ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 5-2-25 10:51:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Triển vọng từ dự án nuôi tôm càng xanh

Báo Cà Mau Dự án nuôi tôm càng xanh toàn đực do Phòng NN&PTNT huyện Trần Văn Thời triển khai thực hiện năm 2015 ở bốn xã: Trần Hợi, Khánh Hải (nuôi trong ao) và Khánh Bình, Khánh Bình Đông (dưới chân ruộng lúa trên đất nuôi tôm), với 12,6 ha, có 16 hộ tham gia, từ nguồn vốn khoa học và công nghệ, với tổng số vốn đầu tư trên 513 triệu đồng. Người dân được hỗ trợ trực tiếp 50% con giống, 30% thuốc và thức ăn.

Dự án nuôi tôm càng xanh toàn đực do Phòng NN&PTNT huyện Trần Văn Thời triển khai thực hiện năm 2015 ở bốn xã: Trần Hợi, Khánh Hải (nuôi trong ao) và Khánh Bình, Khánh Bình Đông (dưới chân ruộng lúa trên đất nuôi tôm), với 12,6 ha, có 16 hộ tham gia, từ nguồn vốn khoa học và công nghệ, với tổng số vốn đầu tư trên 513 triệu đồng. Người dân được hỗ trợ trực tiếp 50% con giống, 30% thuốc và thức ăn.

Theo chân Kỹ sư Nguyễn Chí Tình, chủ nhiệm dự án, chúng tôi đến tham quan diện tích trồng lúa trên đất nuôi tôm đang gần chín kết hợp với nuôi tôm càng xanh của ông Hai Lắm (Nguyễn Văn Lắm, ấp Kinh Hội, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời). Cầm trong tay con tôm càng xanh cỡ 20 con/kg, ông Hai Lắm không giấu được niềm vui, hồ hởi khoe: “Tính ra đến nay đã thả nuôi được 4,5 tháng. Hiện tôm đang phát triển rất tốt. Ước chừng cỡ lớn nhất từ 20-23 con/kg, loại nhỏ nhất 40 con/kg”.

Ông Nguyễn Văn Lắm cùng cán bộ khuyến nông - khuyến ngư xã kiểm tra tôm nuôi.

Luôn tiên phong trong việc tham gia thực hiện các mô hình, khi nghe chính quyền địa phương vận động tham gia dự án nuôi tôm càng xanh toàn đực, ông Hai Lắm “xung phong hai tay”. Không phải ông làm liều mà ông Hai Lắm thường xem các mô hình phát triển kinh tế trên báo, đài, thấy con tôm càng xanh toàn đực giúp không ít người dân Thới Bình vươn lên làm giàu. Đồng thời, ông cũng “phỏng vấn” kỹ các kỹ sư, cán bộ khuyến nông - khuyến ngư xã, ông biết nuôi tôm càng xanh toàn đực sẽ đem lại nhiều lợi ích, chẳng hạn như giúp cải tạo môi trường sống cho tôm sú sau này, diệt trừ các mầm gây bệnh, qua đó giúp nâng cao năng suất tôm nuôi, tăng thu nhập. Thế là, ngoài diện tích 1 ha đăng ký thực hiện theo dự án, ông Hai Lắm mạnh dạn áp dụng thả nuôi thêm 1 ha, với số lượng 40.000 con tôm giống.

Để tiết kiệm chi phí, ngoài thức ăn được dự án cung cấp, ông Hai Lắm cho tôm ăn thêm khoai lang, khoai mì. Củ khoai phải chặt ra thành từng khúc. Cách 2-3 ngày, ông Hai Lắm cho tôm ăn khoảng 10 kg khoai các loại. Ông dự định, sau khi thu hoạch lúa xong sẽ tiến hành thu hoạch tôm đồng loạt. Tuy chưa biết chính xác năng suất, sản lượng tôm nhưng theo tính toán của ông, với giá cả như hiện nay, loại nhất (8-10 con/kg) giá 240.000 đồng, loại nhỏ (25 con/kg) giá 130.000 đồng, ông chắc chắn sẽ thu được lợi nhuận. Do trong quá trình nuôi ông dèo tôm trước khi tiến hành sạ lúa, nên khi lúa bắt đầu sinh trưởng thì trong vuông đã có tôm sinh sống, kết hợp với việc cho tôm ăn các loại thức ăn sẵn có quanh nhà nên tôm vừa lớn nhanh, vừa giảm bớt chi phí đáng kể.

Ông Hai Lắm nhận định: “Theo tôi thấy, con tôm càng xanh toàn đực nuôi trong ruộng lúa - tôm mùa nước ngọt tốc độ sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, không thấy dấu hiệu bệnh, phù hợp với vùng đất này”.

Cùng cư ngụ ấp Kinh Hội, ông Nguyễn Chí Dũng cũng là một trong số hộ dân tham gia thực hiện dự án. Với diện tích 1 ha, ông thả 20.000 con tôm giống. Kinh nghiệm nhiều năm trồng một vụ lúa trên đất vuông tôm, ông Dũng không sử dụng phương pháp sạ mà cấy lúa. Bởi, theo ông con tôm càng xanh toàn đực cũng giống như tôm sú, khi cấy cây lúa sẽ có khoảng cách, tôm dễ lên ăn thức ăn, vì vậy tôm phát triển nhanh, đồng đều hơn.

Nhằm giảm bớt tối đa chi phí thức ăn, hằng ngày, ông Dũng tận dụng các loại thức ăn sẵn có xung quanh nhà như khoai lang, khoai mì trồng trên bờ vuông, cá phi chặt thành từng khúc cho tôm ăn. Trung bình một ngày ông cho tôm ăn 5 kg khoai, 3 kg cá phi. Sau bốn tháng thả nuôi, hiện nay bình quân tôm đạt kích cỡ 30 con/kg. Ông Dũng cho biết: “Lúc đầu nuôi thấy hồi hộp, nhưng qua mấy tháng, thấy tỷ lệ tôm đạt cao, phát triển nhanh, tôi cũng an tâm. Nếu vụ nuôi này thành công, năm sau tôi và bà con ấp Kinh Hội sẽ nhân rộng mô hình này”.

Hiệu quả bước đầu là vậy, tuy nhiên, ông Hai Lắm, ông Dũng và bà con tham gia thực hiện dự án đều có chung mối lo ngại. Đó chính là đầu ra và giá cả của con tôm càng xanh toàn đực. Theo lời của ông Hai Lắm, hiện nay một số hộ dân bắt đầu thu hoạch tỉa, chủ yếu bán cho thương lái ở địa phương. Giá vừa thấp, vừa không ổn định. Thương lái chào giá bao nhiêu họ phải chịu vì chưa tìm được đầu ra.

Cũng như bao dự án sản xuất khác, dự án này không nằm ngoài mục đích đem đến những mô hình sản xuất mới, hiệu quả. Từ đó, để người dân có sự lựa chọn phù hợp với điều kiện canh tác của bản thân, đa dạng đối tượng cây trồng, vật nuôi, vừa phát triển kinh tế bền vững, vừa bảo vệ môi trường sản xuất. Đạt được mục tiêu đó, thiết nghĩ, tạo điều kiện để người dân tiếp cận với các mô hình sản xuất không chưa đủ, mà các cấp, các ngành chuyên môn cần trở thành “cầu nối” giữa người dân và các nhà tiêu thụ sản phẩm. Có như vậy điệp khúc “bị các thương lái ép giá” mới không còn tiếp diễn./.

Bài và ảnh: Ngọc Minh

Liên kết hữu ích

Kết nối đô thị biển

Vừa là trung tâm kinh tế biển của huyện Trần Văn Thời, vừa là đô thị công nghiệp vùng bán đảo Cà Mau - thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) đang chuyển mình mạnh mẽ, xứng tầm vóc của đô thị biển cuối trời Nam. Với quy mô phát triển lớn thứ 2 trong tỉnh và là 1 trong 3 cụm phát triển kinh tế đô thị động lực của tỉnh, nằm trên trục hành lang ven biển Tây, đô thị Sông Ðốc nổi bật bởi những công trình được đầu tư quy mô, hoàn chỉnh.

Thành tựu xứ Ðầm

Trong không khí xuân của đất trời và xuân của lòng người hội tụ, giao hoà, Ðảng bộ và Nhân dân huyện Ðầm Dơi nhìn lại năm qua với niềm vui mừng khi đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Ðó là nền tảng vững chắc, tiếp thêm sức mạnh để quê hương xứ Ðầm vững bước tương lai.

Bắt nhịp nông nghiệp xanh

Trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xu hướng sản xuất nông nghiệp xanh, nông sản sạch đã trở thành mục tiêu chính trong phát triển nông nghiệp của tỉnh Cà Mau, nhằm tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng, đảm bảo sản xuất bền vững.

Giữ thương hiệu “Cua ngon nhất Việt Nam”

Cua Cà Mau được mệnh danh là “Cua ngon nhất Việt Nam”, bởi được sinh trưởng ở nơi có điều kiện thiên nhiên tuyệt vời, khó nơi nào có được.

Khẳng định giá trị hạt gạo

Với mục tiêu không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo mà còn tiến đến bán tín chỉ carbon, tăng thêm thu nhập cho người trồng lúa, Ðề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (gọi tắt là Ðề án) là bước khởi đầu cho nâng tầm giá trị hạt gạo.

Vững vị thế con tôm Cà Mau

Cà Mau có diện tích nuôi tôm gần 280.000 ha, chiểm 45% diện tích nuôi tôm của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và chiếm 40% diện tích nuôi tôm cả nước, trong đó diện tích nuôi tôm siêu thâm canh hiện nay khoảng 6.800 ha. Những năm qua, người nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh ở Cà Mau đã chủ động ứng dụng khoa học – kỹ thuật, các phương pháp tiên tiến, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế.

Năng động kinh tế biển

Ba mặt giáp biển, có chiều dài bờ biển lên đến 254 km, ngư trường rộng khoảng 80.000 km2 và tiếp giáp với vùng biển các nước Ðông Nam Á... là những điểm nhấn đặc biệt mỗi khi nhắc đến Cà Mau. Những điều kiện này đã tạo ra hàng loạt lợi thế như nguồn lợi thuỷ sản lớn, thuận tiện cho khai thác và nuôi trồng; phát triển kinh tế hàng hải, năng lượng tái tạo và cả du lịch biển, đảo.

Nhộn nhịp làng nghề

Tết Nguyên đán không chỉ là cơ hội để các cơ sở kinh doanh tăng doanh thu do nhu cầu tiêu dùng sản phẩm hàng hoá của người dân tăng cao, mà còn là cơ hội để các nghề truyền thống đẩy mạnh sản xuất, đưa ra thị trường những sản phẩm độc đáo, góp phần phát triển kinh tế ở nông thôn.

“Chợ” trên biển

Ðánh bắt xa bờ trên những chiếc tàu công suất lớn được xem là giải pháp quan trọng nằm trong chiến lược phát triển kinh tế biển của quốc gia nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng. Cùng với đó, những dịch vụ hậu cần, trong đó có dịch vụ thu mua hải sản trên biển có những bước tiến tích cực. Sự hình thành và phát triển dịch vụ thu mua đem lại nhiều tiện ích đối với nghề biển tại địa phương.

Mở hướng liên kết, nâng cao thu nhập

Thời điểm này, các chủ vườn, thành viên Hợp tác xã (HTX) Trái cây sạch Khánh Hưng, ấp Kinh Ðứng, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, chuẩn bị thu hoạch vụ bưởi Tết, hứa hẹn mang đến niềm vui cho xã viên.