ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-9-24 02:12:59
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Triển vọng từ mô hình mới

Báo Cà Mau Từ bước đầu thử nghiệm trồng dược liệu để sử dụng trong nhà nhằm nâng cao sức khoẻ, giờ đây, tuy chỉ với ít diện tích đất nhưng bà Phạm Phương Lan (sinh năm 1962, ngụ Khóm 3, phường Tân Thành) đã nhân giống thành công atiso đông trùng thảo để làm kinh tế. Không chỉ có thêm nguồn thu nhập, bà còn tích cực chia sẻ giống cho các hội viên phụ nữ trong vùng.

Năm 2021, bà Lan lần đầu biết đến dược liệu atiso đông trùng thảo. Từ ít củ ban đầu được tặng, bà trồng gây giống, chỉ sau thời gian ngắn, cây bén rễ và phát triển mạnh. Qua tìm hiểu, bà biết được đây là dược liệu có thể giúp tăng cường sức đề kháng, khi củ thu hoạch có thể ăn liền hoặc chế biến để sử dụng lâu dài; hiệu quả được chứng thực khi sức khoẻ các thành viên trong nhà cải thiện dần.

Sau 4 tháng trồng atiso có thể thu hoạch nhiều thành phẩm như củ, thân, lá rễ tất cả đều mang vị thuốc.

Ông Lương Quốc Dũng (chồng bà Lan) chia sẻ: “Cây này rất dễ trồng, ưa nước nên mùa mưa là mùa sinh sôi mạnh. Trồng khoảng 4 tháng thì cho thu hoạch. Tất cả các bộ phận từ rễ, thân, lá đều có thể đun làm trà uống hằng ngày, riêng củ có thể ăn liền. Củ có vị ngọt thanh, vị thuốc thoang thoảng, đặc biệt khi phơi khô, vị thuốc đậm mùi đặc trưng, có thể bảo quản sử dụng lâu dài”.

Mô hình mới dược liệu atiso đông trùng thảo được các hội viên phụ nữ đến tham quan và học tập kinh nghiệm.

Mô hình mới của gia đình cũng được Hội LHPN phường nhiều lần tham quan, chia sẻ kinh nghiệm trồng trọt, nhân rộng từng bước. Sau khi thành phẩm ổn định, hội tiến hành giới thiệu rộng rãi đến các trang thông tin của hội, vừa để gia đình có thêm nguồn thu, cũng như để mọi người tiếp cận thêm vị thuốc mới.

Với các thành phẩm thu được từ atiso đông trùng thảo, bà Lan bán củ tươi với giá 1 triệu đồng/kg; riêng củ được phơi khô, cứ 4 kg tươi sẽ ra 1 kg atiso khô. Bên cạnh đó, bà còn bán cây giống cho những ai có ý định trồng thử nghiệm. Về hình dáng, cây có bề ngoài tương tự cây bạc hà, trên phần lá có đường gân. Kích thước nhỏ như những loại rau ăn lá thông thường, riêng phần củ cũng là phần có giá trị về mặt dược liệu có màu trắng đục, hình dáng như con sùng đất.

Ngoài ra, với niềm đam mê cây kiểng, bà Lan tận dụng khuôn viên đất trống cạnh nhà, trồng hơn 300 gốc kiểng bonsai các loại gồm: mai chiếu thuỷ, mai kim, mai nụ mặt khỉ, bông trang, sứ các loại. Ðây cũng là phần kinh tế phụ nhiều năm qua của bà.

Ngoài trồng trọt thì sở thích lớn của bà Lan là tạo hình cây kiểng bonsai, bà có thể nhẫn nại hàng giờ đồng hồ chỉ để uốn nắn, chỉnh sửa chi tiết trên cây theo ý muốn.

Chị Huỳnh Thị Vis Phương, Chủ tịch Hội LHPN phường Tân Thành, cho biết: “Ðối với những mô hình mới có tiềm năng phát triển kinh tế, hội hết sức ủng hộ chị em hội viên tích cực tham gia và phát triển. Riêng với mô hình trồng atiso đông trùng thảo là một trong những mô hình mới triển vọng tại địa phương”./.

 

Nhi Yến

 

Các cấp hội nông dân với kinh tế tập thể

“Nông dân là lực lượng đông đảo trong xã hội, chiếm gần 80% dân số và khoảng 48,85% lực lượng lao động xã hội; là chủ thể tích cực trong phát triển kinh tế tập thể nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, gắn với hỗ trợ nông dân khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển các mô hình liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị, các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) hoạt động hiệu quả trong nông nghiệp, nông thôn”, ông Ðỗ Hoàng Tuấn, Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, khẳng định vai trò quan trọng của lực lượng nông dân.

Nâng giá trị hạt muối và con tôm

Với mong muốn phát huy thế mạnh sản phẩm đặc trưng của địa phương là hạt muối và con tôm, thị trấn Ðầm Ðơi, huyện Ðầm Dơi thành lập Hợp tác xã (HTX) Muối Cà Mau, chuyên sản xuất những sản phẩm làm từ muối và tôm. Qua đó, phát triển kinh tế nông thôn, gia tăng giá trị các sản phẩm lợi thế của địa phương.

Hiệu quả kinh tế từ trồng bắp

Tận dụng diện tích đất trống quanh nhà, đất bờ bao vuông tôm, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển ra sức cải tạo để trồng bắp. Nhờ phù hợp với điều kiện tự nhiên, được chăm sóc đúng kỹ thuật, cây bắp phát triển tốt, cho trái to, giúp nông dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Hỗ trợ nông dân thực hiện dự án nuôi cá đồng trên đất rừng

Nhằm khôi phục và phát triển nguồn lợi cá đồng tự nhiên, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân, chiều 10/9, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với huyện U Minh tổ chức lễ bàn giao 150 ngàn con cá giống và vật tư thực hiện dự án nuôi cá đồng trên lâm phần rừng tràm.

Gương sáng cựu chiến binh học Bác

Thời gian qua, phong trào cựu chiến binh (CCB) gương mẫu học tập và làm theo lời Bác luôn được cán bộ, hội viên Hội CCB các cấp trong huyện U Minh quan tâm, hưởng ứng. Từ phong trào này đã xuất hiện ngày càng nhiều CCB gương mẫu, tích cực tham gia các phong trào ở địa phương bằng những việc làm thiết thực và ý nghĩa, là tấm gương sáng cho mọi người cùng noi theo. CCB Hoàng Mạnh Hoạch, Chi hội phó Chi hội CCB Ấp 9, xã Khánh An, là một điển hình.

Hoà Mỹ giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước thực hiện nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo; đồng thời, thường xuyên quan tâm, động viên, giúp đỡ họ phương thức làm ăn, phát triển kinh tế. Từ đó, cuộc sống hộ nghèo, cận nghèo ngày càng được nâng lên, từng bước thoát nghèo bền vững.

Giữ thương hiệu khô cá bổi U Minh

Theo báo cáo nhanh từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, toàn tỉnh có gần 300 ha nuôi cá bổi thâm canh. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các xã: Trần Hợi, Khánh Hưng, Khánh Bình, Khánh Bình Ðông của huyện Trần Văn Thời, với diện tích 143,3 ha, 495 hộ nuôi; diện tích còn lại thuộc huyện U Minh. Ngoài trồng lúa và hoa màu, nghề nuôi cá bổi mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân ở hai huyện này.

Trầm lắng sức mua thị trường Trung thu

Chưa đầy 10 ngày nữa là đến Tết Trung thu, nhiều cơ sở kinh doanh đã bày bán các loại bánh phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên, theo ghi nhận, hiện tại không khí mua sắm vẫn còn khá trầm lắng khiến nhiều tiểu thương cũng khá lo lắng về tình hình kinh doanh mùa Trung thu năm nay.

Mô hình hay, giảm nghèo hiệu quả

Với việc triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, xã Tân Lộc Ðông, huyện Thới Bình, đạt được kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo.

Vì tương lai nghề cá

Trong chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh, khai thác thuỷ sản (KTTS) và dịch vụ hậu cần nghề cá được xác định là một trong những thế mạnh. Theo đó, để có sự phát triển toàn diện, đồng bộ, tương xứng với tiềm năng, nhất thiết phải đi đôi với việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, làm nền tảng cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.