ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-10-24 05:49:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trên trận tuyến chống Covid-19 - Bài 2: Chống lại “tử thần”

Báo Cà Mau (CMO) Thực hiện nhiệm vụ cứu người trong điều kiện bình thường vốn dĩ đã rất áp lực đối với đội ngũ y, bác sĩ. Nay nhận nhiệm vụ cứu người ở tuyến đầu, giúp bệnh nhân chiến đấu và chiến thắng với “tử thần Covid-19”, đòi hỏi họ càng phải hết sức bình tĩnh, chẩn đoán chính xác, đồng thời trong vai người truyền niềm tin, năng lượng tích cực, sự kiên trì cho bệnh nhân, giúp họ vượt qua phút giây nguy hiểm, có khi là lằn ranh sống chết, sớm trở về bên người thân, gia đình...

Kíp trực với ca dương tính đầu tiên

Tôi gặp điều dưỡng trẻ Thái Trung Sự, Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Ða khoa tỉnh Cà Mau, thời điểm toàn tỉnh mới ghi nhận khoảng 10 bệnh nhân dương tính với Covid-19. Anh là một trong số y, bác sĩ nhận nhiệm vụ trong kíp trực điều trị bệnh nhân Covid-19 đầu tiên tại bệnh viện, đồng thời, tình cảnh gia đình anh khi ấy cũng hết sức đặc biệt.

Trung Sự nhớ lại: "Khi khoa tiếp nhận điều trị ca dương tính đầu tiên nhập cảnh từ nước ngoài, toàn khoa họp khẩn và phân công ê-kíp trực điều trị, trong đó có tôi cùng 1 bác sĩ, 5 điều dưỡng và 1 hộ lý. Lần đầu tiên tham gia ê-kíp điều trị, tâm lý khá hoang mang, bởi kiến thức có được chỉ thông qua tập huấn, chưa có kinh nghiệm thực tiễn. Vai trò điều dưỡng, phải tiếp xúc khá nhiều với bệnh nhân để lấy mẫu sinh tồn (mạch, nhịp tim, huyết áp), đưa cơm, thăm khám bệnh nhân… Ban đầu tôi khá sợ, nhưng sau thời gian tiếp xúc, chăm sóc, điều trị thành công, giúp nhiều bệnh nhân an toàn ra viện, nhìn ánh mắt hạnh phúc, chứa đựng sự biết ơn của bà con, như tiếp thêm niềm tin, sức mạnh để chúng tôi tiếp tục ở lại chăm sóc những bệnh nhân tiếp theo".

Sau khi cùng ê-kíp điều trị thành công bệnh nhân dương tính với Covid-19 đầu tiên trên địa bàn tỉnh, thực hiện cách ly y tế theo quy định, về nhà được 2 tuần thì Trung Sự nhận được tin vui từ người vợ mới cưới.

Bước sang những tháng đầu năm 2021, dịch bệnh bùng phát đợt 2 với số lượng tăng, diễn biến ngày càng phức tạp, trong khi đó nhân sự của Khoa Nhiễm còn hạn chế. Ngày 31/3/2021, Trung Sự tiếp tục được lãnh đạo khoa phân công nhiệm vụ tham gia kíp điều trị đợt 2 (từ ngày 31/3-24/4/2021), chăm sóc, điều trị 7 bệnh nhân nhập cảnh.

Khi ấy vợ Trung Sự mới sinh, lại sinh non ở giai đoạn 36 tuần tuổi, nhà đơn chiếc. Trung Sự giải thích để vợ, ông bà hai bên hiểu và sẻ chia, rồi bấm bụng xa vợ con tiếp tục vào bệnh viện nhận nhiệm vụ trên trận tuyến gay go hơn. Bởi Khoa Nhiễm được giao nhiệm vụ điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng, bệnh nền, nên nhất cử nhất động không để sai sót. Bằng cái tâm và trách nhiệm thầy thuốc, mọi người luôn nỗ lực hết mình để cứu người, giúp bệnh nhân vượt qua lằn ranh sống chết trong gang tấc.

Ðến thời điểm này, Trung Sự đã góp phần cùng đội ngũ y, bác sĩ điều trị thành công trên 650/tổng số gần 900 trường hợp F0. Hiện nay, còn gần 200 trường hợp đang tiếp tục theo dõi, điều trị - con số này đang tạo áp lực về nguồn nhân lực và vật lực của đơn vị. Thế nhưng, vượt qua tất cả, lực lượng y, bác sĩ nơi đây đã và đang nỗ lực từng ngày, đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh cho Nhân dân.

Chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân Covid-19 bình thường đã khó, với bệnh nhi càng khó khăn, áp lực đối với y, bác sĩ.

Bác sĩ CKI Trần Việt Hùng, Khoa Nhiễm, Bệnh viện Sản - Nhi cũng là người tiếp xúc với ca nghi nhiễm Covid-19 đầu tiên vào dịp Tết Nguyên đán năm 2020. Bác sĩ Hùng nhớ lại: "Khi tham gia kíp trực Tết năm 2020 thì tiếp nhận 1 trường hợp bệnh nhi là F1 và người thân nuôi bệnh (F2) có dấu hiệu nghi nhiễm. Khi ấy bản thân tôi khá bỡ ngỡ, bệnh viện còn bị động, chưa hoàn thiện cơ sở vật chất khu cách ly nên tôi xin ý kiến lãnh đạo sắp xếp phòng cách ly ngay tại khoa để theo dõi sức khoẻ. Rất may, lần ấy cả 2 mẹ con đều âm tính".

Ngày 18/8/2021, Sở Y tế có quyết định giao chỉ tiêu giường bệnh điều trị Covid-19 cho Bệnh viện Sản - Nhi là 40 giường, thuộc đối tượng sản, nhi và người thân chăm sóc bệnh nhân nếu nhiễm bệnh. Bác sĩ Hùng chia sẻ, Khoa Nhiễm phụ trách điều trị bệnh nhi, với lực lượng khá mỏng, luân phiên tham gia điều trị thì gần như không có thời gian nghỉ phép, hoặc ra bên ngoài.

Ðặc biệt, việc chăm sóc, điều trị bệnh nhi khá vất vả, có thời điểm khoa tiếp nhận một lúc 12 cháu nhiễm Covid-19. Các cháu nhỏ, chưa được tiêm vắc-xin nên triệu chứng khá rõ, sốt cao, quấy khóc nhiều, tâm lý sợ bác sĩ, nên rất khó khăn khi lấy mẫu, theo dõi sức khoẻ…

"Dù khó khăn đến mấy, chúng tôi cũng trong tâm thế sẵn sàng, quyết tâm chiến đấu và chiến thắng dịch bệnh, góp phần cùng đơn vị điều trị khỏi trên 150 trường hợp, trong đó có gần 70 bệnh nhi", Bác sĩ Hùng bộc bạch.

Tình nguyện vào tâm dịch

Những ngày gần đây, lượng bệnh nhân nhập viện, điều trị Covid-19 đã lên đến con số gần 9.000 ca nhiễm, nhiệm vụ của y, bác sĩ trong tỉnh nói chung, tuyến cơ sở càng nặng nề hơn. Dù cẩn thận nhưng nhiều y, bác sĩ bị nhiễm chéo khi làm nhiệm vụ. Khó khăn, vất vả là thế nhưng họ đã và đang vượt qua tất cả, bởi với họ, nghề y vốn dĩ ban cho họ nhiệm vụ cao cả là cứu người, nếu họ sợ, tránh né thì ai sẽ làm. Không ai làm thì bao giờ dịch bệnh được đẩy lùi.

Nhân viên y tế cơ sở vừa tham gia lấy mẫu test cộng đồng, vừa chuyển thức ăn giúp người dân khu vực phong toả ấp Phú Hiệp, xã Ngọc Chánh, huyện Ðầm Dơi. (Ảnh chụp ngày 10/9/2021).

Vừa điều trị khỏi bệnh, chị Phan Bảo Ngọc Ảnh, kỹ sư hạng 3, Phòng Hành chính - Quản trị, Bệnh viện Ða khoa khu vực Ðầm Dơi lại tiếp tục cùng đồng nghiệp nhận nhiệm vụ mới trên trận tuyến chống dịch.

Ngọc Ảnh nhớ lại, khoảng giữa tháng 8, khi trên địa bàn huyện Ðầm Dơi xuất hiện ổ dịch đầu tiên tại xã Ngọc Chánh. Khoảng 19 giờ, khi cơ sở thông báo cần 20 lực lượng test lấy mẫu cộng đồng, chị cùng 19 đồng nghiệp tình nguyện xuống địa bàn, đến 2 giờ sáng hôm sau mới xong việc. Tiếp đó, chị tham gia đội tình nguyện lấy mẫu cộng đồng địa bàn Tân Ðức, các khu cách ly tập trung trên địa bàn huyện. Cao điểm là đợt công dân các tỉnh Bình Dương, Ðồng Nai, TP Hồ Chí Minh trở về địa phương…

Dù thực hiện theo quy định hướng dẫn, nhưng đến ngày 6/10, chị Ảnh có cảm giác đau họng, tự test nhanh thì cho kết quả dương tính.

"Do chuẩn bị trước tâm lý nên tôi rất bình tĩnh. Nhưng điều lo nhất của tôi lúc đó là sợ lây nhiễm cho người thân và mọi người xung quanh, bởi sau khi truy vết có đến trên 10 F1 và nhiều F2”, chị Ảnh tâm tình.

 Trải qua hơn 3 tháng tình nguyện phòng, chống Covid-19, chị Ngọc Ảnh đã lấy mẫu cộng đồng cho trên 4.000 lượt người và sau 21 ngày điều trị, nay sức khoẻ chị đã trở lại bình thường. Có kinh nghiệm trong lấy mẫu Covid cộng đồng, hỗ trợ tiêm vắc-xin, điều trị, Ngọc Ảnh tiếp tục nêu cao tinh thần tiên phong, xung kích của tuổi trẻ, sẵn sàng tham gia các hoạt động phòng, chống Covid-19 khi địa phương cần.

Tham gia phòng, chống dịch từ Tết Nguyên đán năm 2021 đến nay, ban đầu chị Nguyễn Thị Diễm Ảo, nữ hộ sinh Trạm Y tế xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi trực chốt kiểm dịch Bến phà số 9 (ấp Thuận Lợi B), kế đó là chốt kiểm dịch tại phà Lưu Hoa Thanh và tham gia tiêm ngừa Covid-19 cho bà con trên địa bàn ấp Lưu Hoa Thanh (từ ngày 6-7/11) cho trên 100 trường hợp. Ngày 9/11, chị Ảo có kết quả dương tính với Covid-19.

Chị Diễm Ảo chia sẻ, xác định khi tham gia phòng, chống dịch, khả năng nhiễm bệnh rất cao, dù chuẩn bị tinh thần nhưng khi có kết quả dương tính, tâm trạng khá hoang mang, bởi sợ nhất là lây bệnh cho 2 con nhỏ, người thân và những người xung quanh. Qua truy vết có trên 100 trường hợp F1.

"Do đã tiêm 2 mũi vắc-xin nên bản thân tôi chỉ có triệu chứng nhẹ, hiện đang theo dõi điều trị tại nhà. Bản thân nhiễm bệnh, tôi không lo nhiều mà lo cho những người tiếp xúc với tôi, cũng như diễn biến dịch bệnh khá phức tạp, số ca nhiễm trong cộng đồng tăng cao. Ðiều mong mỏi lớn nhất của tôi hiện giờ là bà con bình an, dịch bệnh sớm được khống chế, đẩy lùi”, chị Diễm Ảo bộc bạch.

Gần đây, tiếng còi xe cấp cứu cứ liên tục réo lên, ngày một nhiều trên khắp các con đường từ thành thị đến vùng nông thôn, tôi nghĩ ngay đến nhiệm vụ của đội ngũ y, bác sĩ ngày một nặng nề, áp lực hơn. Họ đã và đang tạm nén lại tình cảm, gác lại hạnh phúc riêng, tập trung toàn tâm, toàn lực cho sứ mệnh thiêng liêng của người thầy thuốc - đánh thắng đại dịch Covid-19, giành lại sự sống, tìm lại nụ cười, ánh mắt hạnh phúc cho người bệnh, sớm đưa họ về bên người thân, mái ấm gia đình./.

 

Loan Phương

BÀI CUỐI: NỐI VÒNG TAY LỚN

 

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào?

Ðào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) để thoát nghèo, cải thiện toàn diện cuộc sống gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS là chủ trương, chính sách ưu việt, nhân văn của Ðảng, Nhà nước, được triển khai thực hiện bằng nhiều nguồn lực, đa dạng các hình thức hỗ trợ.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài cuối: Ðúng quy định, sát thực tiễn

Công tác cán bộ là công việc hệ trọng của Ðảng ta, nhưng cũng là khâu khó, cần phải được tiến hành đúng mục đích, yêu cầu, nguyên tắc; trong tổ chức thực hiện đảm bảo quy trình chặt chẽ, dân chủ, công khai, minh bạch. Ðồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh, khẳng định: “Ðối tượng, chức danh bố trí trong điều động, luân chuyển tại Cà Mau đảm bảo đúng Quy định số 65-QÐ/TW”.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài 2: Khoá đào tạo đặc biệt

Quy định của Ðảng về thời gian luân chuyển, điều động cán bộ từ 3 năm trở lên. Ðây được coi là khoá đào tạo cán bộ đặc biệt, là môi trường “luyện vàng, giũa ngọc”, để lựa chọn những người đủ đức, đủ tài, ngang tầm với nhiệm vụ được giao phó. Bởi khi tiếp cận thực tiễn, sâu sát với đời sống Nhân dân, mỗi cán bộ sẽ tích luỹ, bồi tụ cho bản thân rất nhiều điều bổ ích; những bài học kinh nghiệm thiết thân, quý giá. Từ đó mang lại những giá trị cống hiến thực chất, thực sự cho Ðảng, cho Nhân dân.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc”

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, trọng yếu, thường xuyên, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Ðảng; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Trong đó, xây dựng Ðảng về tổ chức, đặc biệt là công tác cán bộ, được Ðảng ta xác định là vấn đề “then chốt của then chốt”.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.