ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 20:32:29
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thời hoàng kim của sản phẩm sinh thái - Bài cuối: Gợi mở nguồn giống, khu nuôi an toàn

Báo Cà Mau (CMO) Nhìn lại các dòng sản phẩm sạch như: tôm sú rừng ngập mặn của Cà Mau; lúa sạch hữu cơ đồng đất Thới Bình; trái cây xứ U Minh đã được chứng nhận bởi một số tiêu chuẩn quốc tế như Naturland, EU Organics và các tiêu chuẩn khác... để thấy sự sinh động trong sản xuất sạch ở Cà Mau. Song, điều đó đồng nghĩa với nhu cầu thiết yếu đặt ra là cung ứng nguồn giống và quy hoạch vùng sản xuất hợp lý.

Là tỉnh trọng điểm về nuôi trồng - khai thác biển không chỉ ở vùng ÐBSCL, Cà Mau có bờ biển dài 254 km, hệ sinh thái mặn, ngọt, lợ thúc đẩy nhiều ngành nghề khai thác biển và nuôi thuỷ sản... Hơn lúc nào hết, nhu cầu về cung ứng nguồn giống sạch phục vụ nuôi trồng, sản xuất rất lớn.

Bài toán về giống

Kết thúc năm 2020, tổng sản phẩm GRDP của ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đạt trên 13.200 tỷ đồng, tăng 7,14% so với năm 2019; xuất khẩu thuỷ sản đạt 1 tỷ USD. Ðiều này càng khẳng định Cà Mau vẫn là tỉnh giữ vị trí tốp đầu trong sản lượng khai thác, nuôi thuỷ sản cũng như xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản của cả nước. Ước tính sản lượng thuỷ sản năm vừa qua đạt trên 592.000 tấn, tăng 4,77% so với năm 2019. Trong đó, sản lượng tôm đạt 210.000 tấn, tăng 6,8% so với năm 2019.

Vùng nuôi tôm của tỉnh hiện đạt 310.000 ha, riêng nuôi tôm đạt gần 285.000 ha. Cùng với đó, diện tích gieo trồng lúa cũng đạt trên 112.000 ha, năng suất bình quân 3,98 tấn/ha.

Tỉnh đề ra mục tiêu năm 2021 và những năm tiếp theo giữ ổn định diện tích nuôi tôm trên 280.000 ha. Ðối với lúa, giữ ổn định diện tích gieo trồng 110.000 ha, năng suất bình quân 4,6 tấn/ha, trong đó đảm bảo có 70.000 ha lúa cao sản.

Số liệu thống kê cho thấy, riêng năm 2020 tỉnh đã sản xuất và cung ứng 538 tấn lúa giống xác nhận, 28.000 cây giống ăn trái. Cùng với đó, năm 2020 tỉnh sản xuất khoảng 13,4 tỷ con giống tôm và cùng với đó cũng đã nhập ngoài tỉnh 10,9 tỷ con giống tôm. Tuy vậy, chỉ mới đáp ứng khoảng 50% nhu cầu về giống tôm nuôi cho vùng nuôi trong tỉnh.

Mới đây, ngày 3/3/2021 thống kê lượng tôm sú giống sản xuất trong tỉnh 2 tháng đầu năm 2021 đạt 2,8 triệu con và 160 triệu con tôm thẻ giống. Trong khi đó, lượng tôm sú giống nhập tỉnh cũng ước đạt trên 1,6 triệu con và tôm thẻ giống nhập vào gần 1,7 triệu con. Ðiều này cho thấy nhu cầu giống rất lớn.

Trong chương trình kết nối giao thương tại Việt Nam giữa các nhà cung cấp nông, thuỷ sản các tỉnh, thành phố phía Nam với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại năm 2020 diễn ra vào cuối năm 2020 tại Cà Mau, Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau Châu Công Bằng cho biết: “Cà Mau có thế mạnh về tôm, tuy nhiên, hiện nay tỉnh Cà Mau gặp không ít khó khăn về kết cấu hạ tầng, về con giống chất lượng, về thức ăn cho tôm. Hàng năm, tỉnh nhập khoảng 50% tôm giống ngoài tỉnh. Số còn lại được sản xuất trong tỉnh nhưng chất lượng chưa ổn định. Do đó, Cà Mau rất cần đầu tư trung tâm sản xuất giống đủ lớn đảm bảo con giống chất lượng cao nhằm phục vụ cho vùng nuôi. Song song đó, tỉnh kêu gọi đầu tư xây dựng các vùng sản xuất tập trung tôm hữu cơ, tôm sinh thái có liên kết chuỗi sản xuất và được chứng nhận quốc tế đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu”.

Chủ tịch UBND huyện Thới Bình Lý Minh Vững thông tin: “Thới Bình có hơn 50.500 ha mặt nước nuôi thuỷ sản, hơn 20.000 ha đất gieo trồng lúa và có hệ sinh thái đa dạng (ngọt, lợ) cùng hệ thống giao thông đường thuỷ, đường bộ tương đối đồng bộ và nguồn lao động dồi dào… Ðây là tiềm năng, thế mạnh quan trọng để phát triển sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và tôm sinh thái trong thời gian tới. Tuy nhiên, khi phân tích nhu cầu định hướng mô hình này phát triển hiệu quả, thích ứng biến đổi khí hậu thì tổng nhu cầu về con giống mỗi năm Thới Bình cần khoảng 1,8 tỷ con tôm sú giống và 225 triệu con tôm càng xanh giống. Nhưng hiện tại trên địa bàn huyện chưa có một cơ cở sản xuất loại tôm giống nào”.

Nhìn lại quy trình khép kín tạo ra chuỗi sản phẩm sinh thái của Camimex và Minh Phú mới thấy việc cung ứng giống sạch 100% và giám sát vùng nuôi, thu mua sản phẩm theo chuỗi khép kín tạo hiệu quả đột phá. Riêng Camimex, mỗi năm trại giống công ty (tại xã Tam Giang) đã xuất bán trên 400 triệu con sú giống đảm bảo 100% nhu cầu giống của vùng nuôi sinh thái 6.800 ha. Minh Phú cũng đảm bảo cung ứng 100% giống từ trại giống của công ty đặt ở miền Trung…

Kỹ sư Phạm Như Ý (người đứng), Phó giám đốc Camimex Organic kiểm tra chất lượng giống ở trại giống Camimex Organic. Ảnh: HỒNG PHƯỢNG

Với thị trường xuất khẩu trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ (châu Âu, Mỹ, Úc, New Zealand…). Ðể có vùng nguyên liệu sạch, hiện tại Minh Phú liên kết 1.466 hộ với 7.139 ha ở Ban Quản lý rừng phòng hộ Nhưng Miên và Ban Quản lý rừng phòng hộ Kiến Vàng. Năm nay kế hoạch phát triển thêm khoảng 600 hộ ở Ban Quản lý rừng Ðất Mũi.

Ông Lâm Thái Xuyên, Giám đốc doanh nghiệp xã hội, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú, cho biết: “Minh Phú có trại giống ở Ninh Thuận, ngoài ra Minh Phú còn liên kết với Công Ty TNHH MTV Sản xuất Thương mại và Dịch vụ giống thuỷ sản Thảo Nguyên để cung cấp con giống cho các hộ nuôi tôm sinh thái”.

Hiệu quả từ tư duy mới

Ông Lý Công Uẩn, ấp Bông Súng, xã Tam Giang, huyện Năm Căn, một trong những hộ dân gắn bó với khu vực vùng nuôi tôm sinh thái của Camimex 20 năm qua, cho biết: “Vùng nuôi và giống của Camimex đã đạt 26 chuẩn của châu Âu và các nước phát triển khác. Nhờ vậy, hợp tác sản xuất sản phẩm tôm sinh thái người dân được thụ hưởng nhiều lợi ích, đó là giá thành sản phẩm cao và tỷ lệ thưởng của công ty". Ðể duy trì các quy chuẩn sinh thái như đảm bảo giống sạch, nước sạch, diện tích rừng…, người nuôi luôn phải thực hiện nghiêm túc các quy định. Thậm chí, khi có nhu cầu sên vét đầm tôm cũng phải có kế hoạch và khu bao ví bùn, sình đạt tiêu chuẩn. Bởi, nếu không đảm bảo bất cứ quy chuẩn nào trong các quy chuẩn thì sẽ bị công ty thu hồi chứng nhận vùng nuôi sinh thái. Trong khi để đạt được chứng nhận ấy, cả người nuôi và đối tác phải phối hợp một cách đồng bộ, chặt chẽ.

Trở lại với đồng đất U Minh, nơi mà cách nay 15 năm trở về trước, khi nhắc đến nhiều người thấy e ngại về tương lai phát triển của các sản phẩm nông nghiệp. Thì nay, chính vùng U Minh đã là khu vực phóng khoáng nhất của những mô hình sản phẩm nông nghiệp sạch, chuẩn VietGAP và hữu cơ.

Phó chủ tịch UBND huyện U Minh Lê Hồng Thịnh chia sẻ: “Một số mô hình tiêu biểu đã và đang mang lại hiệu quả tích cực của huyện hiện nay, như sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại xã Nguyễn Phích; trồng rau màu trong nhà lưới, quy mô 5 ha (tập trung ở các xã Khánh Hoà, Khánh Tiến, Khánh Thuận…); trồng cây ăn trái (cam, quýt, bưởi…) đạt chứng nhận VietGAP và đang hướng tới đạt tiêu chuẩn hữu cơ, quy mô hơn 10 ha (xã Khánh Thuận, Nguyễn Phích); trồng chuối xiêm sạch… Bên cạnh đó, hiện nay huyện còn đang phát triển mô hình lúa - tôm, với diện tích 20.000 ha. Trong quá trình canh tác không sử dụng hoá chất, kháng sinh bị cấm…”.

Ngay cả Nguyễn Phích là một trong những khu vực khó khăn nhất của huyện trong những năm đầu thế kỷ 21 nay cũng manh nha nhiều phương thức sản xuất hiệu quả. “Hiện toàn xã Nguyễn Phích có 100 ha lúa sạch hướng đến lúa hữu cơ trong năm 2021 và mục tiêu đề ra đến năm 2023, khi có chứng nhận vùng sản xuất hữu cơ, thì diện tích lúa hữu cơ của xã sẽ tăng lên 500 ha”, bà Nguyễn Phương Lam, phụ trách khuyến nông xã Nguyễn Phích, cho hay.

Gợi mở với thành công này,  Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện U Minh Ðỗ Thanh Dân trần tình: “Huyện đã đề xuất mở rộng quy mô mô hình sản xuất lúa sạch, lúa hữu cơ ở xã Khánh Hoà, Khánh Lâm, Khánh Hội trong thời gian tới”.

Trao đổi về nhu cầu của nông dân với các sản phẩm sạch, an toàn, anh Nguyễn Văn Nghị, Bí thư Chi bộ Ấp 18, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, cho hay: “Vụ mùa lúa sạch đầu tiên năm 2020 ở địa bàn tuy giá bán lúa cao (10.000 đồng/kg), nhưng nhiều bà con mạnh dạn chừa lại vài chục giạ để ăn tới vụ mùa sau. Bởi, ai cũng hiểu tầm quan trọng của thực phẩm sạch”.

Cùng chung tư duy tranh thủ tìm nguồn thực phẩm sạch, ông Lê Văn Mưa, Giám đốc Hợp tác xã lúa gạo Trí Lực, xã Trí Lực, huyện Thới Bình, trần tình: “Sản phẩm lúa gạo sạch của hợp tác xã mỗi năm vài trăm tấn, lúa thì vài ngàn tấn, được Công ty Tấn Vương ký hợp đồng mua hết. Song, mỗi gia đình đều tranh thủ chừa lại gạo sạch để ăn, vì nhu cầu sử dụng nông sản sạch phổ biến đến tận vùng nông thôn”.

Những nông dân như ông Uẩn, anh Nghị đều là những người tiên phong thay đổi thói quen sản xuất và tiêu dùng. Cùng với nỗ lực của địa phương và ngành nông nghiệp tỉnh, vấn đề phát triển hàng chục ngàn héc-ta lúa sạch, lúa hữu cơ và giữ vững hàng ngàn héc-ta tôm sinh thái ở Cà Mau trong năm 2021 và những năm tiếp theo sẽ rất khả thi.

Ðiều này đồng nghĩa Cà Mau đã và đang thực hiện hiệu quả ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (trong chuyến thăm và làm việc tại Cà Mau năm 2020) về xây dựng quy hoạch phát triển Cà Mau thành một trong những vựa tôm lớn nhất vùng ÐBSCL và cả nước. Ðồng thời, phấn đấu đến năm 2021 đạt 2 tỷ USD từ xuất khẩu thuỷ sản. Tương lai, hứa hẹn Cà Mau không chỉ là thủ phủ ngành tôm mà còn hướng đến nông sản sạch./.

 

Phong Phú - Hồng Phượng

 

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.