ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 8-5-25 03:41:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tìm về ký ức

Báo Cà Mau (CMO) Quê nội tôi là vùng nông thôn, cuộc sống gắn liền với cây lúa. Bởi thế, từ nhỏ tôi đã quen ăn các món rau đồng dân dã. Liệt kê ra cũng cả chục món, nào là rau đắng, bông súng, rau muống, ngó sen hay rau mác dân dã chấm mắm cực ngon.

Cuộc sống nông thôn giờ đã khác xưa nhiều, vậy mà, nhiều người sinh ra và lớn lên nơi ruộng đồng, dù vẫn ở quê hay xa xứ, những món đồng quê ấy vẫn là sở thích. Và rau đồng mùa nước cũng là nguồn thu nhập nho nhỏ giúp bà con thôn quê cải thiện cuộc sống.

Rau mác là món ăn dân dã yêu thương trong ký ức nhiều người, đồng thời là nguồn thu nhập của nhiều hộ gia đình vào mùa mưa.

Không quan tâm bộ đồ ướt sũng, khá lạnh vì dầm mình trong nước nhổ rau mác suốt mấy tiếng đồng hồ, vợ chồng ông Nguyễn Văn Nể (ấp Sào Lưới B, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời) tất bật lặt, bó từng lọn rau mác để kịp bày bán buổi sáng cho khách qua đường và giao cho mối. Tầm vài phút lại có người đến mua, chục bó rau mác đựng trên sịa nhỏ để trước nhà vơi dần. Bà lão ngoài 60 tuổi Nguyễn Hồng Tha (vợ ông Nể) cười đôn hậu: “Bán lẻ thì 5.000 đồng/lọn (1 kg/lọn), còn bỏ mối cho người ta thì 4.000 đồng. Bán hết nhiêu đây được khoảng trăm rưỡi”.

Nhà cửa thuộc tốp khang trang trong vùng, cuộc sống không vướng bận chuyện tiền nong, thế nhưng, với vợ chồng ông Nể, cái gì làm được là làm. Lao động tuy cực, ở cái tuổi này mệt mỏi nhân đôi nhưng còn làm việc có ích cho gia đình, đỡ đần con cháu, kiếm được đồng tiền chân chính dù ít hay nhiều cũng là niềm vui. Ngoài phụ đồng áng thì trồng màu lặt vặt, mùa mưa xuống thì tất bật hơn, nhổ bông súng, ngó sen, rau mác. Năm nay hạn dai, mưa xuống, sạ lúa xong là rau mác mọc nhiều. Đất ruộng nhà ông Nể thuộc vùng trũng nên rau mác ưa ở. Cứ vậy, năm nào cũng có. Bước qua tháng 7 âm lịch đến giờ, mờ mờ sáng, vợ chồng ông chống xuồng ra ruộng, lội nước nhổ từng cọng rau mác. Bữa nào cũng tiêu thụ 20-30 kg.

Bên dòng chia sẻ về loại rau dân dã này, mới biết ông Nể quê gốc ở tận Bến Tre. Những năm theo cách mạng, xuống vùng đất Cà Mau, chàng bộ đội trẻ tuổi mới biết đến loại rau này. Và lần đầu ăn là nấu canh ngọt. Vị mềm, ngọt của loại rau mác đồng dân dã ông vẫn còn nhớ đến giờ.

Ông Nể bộc bạch: “Rau mác mọc hoang dã nơi các đồng ruộng trũng. Vỏ ngoài trắng đục, ruột bên trong màu xanh. Loại rau bình dị vậy nhưng lại chế biến được nhiều món như làm rau nhúng lẩu, nấu canh ngọt thì mềm, canh chua thì giòn, chấm mắm ngon “bá cháy”. Mùa rau mác kéo dài tầm 2 tháng là hết”.

Năm tháng qua đi, cuộc sống bước sang những trang mới, với ông, rau mác quê vẫn là món ngon và hôm nay giúp ông trang trải cuộc sống.

Còn đối với bà Võ Thị Nhanh (ấp Kênh Mới, xã Khánh Hải), mùa rau mác là mùa chờ đợi, là hy vọng. Không tấc đất cắm dùi, hầu như lúc ruộng đồng, kênh mương ngập nước là lúc bà Nhanh có chút niềm vui. Vui vì có rau đồng thiên nhiên, vậy là có chút đồng tiền lo cho cuộc sống, đỡ vất vả hơn những tháng hạn chan chát làm thuê kiếm sống.

Bà Nhanh tâm tình: “Ở xã bán chậm nên tôi chạy xuồng lên Khánh Bình Tây Bắc này ngồi bán dạo rau muống, bông súng và rau mác. Bán hết thì bữa cũng được vài chục ngàn dư”.

Ghé mua vài bó về nấu canh, chị Trịnh Kim Ngân (ấp Sào Lưới B, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời) chia sẻ: “Hễ mùa mưa là đón mua rau mác để ăn. Loại rau này dễ chế biến nhiều món”.

Sống ở TP Cà Mau, nhưng gốc là vùng nông thôn, từ nhỏ anh Bùi Quốc Hùng đã quen với các món rau đồng, trong đó rau mác là món ăn yêu thích. Anh bảo: “Khoái nhất là chấm mắm, ngon lắm. Rau đồng thiên nhiên, không phân, thuốc gì, sạch nên thích dùng”. Vậy là hôm nay, ngay chuyến đi ngang Khánh Bình Tây Bắc, bắt gặp bà con bày bán rau mác, anh Hùng mua vài ký về ăn dần.

Ngẫm nghĩ, thiên nhiên đúng là vô tận và hào phóng. Mưa xuống, bao nhiêu cơ hội để làm ăn. Bông súng có khi bán vài trăm, thậm chí bạc triệu mỗi ngày, rau muống, rau mác, ngó sen cũng đều có đồng tiền, không nhiều cũng không ít. Và mùa rau mác đồng - mùa của chờ đợi, của góp nhặt những đồng tiền nhỏ để dựng xây cuộc sống tốt đẹp hơn. Đối với ai đó còn là mùa để tìm về ký ức./.

Ngọc Minh

Lưu Hữu Phước – Nhạc sĩ tài danh đất Tây Đô

Hai ba thế hệ người Việt Nam hát những ca khúc của nhạc sĩ tài danh Lưu Hữu Phước. Không có cuộc đời nào, tâm hồn nào trên đất nước Việt Nam thân yêu thế kỷ vệ quốc anh hùng mà không được Lưu Hữu Phước giục giã.

Ngày giải phóng Cà Mau

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 3: Bức tranh văn hoá đa sắc

Dù ở vùng đất mới, gốc gác khác biệt, song khi về tới Cà Mau, thế hệ tiền nhân đã sớm ý thức về nguồn cội, quần tụ và cố kết với nhau bằng sợi chỉ đỏ chảy xuyên suốt của nền văn hoá dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 2: Con người Cà Mau - Nét duyên xứ sở

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: “Con người là chủ thể văn hoá, cách ứng xử của con người với chính mình, với thiên nhiên và các mối quan hệ xã hội định hình nên đặc điểm và tính cách của nền văn hoá ấy”. Ở vùng đất mới Cà Mau, nếu không nói về con người Cà Mau, tính cách và cốt cách của con người Cà Mau thì quả thật là một điều thiếu sót lớn. Hồn cốt quê hương, khí phách của ông cha là nơi hậu thế soi chiếu vào đó để nhận diện được chính mình và khơi mở những chặng đường tương lai của mảnh đất này.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc

Khi Báo Cà Mau đăng loạt ghi chép pha chút hơi hướng khảo cứu này, tỉnh Cà Mau đang hừng hực khí thế, với thế và lực mới vững vàng hoà vào dòng chảy thời đại cùng cả dân tộc, đất nước Việt Nam tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển phồn thịnh, giàu mạnh, hạnh phúc.

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều

Thông tư 29/2024/TT-BGDÐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Câu hỏi đặt ra là việc quản lý sau đó như thế nào để không có việc “nóng” kiểm tra thời gian đầu, còn sau lại đâu vào đó? Giáo viên, phụ huynh và học sinh các cấp sẽ “sống” cùng với thông tư như thế nào? Bên cạnh đó, các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đang oằn mình để đón thêm lượng học viên quá tải...

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.