ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 9-5-25 13:35:33
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thương Mũi đất bồi

Báo Cà Mau (CMO) Nghe Nhạc sĩ Ðặng Quốc Hưng vừa trở về sau chuyến đi nhận giải A giải Văn học - Nghệ thuật (VHNT) năm 2020, do Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam trao tặng, tôi vội gửi lời nhắn chúc mừng chân tình và sắp xếp cuộc hẹn để chia sẻ niềm vui lớn với anh. Bởi phải đến hơn 20 năm kể từ khi Nhà văn Nguyễn Thanh đoạt giải thưởng danh giá này về lĩnh vực văn chương (năm 1997), đến hôm nay mới tiếp tục có gương mặt của tỉnh nhà góp vào khu vườn nghệ thuật toàn quốc bông hoa đẹp như thế.

Xếp gọn gàng nhịp hối hả của thành phố trẻ ngoài kia, trên căn gác quán cà phê nhỏ, tôi và anh cứ mải miết cuốn theo những câu chuyện về âm nhạc, về tác phẩm “Mũi Cà Mau khắc ghi lời Người” đã mang lại mùa xuân đẹp cho người nhạc sĩ gốc Nam Ðịnh.

Ðam mê chở hạt phù sa bám đất

“Anh là dân tăng cường ngoài ấy vào, cưới vợ Nam Bộ rồi gắn bó luôn với mảnh đất Cà Mau”, lời giới thiệu gọn hơ chất khẳng khái, trọng tình của vị khách đối giao đã điểm trong tôi sự phấn khởi thật lạ. Suốt mấy mươi năm gắn bó với nghề giáo để tự tình quê vợ trở thành quê ta, anh đã chắt chiu miền thanh xuân cho sự nghiệp giáo dục, từ giáo viên đến Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Nguyễn, rồi Phó trưởng phòng Giáo dục và Ðào tạo huyện Thới Bình. Những nơi đi qua đều lưu dấu chân đẹp để thêm yêu đất, yêu người, yêu luôn 2 tiếng Cà Mau qua từng ngõ ngách thân quen. Niềm say sưa âm nhạc được bén rễ từ nhỏ qua từng lớp sóng Sông Hồng đến thấm tràn hạt phù sa Cửu Long, bám bền bỉ như cây mắm, cây đước xứ sở.

Phím đàn của nhạc sĩ gốc Bắc luôn chở nặng tình đất, tình người Cà Mau.

Ðến tận bây giờ, nhìn vào vốn liếng âm nhạc đã sáng tác với gần 40 tác phẩm theo đuổi xuyên suốt các đề tài ngợi ca quê hương, đất nước, tuổi học trò... lại có đến một nửa mang đậm hồn cốt của Cà Mau. Lần lượt điểm lại nhiều tác phẩm đã đoạt giải cấp tỉnh và khu vực cũng như nhận được nhiều yêu mến của công chúng, như “Thành phố cuối trời phương Nam”, “Cà Mau thành phố yên bình”, “Từ chiều Ðá Bạc Cà Mau”, “Ngỡ ngàng bừng sáng U Minh”... dòng nhớ Nhạc sĩ Ðặng Quốc Hưng vẫn không phai câu chuyện vui khi chấp bút “đứa con tinh thần” đầu tiên.

Ngày ấy về Thới Bình mang theo bao nhiệt huyết, những buổi tan trường cứ thương vùng đất nghèo, anh liền chấp bút viết “Hát về Huyện Sử quê em” để góp thêm màu sắc âm nhạc cho các em thiếu nhi. “Tiếng hát em bay xa từ dòng kênh mới múc, em hát về quê em Huyện Sử bao mến thương...”- Chính giai điệu sáng, ca từ đẹp, bài hát nhanh chóng được nhiều ca sĩ nhí ưa thích và phổ biến rộng rãi. Một ngày anh bất ngờ được mời lên làm việc vì có lời góp ý từ bên ngoài cho rằng tác phẩm này mang tính “phản động”. Sau phút ngớ người mới biết hoá ra địa danh Huyện Sử thuở xưa được bắt nguồn từ nhân danh của ông Huyện Sử, một địa chủ từ thời Pháp. Bởi vậy, “Hát về Huyện Sử” là... không ổn. Ðến lúc này thầy giáo trẻ chợt phì cười, sẵn cây đàn ghi-ta trên tay, anh đệm vài nốt rồi nhẹ nhàng tuyên bố sửa tên lại thành “Hát về Thới Bình quê em”, cả khán phòng vang tiếng vỗ tay ủng hộ. Chẳng bao lâu sau nhạc phẩm được sử dụng phổ biến trên toàn huyện, đoạt giải cao trong cuộc thi sáng tác ca khúc ngành giáo dục tỉnh phát động. Câu chuyện năm nào giờ thành kỷ niệm đẹp mà mỗi lần nhắc lại, nụ cười lại cất lên tràn ngập niềm thương.

Một hành trình dài nặng lòng với bục giảng, 10 năm trước anh chuyển công tác về Khu Công nghiệp Khí - Ðiện - Ðạm Cà Mau. Phụ trách mảng truyền thông với nhiều dịp dẫn các đoàn khách phương xa của công ty mong thưởng ngoạn Cà Mau, Nhạc sĩ Ðặng Quốc Hưng chợt nghĩ, hơn ai hết mình phải là một hướng dẫn viên du lịch đặc biệt để quảng bá quê hương chứ đâu chỉ là người giới thiệu những địa danh, điểm đến một cách đơn thuần. Càng thấm hiểu về tình đất, tình người, về cấu trúc địa lý đầy ưu đãi của thiên nhiên, anh càng yêu câu thơ cũ “Mắm trước, đước sau, tràm theo sát/ Sau hàng dừa nước mái nhà ai...”.

“Mũi Cà Mau khắc ghi lời người” - Khúc tự hào của người nhạc sĩ

Hàng trăm lần đưa khách đến Ðất Mũi là ngần ấy khoảnh khắc nghe lòng hoà cùng miên man sóng vỗ. Có lần nhìn các thành viên trong đoàn thưởng ngoạn tỉ mỉ nhặt từng nắm đất cho vào túi đem về Hà Nội làm kỷ niệm đã dấy lên trong anh cảm xúc rất lạ. “Nắm đất đơn sơ mà hoá giá trị nguồn cội thiêng liêng, mạch nguồn nâng bao la Tổ quốc là đây chứ đâu nữa”, Nhạc sĩ Ðặng Quốc Hưng trải lòng với chất giọng rộn lên thấy rõ.

Vậy là “Mũi Cà Mau khắc ghi lời Người” ra đời ngay trong đêm tình tự, giai điệu, ngôn từ cứ trải quyện với xúc cảm sáng tạo dạt dào. “Như nét bút lông vẽ trên biển Ðông đẫm màu mắm đước. Bao la thân thuộc, Mũi Cà Mau con cháu tiên rồng. Dù cho bão dông, quân thù nhòm ngó, đất nước vươn khơi theo sóng vỗ bờ. Dù cho nắng, mưa lớn ròng con nước, đước vẫn sinh sôi giữ đất thuỷ chung...”. Với nhịp 2/4, giai điệu thiết tha, tự hào, nhẹ rót vào lòng người nghe một góc cuối trời Nam hùng vĩ trên dải lụa hình chữ S, Bắc - Trung - Nam quyện hoà. Ðiều thiêng liêng mà nhạc sĩ gửi gắm trong xuyên suốt tác phẩm là lời cảm ơn tạo hoá - hoạ sĩ thiên tài đã dùng “nét bút lông” vẽ nên bức tranh đầy gam màu thi vị.

“... Cà Mau ơi nơi chân trời gặp gỡ, rất lãng mạn, trong nắng gió mênh mang những câu hò. Nghe tiếng mẹ bao dịu hiền chan chứa, những mạch nguồn nâng Tổ quốc bao la. Cà Mau ơi từng hạt cát phù sa cũng trầm mình nâng bao la Tổ quốc...”- Chất lãng mạn như cao trào trong tư duy nghệ sĩ. Du khách đến và đi thường vấn vương chất bồi tuyệt tác của mũi Cà Mau rồi lần dò ngọn ngành mong tận tường cho thoả lời bỏ ngỏ “tại sao?”. Và chất tài hoa của thiên nhiên ấy khiến nhạc sĩ phải thốt lên trong mạch chảy âm nhạc với nốt hứng tự hào: “Hồn thiêng sóng nước, phù sa năm tháng, đang diệu kỳ vẽ đất Mẹ của tôi...” rồi khép lại bài hát bằng việc nhắc nhớ lời dạy của người xưa, không kết về bậc chủ mà kết ở bậc năm như cách đặt để khéo léo để đến khi giai điệu đã lắng vẫn để lại âm vang trong lòng người thưởng thức.“Các vua Hùng đã có công dựng nước, giữ nước muôn đời lời Bác khắc ghi, giữ nước muôn đời lời Bác mãi trong tim. Cho mũi tàu Tổ quốc vươn khơi...”.

Trong thoáng chốc, anh chợt cất giọng hát hào hứng đến lạ. “Mọi sáng tác âm nhạc đều là đứa con của mình, để con sống được phải có sự hài hoà âm - dương đúng quy luật của cuộc đời. Ở đó kết hợp giữa giai điệu, tiết tấu, ca từ. Trong ca từ còn là sự đăng đối về triết học, văn hoá, ngôn ngữ học... thì mới có một tác phẩm đạt nhiều giá trị nghệ thuật, đi vào lòng công chúng một cách nhẹ nhàng”, quan niệm sáng tác nối tiếp được trải lòng. Chẳng biết có phải vì đồng điệu với lòng người hay không mà tiếng nhạc của quán cà phê nhỏ thêm du dương trong một sáng đầu tuần./.

 

Phúc Phơi Phới

Dấu ấn Việt Nam tại triển lãm “Thế kỷ Nghệ thuật Châu Á 2025”

Cuộc triển lãm “Asian Art Century - Thế kỷ Nghệ thuật Châu Á” lần thứ I năm 2025, diễn ra tại Chiang Mai, Thái Lan, là một sân chơi nghệ thuật tầm cỡ, nơi hội tụ những sáng tạo đương đại đặc sắc của các hoạ sĩ đến từ khắp nơi trong khu vực. Với tinh thần giao lưu, hội nhập, các hoạ sĩ Việt Nam đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ mỹ thuật quốc tế.

Văn hoá, văn học - nghệ thuật phải mang hơi thở đương đại

“Văn hoá, văn học - nghệ thuật  là nền tảng, là động lực phát triển, tạo thành sức mạnh cộng hưởng để đóng góp và sự nghiệp phát triển của địa phương, mang hơi thở đương đại cuộc sống xã hội, trở thành nền công nghiệp văn hoá”, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Nguyễn Đức Hiển nêu tại buổi Toạ đàm 50 năm nền văn học, nghệ thuật tỉnh Cà Mau sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975-30/4/2025), chiều 29/4.

CẢM XÚC THÁNG NĂM

Chào tháng Năm ! Chào quê hương tươi đẹp thanh bình Tháng Năm vẫn trời xanh mây trắng Cánh đồng vàng thêm màu nắng Rơm rạ còn lưu dấu một mùa vui

Văn nghệ sĩ tỉnh Cà Mau với tất cả tấm lòng vì một cơ đồ Việt Nam

Chiều nay (28/4), tại Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Cà Mau diễn ra Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Chung một cơ đồ Việt Nam”.

Bản hùng ca thống nhất

Hoà chung không khí cả nước mừng dấu mốc lịch sử trọng đại: Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Văn hoá tỉnh phối hợp Phòng Văn hoá, Khoa học và Thông tin các huyện, TP Cà Mau và xã, thị trấn tổ chức biểu diễn Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Bản hùng ca thống nhất”.

Chương trình nghệ thuật "Vang mãi bản hùng ca thống nhất"

Với chủ đề “Vang mãi bản hùng ca thống nhất”, tối 25/4, tại Khu dân cư Minh Thắng (Phường 9, TP Cà Mau), tỉnh Cà Mau tổ chức chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Khởi sắc vùng căn cứ

Di tích lịch sử Khu Căn cứ Tỉnh uỷ tại Lung Lá - Nhà Thể (ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước) là niềm tự hào của Nhân dân 2 tỉnh: Cà Mau và Bạc Liêu. Với sự quan tâm đầu tư của cấp uỷ, chính quyền các cấp, cùng sự nỗ lực vươn lên kiến thiết quê hương của người dân, vùng quê cách mạng đã và đang chuyển mình đi lên mạnh mẽ.

Giao thoa văn hoá 3 dân tộc

Trong quá trình gần 300 năm, đồng bào 3 dân tộc Kinh - Hoa - Khmer đã cùng nhau cộng cư trên mảnh đất Cà Mau với tinh thần đoàn kết, tương trợ cùng nhau phát triển. Mặc dù mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng, nhưng trải qua cuộc sống xen cư với nhau từ bao đời nay đã tạo nên sự giao thoa, gắn kết hài hoà, tạo nên bản sắc văn hoá độc đáo, đa sắc của xứ sở Cà Mau.

Trao kỷ niệm đẹp cho ngày trọng đại

Bỏ công sức để làm những chiếc cổng cưới lá dừa truyền thống thay lời chúc phúc, Xã đoàn Khánh Hải và Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời đã góp sức tạo nên một đám cưới đáng nhớ cho các đoàn viên, thanh niên (ÐVTN).

Phim lịch sử trỗi dậy

Từ năm 2023 đến nay, các bộ phim về đề tài lịch sử nhận được sự quan tâm của công chúng. Các nhà làm phim cũng chỉn chu, đầu tư hơn hẳn cho thể loại phim đặc biệt này.