chuyên gia Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh.

Bác sĩ Trường cho biết: "Tuy ban đầu chuyển trạng thái từ bệnh viện y học phục hồi chức năng sang bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 ai nấy đều có chút bỡ ngỡ. Song, qua từng thời gian công việc dần thích ứng và giờ thì chuyên nghiệp hơn. Chúng tôi rất sẵn sàng". Bác sĩ Trường và đồng nghiệp bắt đầu công việc mới là tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn và sẵn sàng chia sẻ lại.

Ðể người dân đảm bảo sức khoẻ, tính mạng và an tâm trở lại trạng thái bình thường mới, hơn lúc nào hết, lực lượng tuyến đầu chống dịch là những chiến sĩ áo blouse trắng luôn đêm ngày tận tâm, toàn sức với nhiệm vụ tại các bệnh viện dã chiến.


“Cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt là đợt dịch thứ 4 với biến chủng Delta đã tạo nên thách thức chưa từng có trong tiền lệ với hệ thống y tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định tại cuộc gặp mặt đại diện tiêu biểu lực lượng y tế trên tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19 diễn ra vào 18/10.


Phong Phú

BÀI CUỐI: SỨC MẠNH CỦA CỘNG ÐỒNG DOANH NGHIỆP

 

Lưu Hữu Phước – Nhạc sĩ tài danh đất Tây Đô

Hai ba thế hệ người Việt Nam hát những ca khúc của nhạc sĩ tài danh Lưu Hữu Phước. Không có cuộc đời nào, tâm hồn nào trên đất nước Việt Nam thân yêu thế kỷ vệ quốc anh hùng mà không được Lưu Hữu Phước giục giã.

Ngày giải phóng Cà Mau

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 3: Bức tranh văn hoá đa sắc

Dù ở vùng đất mới, gốc gác khác biệt, song khi về tới Cà Mau, thế hệ tiền nhân đã sớm ý thức về nguồn cội, quần tụ và cố kết với nhau bằng sợi chỉ đỏ chảy xuyên suốt của nền văn hoá dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 2: Con người Cà Mau - Nét duyên xứ sở

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: “Con người là chủ thể văn hoá, cách ứng xử của con người với chính mình, với thiên nhiên và các mối quan hệ xã hội định hình nên đặc điểm và tính cách của nền văn hoá ấy”. Ở vùng đất mới Cà Mau, nếu không nói về con người Cà Mau, tính cách và cốt cách của con người Cà Mau thì quả thật là một điều thiếu sót lớn. Hồn cốt quê hương, khí phách của ông cha là nơi hậu thế soi chiếu vào đó để nhận diện được chính mình và khơi mở những chặng đường tương lai của mảnh đất này.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc

Khi Báo Cà Mau đăng loạt ghi chép pha chút hơi hướng khảo cứu này, tỉnh Cà Mau đang hừng hực khí thế, với thế và lực mới vững vàng hoà vào dòng chảy thời đại cùng cả dân tộc, đất nước Việt Nam tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển phồn thịnh, giàu mạnh, hạnh phúc.

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều

Thông tư 29/2024/TT-BGDÐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Câu hỏi đặt ra là việc quản lý sau đó như thế nào để không có việc “nóng” kiểm tra thời gian đầu, còn sau lại đâu vào đó? Giáo viên, phụ huynh và học sinh các cấp sẽ “sống” cùng với thông tư như thế nào? Bên cạnh đó, các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đang oằn mình để đón thêm lượng học viên quá tải...

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.